Những hình ảnh trong phóng sự "Những trường học sơ sài đến khó tin" của tác giả Lê Anh Dũng đã nhận được nhiều đồng cảm của bạn đọc.
XEM HÌNH ẢNH Ở ĐÂY
Họ tên: Lê Trung Kiên
Tiêu đề: Cảnh đẹp quá!
Cảnh đẹp quá, nhưng rừng không còn nữa, mà vẫn không đủ gõ để làm trường họ cho các cháu. Thật là lạ quá, nhà nước thì ở xa lắm! Vật liệu xây dựng cũng ở xa hơn nữa, ở khắp nơi trên đất nước mình còn nhiều trường hợp như thế này lắm, cũng vì ở xa Nhà nước quá thôi. Xin cảm ơn tác giả và toà soạn.
Họ tên: Nguyễn Cao Kha
Tiêu đề: Khó quá các vị ơi
Nhìn những hình ảnh trên, tôi không thể tin được! Người ta thường nói đến trường đạt chuẩn nọ, chuẩn kia! Vậy các bức ảnh trên thì đặt vào chuẩn nào? Phải chăng, chúng ta đang thi gan với "đối xử công bằng" giữa miền núi và miền xuôi? Chúng ta đã là nước có mức thu nhập trung bình rồi mà con em các dân tộc miền núi vẫn cực như vậy sao!?
Họ tên: Vương Kiệt
Tiêu đề: Qúa xót
Các bác chỉ cần bán 1/2 số xe ô tô của hệ thống các Bộ, ngành và các tỉnh, thành các bác sẽ xây đủ trường học cho trẻ em vùng cao thôi.
Họ tên: Anh Đức
Tiêu đề: Thương
Nhìn nụ cười hồn nhiên của các em mà thương quá! Tự nhiên, tôi lại nhớ về những năm tháng gian khó thời bao cấp mà mình còn đi học. Đất nươc đã đổi mới hơn 20 năm rồi mà sao vẫn cứ như mới bắt đầu thế này? Có vị quan chức trách nhiệm nào trả lời được câu hỏi này không? Chúng ta cố gắng phấn đấu để đưa đất nước thoát nghèo và tiến đến một xã hội phát triển thì vấn đề giáo dục là điều kiên tiên quyết cho tât cả những nỗ lực đó, vậy mà không giải quyết được chính những vấn đề nội tại của giáo dục thì đừng mong đến những việc lớn lao hơn.
Họ tên: Hoàng Đăng Định
Tiêu đề: Tiền để làm khẩu hiệu
Đừng hỏi tiền đầu tư cho giáo dục để làm gì. Tiền đó để in rất rất nhiều băng rôn khẩu hiệu "Hãy dành những gì tốt nhất cho trẻ em" và "Trẻ em, tương lai của đất nước" mà người ta treo đầy trên mọi nẻo đường. Tiền còn để gia công và in ấn rất rất nhiều bằng khen, giấy khen, giấy chứng nhận đạt chuẩn XYZ, kỷ niệm chương, cờ thi đua... Tiền còn để tổ chức rất rất nhiều hội nghị hội thảo tham quan ất ơ...đừng hỏi tiền xây trường cho mấy đứa con nít ở những nơi...khuất mắt.
Họ tên: Đức Hằng
Tiêu đề: Nên dành sự quan tâm cho các cấp học
Thật xót xa khi thấy cảnh các em đến những nơi gọi là trường như thế này. Thế mới biết sự cố gắng nỗ lực của các thầy trò ở những vùng miền núi, xa xôi. Nên chăng, Nhà nước dành sự quan tâm nhiều hơn cho các cấp học này thay vì các tỉnh đua nhau đầu tư, xây dựng các trường ĐH theo phong trào. Sự chuẩn hoá, tiến kịp với miền xuôi về giáo dục của miền núi phải bắt nguồn từ chính các cấp học mầm non, phổ thông.
Họ tên: Bùi Việt Dũng
Tiêu đề: Bất công
Vậy mà gần nhà tôi, vừa đập đi cái trường mới xây được 10 năm, đẹp hơn cả ĐH Thương mại mà tôi đang học.
Họ tên: Phương Anh
Tiêu đề: Tôi đã từng là giáo viên của một trong các trường học như thế này
Xem lại những hình ảnh này tôi thấy xót xa lắm. Tôi là đã từng được phân công công tác tại 1 ngôi trường vùng cao còn sơ sài hơn thế này nhiều. Do hoàn cảnh tôi phải chuyển công tác về Hà Nội và hiện nay những kí ức về lớp học trống hoác được ghép tạm bợ bằng những thanh nứa, học sinh ngồi học môn văn môn toán giảng lẫn với nhau. Tôi vẫn thường kể cho những người bạn của tôi dưới Hà Nội rằng, lớp học trên đó không bằng "chuồng nuôi lợn công nghiệp" dưới này. Nhiều người không tin nhưng đó là sự thật! Thương lắm vùng cao ơi.
Họ tên: Phạm Thanh Bình
Tiêu đề: Khoảng cách phát triển
Học sinh ở miền núi phải chịu nhiều sự khó khăn quá. Mình ở miền núi nên nhưng cảnh này mình biết. Còn ở Hà Nội thì sao, những trường tiểu học mà mình vẫn thấy còn dùng được lại đập đi xây mới. Những cái vỉa hè 1 năm sửa 3 lần, nhưng con đường quanh năm đào sửa..... Những tiền đó làm gì? phải chăng nó quá lãng phí.Mà toàn những tiền tỉ. Mà chúng ta quên mất rằng nhưng nơi miền núi. Chỉ cần 1 ít đó là có 1 căn phòng học cho học sinh. Những học sinh miền núi làm gì có khái niệm ăn sáng, bố mẹ đưa đi học đâu. Các em vẫn phải lao động giúp gia đình mà. Khoảng cách giàu và nghèo ở Việt Nam vẫn còn quá xa.
Họ tên: Nguyễn Thị Phương Thảo
Tiêu đề: Vậy mà năm nào chúng tôi cũng phải nộp tiền xây nhà công vụ và tiền ủng hộ giáo dục vùng khó khăn!
Liệu số tiền ấy có đến được những nơi như thế này? Giáo viên chúng tôi cũng nghèo, nhưng tháng nào cũng nhận không đủ lương vì còn phải ủng hộ, rất nhiều loại, vậy tiền ấy đi đâu? Ngân sách dành cho giáo dục đâu? Sao lại để cô trò vùng cao ấy chịu cảnh như thế?
Họ tên: Bình
Tiêu đề: Thật buồn khi nhìn những ngôi trường như thế này
Chúng ta đang tìm và lập những kế hoạch, dự án lớn lao cho sự phát triển của xã hội và tôi nhìn vào những ngôi trường lợp mái tranh vách đất này thì không khỏi suy nghĩ! Những điều to tát và giả tưởng mà chúng ta không nhìn thấy thì chúng ta vẽ ra bao kì vọng tươi mới, còn những thứ có thật hiện hữu sao chúng ta không có được câu trả lời thích đáng cho nó như những mái nhà tranh này nhỉ?
Họ tên: Thấp bé nặng cân
Tiêu đề: Đồng cảm
Nhìn những bức ảnh này mà thấy thương thầy trò miền cao quá! Nhưng tớ cũng thật khâm phục các em, khó khăn khổ cực như thế mà trên môi các em vẫn nở những nụ cười tươi rói, hồn nhiên.
Họ tên: Hồng Chương
Tiêu đề: Tình thôi xót xa
Nhìn cơ sở học tập của các cháu quả thật xót xa! Các cháu có biết phòng làm việc của các bác như thế nào không? Gạch cao cấp ốp, lát bóng lộn. Tường xây dày 200 chống nóng, chống lạnh chưa đủ "ép phê" các bác còn sơn trát cho láng lãy... dể coi. Máy điều hòa thì vô tư chạy 24/24 (tiền chùa mà các cháu). Thấy các cháu các bác rất thương hại nhưng để lúc khác các bác sẽ chia sè cho còn bây giờ các bác lo cho các bác trước đã.
Họ tên: Lê Chung
Tiêu đề: Thực tế còn nhiều hơn
Cảm ơn phóng viên đã nêu nên thực trạng trường, lớp ở vùng cao, nhưng đây cũng chỉ là một phần nhỏ. Hầu hết, các phân hiệu của các trường vùng cao đều là tranh tre nứa lá, tính mạng của các em học trong những phòng học đó như ngàn cân treo sợi tóc, không biết lớp học đổ lúc nào. Chương trình kiên cố hóa trường lớp chỉ đến được trường chính là cùng. Thật là không công bằng, HS ở phân hiệu chịu thiệt thòi đủ điều, thật là thương các em quá.
Họ tên: Vàng A Lình
Tiêu đề: Hoan hô phóng viên Vietnamnet
Còn rất và rất nhiều trường như thế này nữa. Giáo dục của chúng ta đấy! Hãy nhìn vào 86 triệu con người, hơn 330 ngàn km vuông, đừng nhìn vào Hà Nội, TP.HCM và khoảng 1 triệu dân cư. Như thế này mà dự định 2020 hoàn thành công nghiệp hóa - hiện đại hóa? Dự kiến tăng giá xăng dầu điện nước và lạm phát 20%? Đã gọi là đất nước văn minh thì mức độ chênh lệch giữa các vùng miền chỉ vài chục phần trăm thôi. Nhưng chỉ ra khỏi Hà Nội vài ba chục cây số là biết nhau ngay thôi mà.
XEM HÌNH ẢNH Ở ĐÂY
Họ tên: Lê Trung Kiên
Tiêu đề: Cảnh đẹp quá!
Cảnh đẹp quá, nhưng rừng không còn nữa, mà vẫn không đủ gõ để làm trường họ cho các cháu. Thật là lạ quá, nhà nước thì ở xa lắm! Vật liệu xây dựng cũng ở xa hơn nữa, ở khắp nơi trên đất nước mình còn nhiều trường hợp như thế này lắm, cũng vì ở xa Nhà nước quá thôi. Xin cảm ơn tác giả và toà soạn.
Họ tên: Nguyễn Cao Kha
Tiêu đề: Khó quá các vị ơi
Nhìn những hình ảnh trên, tôi không thể tin được! Người ta thường nói đến trường đạt chuẩn nọ, chuẩn kia! Vậy các bức ảnh trên thì đặt vào chuẩn nào? Phải chăng, chúng ta đang thi gan với "đối xử công bằng" giữa miền núi và miền xuôi? Chúng ta đã là nước có mức thu nhập trung bình rồi mà con em các dân tộc miền núi vẫn cực như vậy sao!?
Họ tên: Vương Kiệt
Tiêu đề: Qúa xót
Các bác chỉ cần bán 1/2 số xe ô tô của hệ thống các Bộ, ngành và các tỉnh, thành các bác sẽ xây đủ trường học cho trẻ em vùng cao thôi.
Họ tên: Anh Đức
Tiêu đề: Thương
Nhìn nụ cười hồn nhiên của các em mà thương quá! Tự nhiên, tôi lại nhớ về những năm tháng gian khó thời bao cấp mà mình còn đi học. Đất nươc đã đổi mới hơn 20 năm rồi mà sao vẫn cứ như mới bắt đầu thế này? Có vị quan chức trách nhiệm nào trả lời được câu hỏi này không? Chúng ta cố gắng phấn đấu để đưa đất nước thoát nghèo và tiến đến một xã hội phát triển thì vấn đề giáo dục là điều kiên tiên quyết cho tât cả những nỗ lực đó, vậy mà không giải quyết được chính những vấn đề nội tại của giáo dục thì đừng mong đến những việc lớn lao hơn.
Phòng học của học sinh lớp Mầm non của điểm trường Trống Chùa (Tà Xì Láng, Yên Bái). Ảnh: Lê Anh Dũng |
Họ tên: Hoàng Đăng Định
Tiêu đề: Tiền để làm khẩu hiệu
Đừng hỏi tiền đầu tư cho giáo dục để làm gì. Tiền đó để in rất rất nhiều băng rôn khẩu hiệu "Hãy dành những gì tốt nhất cho trẻ em" và "Trẻ em, tương lai của đất nước" mà người ta treo đầy trên mọi nẻo đường. Tiền còn để gia công và in ấn rất rất nhiều bằng khen, giấy khen, giấy chứng nhận đạt chuẩn XYZ, kỷ niệm chương, cờ thi đua... Tiền còn để tổ chức rất rất nhiều hội nghị hội thảo tham quan ất ơ...đừng hỏi tiền xây trường cho mấy đứa con nít ở những nơi...khuất mắt.
Họ tên: Đức Hằng
Tiêu đề: Nên dành sự quan tâm cho các cấp học
Thật xót xa khi thấy cảnh các em đến những nơi gọi là trường như thế này. Thế mới biết sự cố gắng nỗ lực của các thầy trò ở những vùng miền núi, xa xôi. Nên chăng, Nhà nước dành sự quan tâm nhiều hơn cho các cấp học này thay vì các tỉnh đua nhau đầu tư, xây dựng các trường ĐH theo phong trào. Sự chuẩn hoá, tiến kịp với miền xuôi về giáo dục của miền núi phải bắt nguồn từ chính các cấp học mầm non, phổ thông.
Họ tên: Bùi Việt Dũng
Tiêu đề: Bất công
Vậy mà gần nhà tôi, vừa đập đi cái trường mới xây được 10 năm, đẹp hơn cả ĐH Thương mại mà tôi đang học.
Họ tên: Phương Anh
Tiêu đề: Tôi đã từng là giáo viên của một trong các trường học như thế này
Xem lại những hình ảnh này tôi thấy xót xa lắm. Tôi là đã từng được phân công công tác tại 1 ngôi trường vùng cao còn sơ sài hơn thế này nhiều. Do hoàn cảnh tôi phải chuyển công tác về Hà Nội và hiện nay những kí ức về lớp học trống hoác được ghép tạm bợ bằng những thanh nứa, học sinh ngồi học môn văn môn toán giảng lẫn với nhau. Tôi vẫn thường kể cho những người bạn của tôi dưới Hà Nội rằng, lớp học trên đó không bằng "chuồng nuôi lợn công nghiệp" dưới này. Nhiều người không tin nhưng đó là sự thật! Thương lắm vùng cao ơi.
Họ tên: Phạm Thanh Bình
Tiêu đề: Khoảng cách phát triển
Học sinh ở miền núi phải chịu nhiều sự khó khăn quá. Mình ở miền núi nên nhưng cảnh này mình biết. Còn ở Hà Nội thì sao, những trường tiểu học mà mình vẫn thấy còn dùng được lại đập đi xây mới. Những cái vỉa hè 1 năm sửa 3 lần, nhưng con đường quanh năm đào sửa..... Những tiền đó làm gì? phải chăng nó quá lãng phí.Mà toàn những tiền tỉ. Mà chúng ta quên mất rằng nhưng nơi miền núi. Chỉ cần 1 ít đó là có 1 căn phòng học cho học sinh. Những học sinh miền núi làm gì có khái niệm ăn sáng, bố mẹ đưa đi học đâu. Các em vẫn phải lao động giúp gia đình mà. Khoảng cách giàu và nghèo ở Việt Nam vẫn còn quá xa.
Họ tên: Nguyễn Thị Phương Thảo
Tiêu đề: Vậy mà năm nào chúng tôi cũng phải nộp tiền xây nhà công vụ và tiền ủng hộ giáo dục vùng khó khăn!
Liệu số tiền ấy có đến được những nơi như thế này? Giáo viên chúng tôi cũng nghèo, nhưng tháng nào cũng nhận không đủ lương vì còn phải ủng hộ, rất nhiều loại, vậy tiền ấy đi đâu? Ngân sách dành cho giáo dục đâu? Sao lại để cô trò vùng cao ấy chịu cảnh như thế?
Họ tên: Bình
Tiêu đề: Thật buồn khi nhìn những ngôi trường như thế này
Chúng ta đang tìm và lập những kế hoạch, dự án lớn lao cho sự phát triển của xã hội và tôi nhìn vào những ngôi trường lợp mái tranh vách đất này thì không khỏi suy nghĩ! Những điều to tát và giả tưởng mà chúng ta không nhìn thấy thì chúng ta vẽ ra bao kì vọng tươi mới, còn những thứ có thật hiện hữu sao chúng ta không có được câu trả lời thích đáng cho nó như những mái nhà tranh này nhỉ?
Họ tên: Thấp bé nặng cân
Tiêu đề: Đồng cảm
Nhìn những bức ảnh này mà thấy thương thầy trò miền cao quá! Nhưng tớ cũng thật khâm phục các em, khó khăn khổ cực như thế mà trên môi các em vẫn nở những nụ cười tươi rói, hồn nhiên.
Họ tên: Hồng Chương
Tiêu đề: Tình thôi xót xa
Nhìn cơ sở học tập của các cháu quả thật xót xa! Các cháu có biết phòng làm việc của các bác như thế nào không? Gạch cao cấp ốp, lát bóng lộn. Tường xây dày 200 chống nóng, chống lạnh chưa đủ "ép phê" các bác còn sơn trát cho láng lãy... dể coi. Máy điều hòa thì vô tư chạy 24/24 (tiền chùa mà các cháu). Thấy các cháu các bác rất thương hại nhưng để lúc khác các bác sẽ chia sè cho còn bây giờ các bác lo cho các bác trước đã.
Họ tên: Lê Chung
Tiêu đề: Thực tế còn nhiều hơn
Cảm ơn phóng viên đã nêu nên thực trạng trường, lớp ở vùng cao, nhưng đây cũng chỉ là một phần nhỏ. Hầu hết, các phân hiệu của các trường vùng cao đều là tranh tre nứa lá, tính mạng của các em học trong những phòng học đó như ngàn cân treo sợi tóc, không biết lớp học đổ lúc nào. Chương trình kiên cố hóa trường lớp chỉ đến được trường chính là cùng. Thật là không công bằng, HS ở phân hiệu chịu thiệt thòi đủ điều, thật là thương các em quá.
Họ tên: Vàng A Lình
Tiêu đề: Hoan hô phóng viên Vietnamnet
Còn rất và rất nhiều trường như thế này nữa. Giáo dục của chúng ta đấy! Hãy nhìn vào 86 triệu con người, hơn 330 ngàn km vuông, đừng nhìn vào Hà Nội, TP.HCM và khoảng 1 triệu dân cư. Như thế này mà dự định 2020 hoàn thành công nghiệp hóa - hiện đại hóa? Dự kiến tăng giá xăng dầu điện nước và lạm phát 20%? Đã gọi là đất nước văn minh thì mức độ chênh lệch giữa các vùng miền chỉ vài chục phần trăm thôi. Nhưng chỉ ra khỏi Hà Nội vài ba chục cây số là biết nhau ngay thôi mà.