- Xung quanh câu chuyện Hà Nội chữa nói ngọng, các GS, PGS chuyên ngành ngôn ngữ trao đổi liệu việc làm này có cần thiết và có làm được hay không.
Không thể và không cần sửa
GS.TS Trần Trí Dõi, hiện là Chủ nhiệm Bộ môn "Ngôn ngữ và Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam" khoa Ngôn ngữ học, Giám đốc Trung tâm “Nghiên cứu Phát triển các dân tộc thiểu số và miền núi” Trường ĐH Khoa học& Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ ý kiến:
“Chuyện phát âm lẫn lộn một hiện tượng nào đó của tiếng Việt ở một vài địa phương được chấp nhận, trở thành “giọng truyền thống” thì không thể sửa được và cũng không cần phải sửa”.
Còn GS Nguyễn Văn Hiệp, Phó khoa Ngôn ngữ, ĐH Khoa học xã hội&Nhân văn thì nhấn mạnh: “Một việc làm biết không có kết quả mà vẫn làm. Tiếng Việt có nhiều phương ngữ, chỉ cần thống nhất về chữ viết cho đúng thôi. Không cần thiết chuyện tốn tiền để sửa phát âm “l,n” làm gì. Nếu ai đó ở vùng nói ngọng khi ra Hà Nội cần phải phát âm đúng l,n để thuận lợi cho công việc thì tự họ sẽ có ý thức sửa được.
Bắt mấy địa phương ở Hà Nội sửa phát âm tôi thấy còn có ý coi thường, hạ thấp người ta. Như nước ngoài ở London (Anh), Trung Quốc,…nhiều nơi họ vẫn có tiếng địa phương của mình. Mà mỗi người muốn hòa đồng nhanh với một cộng đồng thì phải cố gắng nói giống nhau, nói đúng có khi không ai chơi nên phải nói “ngọng” lại.
“Hoàn toàn sửa được”
PGS.TS Vũ Kim Bảng, Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học nhắc lại rằng: “Cách phát âm như vậy chỉ là hiện tượng xã hội, không phải là một bệnh lí. Và chúng ta hoàn toàn có thể sửa được
Không phản đối chuyện mỗi địa phương có cách phát âm khác nhau nhưng chia sẻ của vị PGS.TS cho rằng: “Chúng ta tôn trọng cá nhân, việc người Huế hay nơi nào có cách phát âm của họ mình không cấm được. Song cần phải hướng tới một chuẩn mực giao tiếp và có văn hóa. Ngắn gọn hơn là đi tới cái đẹp hơn, hay hơn.
Không thể nói chỉ cần viết đúng là được, còn phát âm như thế nào là tùy ý. Tôi chưa biết khi nào và có không chuyện toàn xã hội không quan trọng chuyện phát âm l/n? Còn hiện nay, việc lẫn lộn này chỉ xảy ra ở địa phương, còn cộng đồng lớn hơn không như vậy. Không thể đánh đồng với nhau như vậy. Và khi những Hà Nội hay Hải Phòng đã đặt vấn đề tức là xã hội đang có cái nhìn, mong muốn giải quyết.
Tốn thời gian và phải thật sự kiên trì
GS.TS Trần Trí Dõi, PGS.TS Vũ Kim Bảng đều đồng ý rằng việc sửa này rất khó, mất nhiều thời gian, cần thật kiên trì. “Đặc biệt trong những vùng trên khi học sinh chỉ có môi trường hẹp là giáo viên và nhà trường để hướng dẫn, còn môi trường rộng hơn là gia đình, xã hội còn phát âm, nói sai” – ông Bảng chia sẻ.
Theo GS.TS Trần Trí Dõi: “Việc sửa cách phát âm và viết đúng hai phụ âm đầu “l/n” trong trường học ở Hà Nội và một số địa phương là một việc làm thiết thực”.
Nêu ý kiến về chuyện sửa và không cần sửa, GS Dõi bổ sung: “Nhưng khi cả cộng đồng nói tiếng Việt đều cho rằng cách phát âm và viết lẫn lộn hai phụ âm đầu “l/n” là “nói ngọng” thì phải nên sửa và, theo tôi, có thể sửa được.
(…) Nhưng muốn thành công thì phải “thật sự kiên trì”, vì đây là một hiện tượng có tính cộng đồng ở một số địa phương. Tôi nói phải “thật sự kiên trì” vói nghĩa là cả cộng đồng “nói ngọng l/n” phải có ý thức cùng chữa và phải kiên trì chữa trong một khoảng thời gian dài, rất dài”.
Ông cũng bày tỏ nỗi niềm: “Ngôn ngữ là sản phẩm của một cộng đồng. Muốn chữa “nói ngọng l/n” thì chỉ chính bản thân cộng đồng phát âm lẫn lộn ở từng địa phương ấy sửa chữa mới được. Nhưng cộng đồng cũng chính là những cá nhân được tập hợp lại.
Vậy thì trước hết là “những cá nhân” như giáo viên “, học sinh ở bậc “mẫu giáo” và “tiểu học” ở địa phương ấy rèn luyện đi. Khi những đối tượng này không “lẫn lộn” nữa, thế hệ này tiếp thế hệ khác thì địa phương ấy sẽ hết nói ngọng thôi. Cho nên không thể coi chuyện này thành công chỉ trong ngày một ngày hai được đâu”.
Không thể và không cần sửa
GS Trần Trí Dõi: “Chuyện phát âm lẫn lộn một hiện tượng nào đó của tiếng Việt ở một vài địa phương được chấp nhận, trở thành “giọng truyền thống” thì không thể sửa được và cũng không cần phải sửa” (Ảnh: Thành Long/USSH) |
“Chuyện phát âm lẫn lộn một hiện tượng nào đó của tiếng Việt ở một vài địa phương được chấp nhận, trở thành “giọng truyền thống” thì không thể sửa được và cũng không cần phải sửa”.
Còn GS Nguyễn Văn Hiệp, Phó khoa Ngôn ngữ, ĐH Khoa học xã hội&Nhân văn thì nhấn mạnh: “Một việc làm biết không có kết quả mà vẫn làm. Tiếng Việt có nhiều phương ngữ, chỉ cần thống nhất về chữ viết cho đúng thôi. Không cần thiết chuyện tốn tiền để sửa phát âm “l,n” làm gì. Nếu ai đó ở vùng nói ngọng khi ra Hà Nội cần phải phát âm đúng l,n để thuận lợi cho công việc thì tự họ sẽ có ý thức sửa được.
Bắt mấy địa phương ở Hà Nội sửa phát âm tôi thấy còn có ý coi thường, hạ thấp người ta. Như nước ngoài ở London (Anh), Trung Quốc,…nhiều nơi họ vẫn có tiếng địa phương của mình. Mà mỗi người muốn hòa đồng nhanh với một cộng đồng thì phải cố gắng nói giống nhau, nói đúng có khi không ai chơi nên phải nói “ngọng” lại.
“Hoàn toàn sửa được”
PGS.TS Vũ Kim Bảng: “Nói không sửa được l/n là thiếu trách nhiệm!” |
Không phản đối chuyện mỗi địa phương có cách phát âm khác nhau nhưng chia sẻ của vị PGS.TS cho rằng: “Chúng ta tôn trọng cá nhân, việc người Huế hay nơi nào có cách phát âm của họ mình không cấm được. Song cần phải hướng tới một chuẩn mực giao tiếp và có văn hóa. Ngắn gọn hơn là đi tới cái đẹp hơn, hay hơn.
Không thể nói chỉ cần viết đúng là được, còn phát âm như thế nào là tùy ý. Tôi chưa biết khi nào và có không chuyện toàn xã hội không quan trọng chuyện phát âm l/n? Còn hiện nay, việc lẫn lộn này chỉ xảy ra ở địa phương, còn cộng đồng lớn hơn không như vậy. Không thể đánh đồng với nhau như vậy. Và khi những Hà Nội hay Hải Phòng đã đặt vấn đề tức là xã hội đang có cái nhìn, mong muốn giải quyết.
Tốn thời gian và phải thật sự kiên trì
GS Nguyễn Văn Hiệp: “Một việc làm biết không có kết quả mà vẫn làm” |
Theo GS.TS Trần Trí Dõi: “Việc sửa cách phát âm và viết đúng hai phụ âm đầu “l/n” trong trường học ở Hà Nội và một số địa phương là một việc làm thiết thực”.
Nêu ý kiến về chuyện sửa và không cần sửa, GS Dõi bổ sung: “Nhưng khi cả cộng đồng nói tiếng Việt đều cho rằng cách phát âm và viết lẫn lộn hai phụ âm đầu “l/n” là “nói ngọng” thì phải nên sửa và, theo tôi, có thể sửa được.
(…) Nhưng muốn thành công thì phải “thật sự kiên trì”, vì đây là một hiện tượng có tính cộng đồng ở một số địa phương. Tôi nói phải “thật sự kiên trì” vói nghĩa là cả cộng đồng “nói ngọng l/n” phải có ý thức cùng chữa và phải kiên trì chữa trong một khoảng thời gian dài, rất dài”.
Ông cũng bày tỏ nỗi niềm: “Ngôn ngữ là sản phẩm của một cộng đồng. Muốn chữa “nói ngọng l/n” thì chỉ chính bản thân cộng đồng phát âm lẫn lộn ở từng địa phương ấy sửa chữa mới được. Nhưng cộng đồng cũng chính là những cá nhân được tập hợp lại.
Vậy thì trước hết là “những cá nhân” như giáo viên “, học sinh ở bậc “mẫu giáo” và “tiểu học” ở địa phương ấy rèn luyện đi. Khi những đối tượng này không “lẫn lộn” nữa, thế hệ này tiếp thế hệ khác thì địa phương ấy sẽ hết nói ngọng thôi. Cho nên không thể coi chuyện này thành công chỉ trong ngày một ngày hai được đâu”.
- Văn Chung