- Khi mọi người đang chìm sâu trong giấc ngủ trong màn đêm tĩnh mịch ở xã vùng cao Lệ Ninh, thuộc huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) thì những cô giáo mầm non đã phải thức dậy. Họ đến lớp để đón những trẻ thơ khi vẫn đang còn ngái ngủ, mắt nhắm mắt mở, la hét inh ỏi không chịu rời tay bố mẹ.
Đón các cháu đang ngủ trên tay mẹ
Chúng tôi tiếp cận điểm trường mầm non đội 2 (một trong 7 điểm trường của Trường Mầm non Lệ Ninh) khi các cháu nơi đây vừa mới ăn bữa trưa xong đang chuẩn bị vào giấc ngủ trưa.
Tay vuốt ve mái tóc của một cháu nhỏ, cô giáo Phạm Thị Thảo (27 tuổi) cho biết tại điểm trường số 2 này đang chăm sóc 44 cháu là con của các công nhân khai thác mủ cao su thuộc Công ty TNHH MTV Lệ Ninh.
Do đặc thù công việc nên từ 3h sáng, khi tiếng kẻng vang lên, các cô phải thức dậy có mặt tại trường để đón các cháu từ tay những người công nhân đến gửi con để vào rừng cạo mủ cho đúng giờ.
“Có cháu thì ngủ gật trên tay bố mẹ, cháu thì khóc sướt mướt không chịu buông tay mẹ, thương lắm, nhưng vì công việc nên họ phải chấp nhận thôi. Những lúc đó, bọn em lại càng phải có trách nhiệm chăm sóc các cháu tốt hơn.” Cô Thảo tâm sự.
Cô giáo Thảo đang có con 2 tuổi, mỗi lần thức dậy để đến lớp lúc 3h sáng, cô phải thận trọng rón rén từng bước. Tránh làm con tỉnh giấc.
“Có nhiều bữa thằng cu biết mẹ dậy, nó khóc mãi. Nhưng sợ muộn giờ, chị phải để mặc con. Cũng may mà em có chồng tâm lý, có ông bà nội dỗ dành, chăm sóc cháu...” Cô Thảo chia sẻ.
Cô giáo Võ Thị Khuyên (28 tuổi), đã công tác được 3 năm. Ban đầu mới về dạy, phải thức dậy từ 3 giờ sáng đến trường, cô sợ lắm. Ở miền núi thì hoang vắng nên mỗi lúc đến trường cô phải nhờ chồng chở đi.
Nhiều lúc, chồng cũng than phiền bảo xin việc khác làm nhưng dần dần rồi chồng cũng hiểu và thông cảm. Giờ thì chị đã quen với bóng đêm.
Cô Khuyên cho biết, công việc của các cô khá đặc biệt, thời gian làm việc tùy thuộc vào thời tiết, vào giờ giấc của công nhân đi cạo mủ cao su. Về mùa nắng thì phải đến lớp từ 3h sáng đến 4 – 5 h chiều khi bố mẹ các cháu từ rừng cao su trở về đón con thì các cô mới được về.
Còn về mùa mưa, công nhân khai thác mủ đi làm làm từ 8 – 9h sáng thì có lúc 8-9h đêm họ mới về đón con. Khi đó, các cô mới được nghỉ.
Cô Khuyên còn nhớ một kỉ niệm khó quên là vào năm 2009, khi có 2 cháu không hiểu vì lý do gì mà bố mẹ họ không đến đón con. Thế là các cô phải ở lại suốt đêm hôm đó để trông 2 cháu. Mãi đến sáng hôm sau họ mới đến thì cũng là lúc các cô phải tiếp tục công việc của một ngày mới luôn.
Trẻ nhất trong số 5 cô giáo tại điểm trường số 2 là cô giáo Phan Thị Hòa (21 tuổi) vừa vào làm được 4 tháng.
Khắc khoải nỗi lòng
Đã 12h trưa, khi các cháu đã ngủ trưa gần hết, các cô vẫn chưa làm xong bữa trưa cho mình. Đang hoay hoay bên nồi cháo bốc hơi nghi ngút, cô Phạm Thi Thảo cho biết cô đang nấu cháo để các cháu ngủ dậy ăn buổi chiều.
“Lo xong nồi cháo buồi chiều cho các cháu rồi các cô mới ăn cơm. Nhiều bữa ăn xong cơm trưa đã hơn 1h. Có những lúc cô chưa kịp ăn các cháu đã dậy khóc, các cô lại phải thay nhau trông các cháu để ăn cho xong bữa.” Cô Thảo chia sẽ.
Nhà gần trường, nhớ cháu, ông Huỳnh Văn Cảnh (50 tuổi) thường tranh thủ buổi trưa đến bồng đứa cháu nội 18 tháng tuổi. Lúc này đây hai người con của ông cháu vẫn đang miệt mài công việc khai thác mủ cao su trong rừng.
“May mà có các cô giáo ở đây không thì nhiều công nhân không biết gửi con cho ai mà đi làm. Như cháu Toàn đây, khi bố mẹ nó dậy đi làm là nó cũng dậy khóc, tôi không dỗ được nó nín nên phải để bố mẹ nó đưa đến nhờ các cô. Ai có con, cháu gửi vào đây mới thấu hiểu được vai trò của các cô là vô cùng lớn.” Ông Cảnh tâm sự.
Nói về mong muốn của mình, cũng như nhiều cô giáo khác, cô Võ Thị Khuyên chia sẻ: “Bọn em làm việc ở đây chỉ là hợp đồng với công ty chứ không ai được biên chế. Em mong muốn được chuyển sang ngành dọc để có cơ hội vào biên chế, có được những quyền lợi chính đáng và có nhiều thời gian để chăm sóc gia đình được tốt hơn.”
Cô Nguyễn Thị Dũng, Hiệu trưởng Trường Mầm non Lệ Ninh cho biết, toàn trường có 25 giáo viên, 14 phòng học với 7 điểm trường trải rộng theo các đội sản xuất của Công ty TNHH MTV Lệ Ninh.
Trong đó, chỉ có hiệu trưởng được biên chế. Còn lại các giáo viên đều là hợp đồng do công ty trả lương mỗi người 2,5 triệu/tháng. Về chuyên môn thì vẫn theo sự chỉ đạo của Phòng GD, còn về nhân sự, kinh tế thì thuộc quản lý của công ty.
“Do đặc thù công việc của công ty nên giờ đến lớp của các cô giáo mầm non ở đây phụ thuộc vào thời gian làm việc của các công nhân khi họ đưa con đến gửi. Nhất là công nhân khai thác mủ cao su như ở điểm trường Quyết Tiến và điểm trường đội 2 thì thời gian linh động theo mùa, khi thì bắt đầu từ 3 giờ sáng, khi thì muộn hơn.” Cô Dũng tâm sự.
Cô giáo Phạm Thị Thảo đang dỗ dành, vuốt ve để các cháu chìm dần vào giấc ngủ trưa. |
Chúng tôi tiếp cận điểm trường mầm non đội 2 (một trong 7 điểm trường của Trường Mầm non Lệ Ninh) khi các cháu nơi đây vừa mới ăn bữa trưa xong đang chuẩn bị vào giấc ngủ trưa.
Tay vuốt ve mái tóc của một cháu nhỏ, cô giáo Phạm Thị Thảo (27 tuổi) cho biết tại điểm trường số 2 này đang chăm sóc 44 cháu là con của các công nhân khai thác mủ cao su thuộc Công ty TNHH MTV Lệ Ninh.
Do đặc thù công việc nên từ 3h sáng, khi tiếng kẻng vang lên, các cô phải thức dậy có mặt tại trường để đón các cháu từ tay những người công nhân đến gửi con để vào rừng cạo mủ cho đúng giờ.
“Có cháu thì ngủ gật trên tay bố mẹ, cháu thì khóc sướt mướt không chịu buông tay mẹ, thương lắm, nhưng vì công việc nên họ phải chấp nhận thôi. Những lúc đó, bọn em lại càng phải có trách nhiệm chăm sóc các cháu tốt hơn.” Cô Thảo tâm sự.
Cô giáo Thảo đang có con 2 tuổi, mỗi lần thức dậy để đến lớp lúc 3h sáng, cô phải thận trọng rón rén từng bước. Tránh làm con tỉnh giấc.
“Có nhiều bữa thằng cu biết mẹ dậy, nó khóc mãi. Nhưng sợ muộn giờ, chị phải để mặc con. Cũng may mà em có chồng tâm lý, có ông bà nội dỗ dành, chăm sóc cháu...” Cô Thảo chia sẻ.
Cô Võ Thị Khuyên bên những đồ chơi mà các cô tranh thủ giờ nghỉ trưa và lúc về nhà làm để các cháu có mà vui chơi. Ảnh Trần Văn. |
Cô giáo Võ Thị Khuyên (28 tuổi), đã công tác được 3 năm. Ban đầu mới về dạy, phải thức dậy từ 3 giờ sáng đến trường, cô sợ lắm. Ở miền núi thì hoang vắng nên mỗi lúc đến trường cô phải nhờ chồng chở đi.
Nhiều lúc, chồng cũng than phiền bảo xin việc khác làm nhưng dần dần rồi chồng cũng hiểu và thông cảm. Giờ thì chị đã quen với bóng đêm.
Cô Khuyên cho biết, công việc của các cô khá đặc biệt, thời gian làm việc tùy thuộc vào thời tiết, vào giờ giấc của công nhân đi cạo mủ cao su. Về mùa nắng thì phải đến lớp từ 3h sáng đến 4 – 5 h chiều khi bố mẹ các cháu từ rừng cao su trở về đón con thì các cô mới được về.
Còn về mùa mưa, công nhân khai thác mủ đi làm làm từ 8 – 9h sáng thì có lúc 8-9h đêm họ mới về đón con. Khi đó, các cô mới được nghỉ.
Cô Khuyên còn nhớ một kỉ niệm khó quên là vào năm 2009, khi có 2 cháu không hiểu vì lý do gì mà bố mẹ họ không đến đón con. Thế là các cô phải ở lại suốt đêm hôm đó để trông 2 cháu. Mãi đến sáng hôm sau họ mới đến thì cũng là lúc các cô phải tiếp tục công việc của một ngày mới luôn.
Trẻ nhất trong số 5 cô giáo tại điểm trường số 2 là cô giáo Phan Thị Hòa (21 tuổi) vừa vào làm được 4 tháng.
Khắc khoải nỗi lòng
Đã 12h trưa, khi các cháu đã ngủ trưa gần hết, các cô vẫn chưa làm xong bữa trưa cho mình. Đang hoay hoay bên nồi cháo bốc hơi nghi ngút, cô Phạm Thi Thảo cho biết cô đang nấu cháo để các cháu ngủ dậy ăn buổi chiều.
“Lo xong nồi cháo buồi chiều cho các cháu rồi các cô mới ăn cơm. Nhiều bữa ăn xong cơm trưa đã hơn 1h. Có những lúc cô chưa kịp ăn các cháu đã dậy khóc, các cô lại phải thay nhau trông các cháu để ăn cho xong bữa.” Cô Thảo chia sẽ.
Nhà gần trường, nhớ cháu, ông Huỳnh Văn Cảnh (50 tuổi) thường tranh thủ buổi trưa đến bồng đứa cháu nội 18 tháng tuổi. Lúc này đây hai người con của ông cháu vẫn đang miệt mài công việc khai thác mủ cao su trong rừng.
Tranh thủ vào ban trưa, nhớ cháu, ông Huỳnh Văn Cảnh đến bế cháu nội Huỳnh Văn Toàn một lát. Ảnh Trần Văn. |
Nói về mong muốn của mình, cũng như nhiều cô giáo khác, cô Võ Thị Khuyên chia sẻ: “Bọn em làm việc ở đây chỉ là hợp đồng với công ty chứ không ai được biên chế. Em mong muốn được chuyển sang ngành dọc để có cơ hội vào biên chế, có được những quyền lợi chính đáng và có nhiều thời gian để chăm sóc gia đình được tốt hơn.”
Cô Nguyễn Thị Dũng, Hiệu trưởng Trường Mầm non Lệ Ninh cho biết, toàn trường có 25 giáo viên, 14 phòng học với 7 điểm trường trải rộng theo các đội sản xuất của Công ty TNHH MTV Lệ Ninh.
Cô Phạm Thị Thảo đang lo nồi cháo bữa chiều cho các cháu xong đã rồi các cô mới ăn cơm trưa. Ảnh Trần Văn. |
Trong đó, chỉ có hiệu trưởng được biên chế. Còn lại các giáo viên đều là hợp đồng do công ty trả lương mỗi người 2,5 triệu/tháng. Về chuyên môn thì vẫn theo sự chỉ đạo của Phòng GD, còn về nhân sự, kinh tế thì thuộc quản lý của công ty.
“Do đặc thù công việc của công ty nên giờ đến lớp của các cô giáo mầm non ở đây phụ thuộc vào thời gian làm việc của các công nhân khi họ đưa con đến gửi. Nhất là công nhân khai thác mủ cao su như ở điểm trường Quyết Tiến và điểm trường đội 2 thì thời gian linh động theo mùa, khi thì bắt đầu từ 3 giờ sáng, khi thì muộn hơn.” Cô Dũng tâm sự.
- Trần Văn – Thúy Phan