- Tốt nghiệp tiến sỹ Vật lý tại Cộng hòa Pháp năm 2007, hiện là giảng viên của Học viện Kỹ thuật quân sự, nghề dạy học đã cho tiến sĩ (TS) Nguyễn Thành Nam cơ hội làm thầy của nhiều đối tượng người học, từ học sinh tiểu học tới sinh viên đại học. Sau tất cả những trải nghiệm đó, anh nhận ra rằng: Người lớn thừa hưởng những giá trị cũ, niềm tin cũ và vì thế, họ kéo lùi trẻ con lại.
Trải qua môi trường giáo dục trong và ngoài nước, lại là thầy của đủ các đối tượng học sinh, anh thấy vai trò người thầy ngày nay có thay đổi gì?
Thực ra, mọi sự thay đổi của người thầy đều bắt đầu từ sự thay đổi của học sinh.
Tôi nhìn thấy vấn đề lớn nhất hiện nay là trò thì thay đổi rất nhanh trong khi thầy chẳng chịu thay đổi gì cả. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì lớp già bị níu giữ bởi các giá trị cũ nên thường bị lạc hậu so với lớp trẻ.
Hãy nhìn vào lớp học trò bây giờ mà xem, ta sẽ thấy họ rất khác với thầy cô của họ. Không chỉ có vậy, lớp trẻ lại đang thay đổi rất nhanh khiến cho khoảng cách giữa thầy và trò mỗi ngày cứ toang hoác mãi ra.
Nói như GS Hồ Ngọc Đại thì “trẻ em là đứa con của thời đại”, tức là trẻ em là tiên tiến nhất, trẻ em luôn đúng.
Người lớn phải thay đổi theo trẻ em thì mới có thể “dạy” được chúng. Trong mối quan hệ thầy trò, học sinh chính là động lực bắt người thầy phải thay đổi để có thể hòa hợp được với lớp trẻ mới lên.
Thế nhưng các thầy các cô đã quá quen với ngôi cao của mình, sự uy nghi đó ngăn cản thầy cô đối xử bình đẳng với học sinh, họ vừa không muốn thay đổi, vừa không biết cách thay đổi để rút ngắn khoảng cách giữa thầy và trò.
Vậy khi đi dạy, anh thấy có khoảng cách như thế nào với lớp trẻ bây giờ?
Có một tình thế trớ trêu là trong lớp thì trò không biết nói gì với thầy (thầy độc thoại) còn ra ngoài cuộc sống thì thầy không biết nói gì với trò. Mà lỗi thì hẳn nhiên thuộc về thầy cô, thuộc về người lớn.
Tôi có thể cảm nhận khá tốt mọi điều nên luôn có ý thức tiếp cận gần với bọn trẻ. Nhưng mà…vẫn xa cách lắm. Nhưng cái xa cách đáng nói nhất của trẻ em Việt Nam bây giờ là có vẻ nó bị người lớn kéo lùi chúng lại quá nhiều so với thế giới.
Những buổi đầu tiên tôi dạy ở ĐH, tôi độc thoại trên bảng và tìm mọi cách để kích hoạt các bạn trẻ lên. Và chúng vẫn không chịu tham gia ý kiến…Với những người thầy cũ cứ lên bảng giảng như thế, và chúng cứ ngồi im, không có khả năng động não, hoàn toàn thụ động.
Trẻ con Việt Nam đang bị phân hóa rất lớn. Phần lớn trẻ ở chỗ tôi dạy từ nông thôn đi ra. Chúng bị kéo lùi lại với người lớn. Trong khi lớp học sinh khác ở thành phố, ở nơi hiện đại chúng vươn ra thế giới mạnh hơn. Lớp trẻ bị kéo dãn về hai phía, chúng xa lạ với nhau. Tôi không hiểu điều này rồi sẽ gây ra vấn đề gì trong xã hội?
Sự thay đổi nhìn thấy rõ ở các trường dân lập ở thành phố. Ở đó, giáo viên chạy hụt hơi theo phụ huynh. Phụ huynh thì chạy hụt hơi theo con cái của họ. Phụ huynh được đặt lên trên nhưng họ chưa đủ năng lực để thực hiện sự tự do của họ.
Phụ huynh yêu cầu nhà trường đủ thứ. Nhưng bi kịch là phụ huynh không hiểu con của họ nốt. Họ cũng là người lớn và họ thừa hưởng những giá trị cũ.
Nhà trường phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Nhưng làm chương trình mới thì quá sức nên họ làm trường đẹp hơn. Nhưng thầy giáo, vẫn là của hệ thống cũ. Họ vừa phải áp một mô hình cũ, vừa phải đáp ứng những yêu cầu mới. Cực kỳ mệt mỏi.
Có chăng, chúng được học thêm một số môn: tiếng Anh, kỹ năng sống. Đây là kiểu thay đổi rất ngẫu hứng, tự phát, được chăng hay chớ. Dạy đến bao giờ cho hết kỹ năng sống vì nó không có một hệ thống nào cả.
Trong cuộc giằng co giữa học trò và người thầy, người thầy hiện nay dạy theo cách cũ, sống trong một xã hội cũ. Ở những trường công lập người thầy vẫn giữ uy thế của mình, học trò phải theo thầy.
Trẻ con, bạn dạy cái gì sẽ được cái đó. Công cuộc giáo dục này gian nan nhất là giáo dục lại người lớn. Vì họ không thừa nhận thì họ không dạy trẻ con như thế. Mà người lớn thì bị níu giữ bởi những giá trị cũ, niềm tin cũ.
Phương pháp của anh sẽ gặp phải những phản ứng khi phụ huynh chưa thay đổi?
Tôi đã từng gặp trường hợp như thế này. Khi tôi nói với một cô giáo: Khi cô cho đứa trẻ nối một phép tính và đáp số, nó có thể dùng bút vẽ, dùng thước để kẻ. Mục đích chính là xem đứa trẻ có xác định đúng phép tính này gắn với kết quả này hay không?
Nhưng khi cô cho em dùng thước điểm cao thì thực tế đã lệch ra khỏi mục tiêu môn học. Hơn nữa, các em đang ở lứa tuổi phải hoàn thiện giác quan, cơ bắp thì em dùng tay nên được khuyến khích vì em luyện được sự khéo léo của đôi tay.
Tôi vừa nói, một phụ huynh đứng lên “phang” ngay: “Cái đó anh lên giáo dục mà ý kiến. Ở đây các thầy cô làm thế là đã quá tuyệt!”
Với khối phụ huynh như thế, tôi cũng chịu chết. Cũng như cha mẹ thương con, thuê dịch vụ tặng quà Nô-en nhưng thực chất, làm như thế là giết chết ông già Nô-en trong tưởng tượng của đứa trẻ.
Với con trai tôi, tôi cho con viết thư cho ông già Nô-en. Con tin là có ông già Nô-en. Con tôi đã viết cả một tập thư để gửi cho ông già Nô-en.
Mục đích của tôi là nuôi dưỡng trí tưởng tượng của con. Hai nữa là để con viết. Nếu yêu cầu trẻ con viết thì rất khó. Nhưng khi con chơi trò đó, con học xong có thể viết cả trang giấy mà không thấy mệt mỏi gì cả. Cách sống và ứng xử với trẻ con, không phải cứ theo tình thương là đúng, mà phải biết.
Nhưng thực sự tôi nghe những điều anh nói chỉ phù hợp với những phụ huynh có tri thức và mong muốn, có ý thức tìm hiểu về việc nuôi dạy trẻ con. Để phổ biến được điều đó trong xã hội, tôi e là rất khó?
Mình phải nói điều ấy ra. Họ sẽ lắng nghe và sẽ có những người họ có văn hóa hơn, họ sẽ hiểu và áp dụng. Ngay cả chuyện đó, tôi không bao giờ nghĩ rằng sẽ nói cho phụ huynh hiểu mọi điều. Việc của tôi chỉ là bật một cái công tắc có tên là “trẻ con khác quá”. Nếu mình không biết thì mình không dạy được nó đâu. Khi công tắc đó bật lên thì họ sẽ tự tìm hiểu mọi chuyện.
Chẳng hạn, khi bạn lên google, phần hình ảnh, gõ bất kỳ từ khóa nào cũng có hình sex trong đó. Tức là con em sinh ra đã tiếp xúc với sex. Chúng ta có thể kiểm soát hoàn toàn việc vào mạng của con không? Vậy nên phải chấp nhận thực tế và thay đổi để hướng dẫn con.
Cảm ơn TS Nguyễn Thành Nam!
Trải qua môi trường giáo dục trong và ngoài nước, lại là thầy của đủ các đối tượng học sinh, anh thấy vai trò người thầy ngày nay có thay đổi gì?
TS Nguyễn Thành Nam: "Các thầy các cô đã quá quen với ngôi cao của mình, sự uy nghi đó ngăn cản thầy cô đối xử bình đẳng với học sinh". |
Tôi nhìn thấy vấn đề lớn nhất hiện nay là trò thì thay đổi rất nhanh trong khi thầy chẳng chịu thay đổi gì cả. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì lớp già bị níu giữ bởi các giá trị cũ nên thường bị lạc hậu so với lớp trẻ.
Hãy nhìn vào lớp học trò bây giờ mà xem, ta sẽ thấy họ rất khác với thầy cô của họ. Không chỉ có vậy, lớp trẻ lại đang thay đổi rất nhanh khiến cho khoảng cách giữa thầy và trò mỗi ngày cứ toang hoác mãi ra.
Nói như GS Hồ Ngọc Đại thì “trẻ em là đứa con của thời đại”, tức là trẻ em là tiên tiến nhất, trẻ em luôn đúng.
Lớp trẻ lại đang thay đổi rất nhanh khiến cho khoảng cách giữa thầy và trò mỗi ngày cứ toang hoác mãi ra. |
Thế nhưng các thầy các cô đã quá quen với ngôi cao của mình, sự uy nghi đó ngăn cản thầy cô đối xử bình đẳng với học sinh, họ vừa không muốn thay đổi, vừa không biết cách thay đổi để rút ngắn khoảng cách giữa thầy và trò.
Vậy khi đi dạy, anh thấy có khoảng cách như thế nào với lớp trẻ bây giờ?
Có một tình thế trớ trêu là trong lớp thì trò không biết nói gì với thầy (thầy độc thoại) còn ra ngoài cuộc sống thì thầy không biết nói gì với trò. Mà lỗi thì hẳn nhiên thuộc về thầy cô, thuộc về người lớn.
Tôi có thể cảm nhận khá tốt mọi điều nên luôn có ý thức tiếp cận gần với bọn trẻ. Nhưng mà…vẫn xa cách lắm. Nhưng cái xa cách đáng nói nhất của trẻ em Việt Nam bây giờ là có vẻ nó bị người lớn kéo lùi chúng lại quá nhiều so với thế giới.
Những buổi đầu tiên tôi dạy ở ĐH, tôi độc thoại trên bảng và tìm mọi cách để kích hoạt các bạn trẻ lên. Và chúng vẫn không chịu tham gia ý kiến…Với những người thầy cũ cứ lên bảng giảng như thế, và chúng cứ ngồi im, không có khả năng động não, hoàn toàn thụ động.
Trẻ con Việt Nam đang bị phân hóa rất lớn. Phần lớn trẻ ở chỗ tôi dạy từ nông thôn đi ra. Chúng bị kéo lùi lại với người lớn. Trong khi lớp học sinh khác ở thành phố, ở nơi hiện đại chúng vươn ra thế giới mạnh hơn. Lớp trẻ bị kéo dãn về hai phía, chúng xa lạ với nhau. Tôi không hiểu điều này rồi sẽ gây ra vấn đề gì trong xã hội?
Có một tình thế trớ trêu là trong lớp thì trò không biết nói gì với thầy (thầy độc thoại) còn ra ngoài cuộc sống thì thầy không biết nói gì với trò. Mà lỗi thì hẳn nhiên thuộc về thầy cô, thuộc về người lớn. |
Phụ huynh yêu cầu nhà trường đủ thứ. Nhưng bi kịch là phụ huynh không hiểu con của họ nốt. Họ cũng là người lớn và họ thừa hưởng những giá trị cũ.
Nhà trường phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Nhưng làm chương trình mới thì quá sức nên họ làm trường đẹp hơn. Nhưng thầy giáo, vẫn là của hệ thống cũ. Họ vừa phải áp một mô hình cũ, vừa phải đáp ứng những yêu cầu mới. Cực kỳ mệt mỏi.
Có chăng, chúng được học thêm một số môn: tiếng Anh, kỹ năng sống. Đây là kiểu thay đổi rất ngẫu hứng, tự phát, được chăng hay chớ. Dạy đến bao giờ cho hết kỹ năng sống vì nó không có một hệ thống nào cả.
Trong cuộc giằng co giữa học trò và người thầy, người thầy hiện nay dạy theo cách cũ, sống trong một xã hội cũ. Ở những trường công lập người thầy vẫn giữ uy thế của mình, học trò phải theo thầy.
Trẻ con, bạn dạy cái gì sẽ được cái đó. Công cuộc giáo dục này gian nan nhất là giáo dục lại người lớn. Vì họ không thừa nhận thì họ không dạy trẻ con như thế. Mà người lớn thì bị níu giữ bởi những giá trị cũ, niềm tin cũ.
HS Trường Tiểu học Đồng Phú 2, xã Đồng Phú, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Phương pháp của anh sẽ gặp phải những phản ứng khi phụ huynh chưa thay đổi?
Tôi đã từng gặp trường hợp như thế này. Khi tôi nói với một cô giáo: Khi cô cho đứa trẻ nối một phép tính và đáp số, nó có thể dùng bút vẽ, dùng thước để kẻ. Mục đích chính là xem đứa trẻ có xác định đúng phép tính này gắn với kết quả này hay không?
Nhưng khi cô cho em dùng thước điểm cao thì thực tế đã lệch ra khỏi mục tiêu môn học. Hơn nữa, các em đang ở lứa tuổi phải hoàn thiện giác quan, cơ bắp thì em dùng tay nên được khuyến khích vì em luyện được sự khéo léo của đôi tay.
Tôi vừa nói, một phụ huynh đứng lên “phang” ngay: “Cái đó anh lên giáo dục mà ý kiến. Ở đây các thầy cô làm thế là đã quá tuyệt!”
Với khối phụ huynh như thế, tôi cũng chịu chết. Cũng như cha mẹ thương con, thuê dịch vụ tặng quà Nô-en nhưng thực chất, làm như thế là giết chết ông già Nô-en trong tưởng tượng của đứa trẻ.
Với con trai tôi, tôi cho con viết thư cho ông già Nô-en. Con tin là có ông già Nô-en. Con tôi đã viết cả một tập thư để gửi cho ông già Nô-en.
Mục đích của tôi là nuôi dưỡng trí tưởng tượng của con. Hai nữa là để con viết. Nếu yêu cầu trẻ con viết thì rất khó. Nhưng khi con chơi trò đó, con học xong có thể viết cả trang giấy mà không thấy mệt mỏi gì cả. Cách sống và ứng xử với trẻ con, không phải cứ theo tình thương là đúng, mà phải biết.
Nhưng thực sự tôi nghe những điều anh nói chỉ phù hợp với những phụ huynh có tri thức và mong muốn, có ý thức tìm hiểu về việc nuôi dạy trẻ con. Để phổ biến được điều đó trong xã hội, tôi e là rất khó?
Mình phải nói điều ấy ra. Họ sẽ lắng nghe và sẽ có những người họ có văn hóa hơn, họ sẽ hiểu và áp dụng. Ngay cả chuyện đó, tôi không bao giờ nghĩ rằng sẽ nói cho phụ huynh hiểu mọi điều. Việc của tôi chỉ là bật một cái công tắc có tên là “trẻ con khác quá”. Nếu mình không biết thì mình không dạy được nó đâu. Khi công tắc đó bật lên thì họ sẽ tự tìm hiểu mọi chuyện.
Chẳng hạn, khi bạn lên google, phần hình ảnh, gõ bất kỳ từ khóa nào cũng có hình sex trong đó. Tức là con em sinh ra đã tiếp xúc với sex. Chúng ta có thể kiểm soát hoàn toàn việc vào mạng của con không? Vậy nên phải chấp nhận thực tế và thay đổi để hướng dẫn con.
Cảm ơn TS Nguyễn Thành Nam!
- Nguyễn Hường (thực hiện)