- Lời tòa soạn: 2010 là năm đầu tiên trong "cuộc cải tổ 3 năm ở bậc đại học" được Chính phủ ra chỉ thị, ban cán sự Đảng Bộ GD-ĐT thảo nghị quyết. Tại hội nghị triển khai chỉ đạo của Thủ tướng đầu tháng 3, Bộ trưởng đã "rủ" hiệu trưởng đổi cách quản nhau. Trên diễn đàn chính thống, lãnh đạo các trường ĐH sôi nổi nói chuyện "đổi mới". Với giáo giới ở giảng đường, dưới đây, VietNamNet giới thiệu một tâm tư.
Tôi đã trải qua một năm tập sự vô vàn khó khăn để trở thành giảng viên chính thức của một trường ĐH lớn ở Việt Nam. Mặc dù, sau sáu năm mài dùi tiến sĩ ở nước ngoài, từng đứng bục giảng tại một trường ĐH lớn của châu Âu, cho đến giờ, tôi cảm thấy quyết định trở về nước làm việc của mình đang nhuốm màu sai lầm, vì những điều ở bên ngoài mình.
Những người làm khoa học đích thực đều mong muốn có một công việc đúng với ngành nghề, khả năng chuyên môn mà họ đã học. Thứ hai là có đủ mức thu nhập tương xứng ổn định mà không phải mất thời gian ra ngoài để kiếm tiền và tất nhiên việc này sẽ ảnh hưởng tới thời gian nghiên cứu.
Tôi chỉ xin làm một bản so sánh như thế này:
Lương không đủ sống
Chỉ cần nhìn vào bảng so sánh này, tôi cho rằng, mức lương cho một tiến sĩ Việt Nam đã từng nghiên cứu và giảng dạy ở nước ngoài (tức là đã có một chuyên môn và năng lực được khẳng định) hiện đang được Nhà nước trả với tính chất cào bằng ở mức độ thấp nhất thế giới.
Với mức lương này, tôi không đủ sống và không thể nuôi nổi vợ con mình trong điều kiện giá cả đắt đỏ như hiện nay. Đó là chưa kể nếu giảng viên nào còn chưa có nhà hoặc phải cáng đáng toàn bộ chuyện nuôi vợ con, cha mẹ.
Và để tồn tại được, tôi đã mải miết lao vào kiếm tiền đủ mọi cách, từ việc dạy thêm, làm thêm cho các công ty nước ngoài, mặc dù tôi biết cái giá phải trả là rất đắt. Con người nghiên cứu của một tiến sĩ khoa học đúng nghĩa trong tôi cứ mòn mỏi đi hàng ngày bởi những mưu sinh cơm, áo, gạo, tiền.
Ở đâu cũng vậy, tôi nghĩ thế, tốt nhất là được làm gần với chuyên ngành của mình. Thế nhưng ở Việt Nam, cái áp lực về giảng dạy và nghiên cứu trong một trường đại học quá lớn, tôi nhận thấy như vậy, nó không hợp lý.
Một giảng viên tính tỷ lệ phải giảng dạy và hướng dẫn sinh viên là quá nhiều, nhất là giáo viên mới về. Nếu là hệ chính quy, cao học còn đỡ nhưng ở đây là rất nhiều hệ nữa, cao đẳng, văn bằng 2, tại chức… cứ liên miên hết lớp này sang lớp khác. (Phải chăng vì đang là giảng viên tập sự nên tôi cũng được giao nhiều giờ dạy hơn những giảng viên chính thức khác?)
Đáng nhẽ, thời gian người giảng viên có thể dành để nghiên cứu thì lại phải đi hướng dẫn những sinh viên mà trong đó có nhiều người tôi cảm thấy mục đích học tập của họ không phải là lấy kiến thức mà lấy tấm bằng là chính.
Một vấn đề nữa là số lượng người phải hướng dẫn ở vào một thời điểm quá lớn. Ví dụ một tiến sĩ tại một khoa công nghệ thông tin ở đại học một lúc có thể phải hướng dẫn 15 – 20 sinh viên một lúc, thực tập, tốt nghiệp…
Thủ tục “hành là chính”
Một vấn đề nữa khiến một giảng viên trẻ như tôi hết sức bức xúc là thủ tục hành chính trong trường ĐH hiện nay quá nhiều rắc rối về thủ tục. Một người đã làm tiến sỹ ở nước ngoài, thậm chí đã làm trợ lý giáo sư, đã giảng dạy bằng tiếng Anh cho các SV quốc tế, nhưng khi trở về nước người ta lại bắt làm lại từ đầu, giống như một người mới tốt nghiệp đại học ở lại trường, cũng một năm tập sự, cũng kiểm tra thử, nộp báo cáo, thủ tục giấy tờ… Tất cả các việc đó đều chiếm rất nhiều thời gian và gây ức chế cho những người có tài thực sự. Tại sao chúng ta lại phải kiểm tra lại, làm ngược lại, trong khi quốc tế đã công nhận trình độ của anh tiến sĩ đó?
Một năm tập sự của tôi không biết có bao nhiêu lượt người xuống dự giờ, mỗi giờ một ông, từ phòng đào tạo, đến khoa bộ môn, đến viện nghiên cứu.
Trong khi, người ta có thể tổ chức một lần cho bốn bộ phận chức năng này cùng dự một giờ, vừa tiết kiệm thời gian, vừa mang lại hiệu quả.
Thêm nữa, tôi thấy nhiều người có thẩm quyền ngồi dưới không hiểu giảng viên đang giảng về cái gì nhưng người ta vẫn được góp ý về phương pháp giảng dạy, soi ở khía cạnh này, khía cạnh khác…
Cái ưu điểm của tôi ở châu Âu là tinh thần tự do, dám nói thẳng, nói thật thì về VN lại trở thành yếu điểm liên tục bị tấn công và công kích. Trong một năm làm tập sự, tôi đã góp ý nhiều cho khoa và trường, đâm ra, tôi lại trở thành phần tử bị ghét. Họ “soi” tôi từng tý một, từ việc có đi dạy đúng giờ không, ăn mặc đúng quy cách không, dạy có đủ số giờ, số tiết không và “nhăm nhăm” tìm ra những “khuyết điểm tủn mủn” của tôi để gây khó dễ…
“Quota” nghiên cứu theo ekip
Một vấn đề nữa khiến tôi rất thất vọng là thực tế nghiên cứu khoa học ở VN hiện nay. Thứ nhất là tìm được người đồng nghiệp cùng sở thích cùng đam mê là rất khó. Nhiều khi ở VN là chỉ định, là ép anh B, anh C hoàn toàn không cùng sở thích, cùng lĩnh vực…nghiên cứu một đề tài với nhau. Như thế rất khó mà làm cùng nhau được và rất khó có kết quả tốt.
Thứ hai là viết đề cương, nhiều khi ở cấp trường, cấp cơ sở coi thành tựu nghiên cứu khoa học như quota, ví dụ năm nay anh viết đề tài rồi thì sang năm phải để cho người khác, dù là họ viết rất dở nhưng đến lượt thì họ vẫn được làm, nó là như vậy. Thế còn ở cấp cao hơn thì lại gặp phải vấn đề khác, nhiều khi tế nhị, nhạy cảm hơn, nhiều khi có những cây đa, cây đề lớn quá, có khi họ cũng là thầy của những người trẻ đi sau, nên người sau muốn làm thì cũng không được, lại sợ bị mang tiếng là không tôn trọng người đi trước…
Tôi chưa dám nói đến những vấn đề thuộc định hướng của Chính phủ, như hỗ trợ, tài trợ. Nhưng khi có lượng tiền tài trợ cho một giai đoạn thì cái nguy hiểm nhất hiện nay là cách suy nghĩ cách phân bổ đề tài, chia bổ đầu người, bất kể người ta có làm được hay không.
Cái quyền đó lại phụ thuộc vào một số ít người, những người đó lại dựa vào vị trí chứ bản thân họ lại rời xa cái lĩnh vực nghiên cứu từ lâu rồi.
Bỏ ra gần 10 năm để học tập và miệt mài đi theo con đường nghiên cứu, tôi chỉ muốn trở về xây dựng và đóng góp cho quê hương theo những lý tưởng sáng trong nhất của tuổi trẻ. Nhưng với những cản trở “phi học thuật” còn tồn tại nhức nhối trong môi trường giảng dạy và nghiên cứu ở VN như hiện tại, thì những người có tâm và có tài thực sự sẽ lần lượt khăn gói ra đi mà không phải ân hận về bất cứ một điều gì với lương tâm mình.
Tôi đã trải qua một năm tập sự vô vàn khó khăn để trở thành giảng viên chính thức của một trường ĐH lớn ở Việt Nam. Mặc dù, sau sáu năm mài dùi tiến sĩ ở nước ngoài, từng đứng bục giảng tại một trường ĐH lớn của châu Âu, cho đến giờ, tôi cảm thấy quyết định trở về nước làm việc của mình đang nhuốm màu sai lầm, vì những điều ở bên ngoài mình.
Những người làm khoa học đích thực đều mong muốn có một công việc đúng với ngành nghề, khả năng chuyên môn mà họ đã học. Thứ hai là có đủ mức thu nhập tương xứng ổn định mà không phải mất thời gian ra ngoài để kiếm tiền và tất nhiên việc này sẽ ảnh hưởng tới thời gian nghiên cứu.
Tôi chỉ xin làm một bản so sánh như thế này:
Lương không đủ sống
Chỉ cần nhìn vào bảng so sánh này, tôi cho rằng, mức lương cho một tiến sĩ Việt Nam đã từng nghiên cứu và giảng dạy ở nước ngoài (tức là đã có một chuyên môn và năng lực được khẳng định) hiện đang được Nhà nước trả với tính chất cào bằng ở mức độ thấp nhất thế giới.
Với mức lương này, tôi không đủ sống và không thể nuôi nổi vợ con mình trong điều kiện giá cả đắt đỏ như hiện nay. Đó là chưa kể nếu giảng viên nào còn chưa có nhà hoặc phải cáng đáng toàn bộ chuyện nuôi vợ con, cha mẹ.
Và để tồn tại được, tôi đã mải miết lao vào kiếm tiền đủ mọi cách, từ việc dạy thêm, làm thêm cho các công ty nước ngoài, mặc dù tôi biết cái giá phải trả là rất đắt. Con người nghiên cứu của một tiến sĩ khoa học đúng nghĩa trong tôi cứ mòn mỏi đi hàng ngày bởi những mưu sinh cơm, áo, gạo, tiền.
Ở đâu cũng vậy, tôi nghĩ thế, tốt nhất là được làm gần với chuyên ngành của mình. Thế nhưng ở Việt Nam, cái áp lực về giảng dạy và nghiên cứu trong một trường đại học quá lớn, tôi nhận thấy như vậy, nó không hợp lý.
Một giảng viên tính tỷ lệ phải giảng dạy và hướng dẫn sinh viên là quá nhiều, nhất là giáo viên mới về. Nếu là hệ chính quy, cao học còn đỡ nhưng ở đây là rất nhiều hệ nữa, cao đẳng, văn bằng 2, tại chức… cứ liên miên hết lớp này sang lớp khác. (Phải chăng vì đang là giảng viên tập sự nên tôi cũng được giao nhiều giờ dạy hơn những giảng viên chính thức khác?)
Đáng nhẽ, thời gian người giảng viên có thể dành để nghiên cứu thì lại phải đi hướng dẫn những sinh viên mà trong đó có nhiều người tôi cảm thấy mục đích học tập của họ không phải là lấy kiến thức mà lấy tấm bằng là chính.
Một vấn đề nữa là số lượng người phải hướng dẫn ở vào một thời điểm quá lớn. Ví dụ một tiến sĩ tại một khoa công nghệ thông tin ở đại học một lúc có thể phải hướng dẫn 15 – 20 sinh viên một lúc, thực tập, tốt nghiệp…
Thủ tục “hành là chính”
Một vấn đề nữa khiến một giảng viên trẻ như tôi hết sức bức xúc là thủ tục hành chính trong trường ĐH hiện nay quá nhiều rắc rối về thủ tục. Một người đã làm tiến sỹ ở nước ngoài, thậm chí đã làm trợ lý giáo sư, đã giảng dạy bằng tiếng Anh cho các SV quốc tế, nhưng khi trở về nước người ta lại bắt làm lại từ đầu, giống như một người mới tốt nghiệp đại học ở lại trường, cũng một năm tập sự, cũng kiểm tra thử, nộp báo cáo, thủ tục giấy tờ… Tất cả các việc đó đều chiếm rất nhiều thời gian và gây ức chế cho những người có tài thực sự. Tại sao chúng ta lại phải kiểm tra lại, làm ngược lại, trong khi quốc tế đã công nhận trình độ của anh tiến sĩ đó?
Một năm tập sự của tôi không biết có bao nhiêu lượt người xuống dự giờ, mỗi giờ một ông, từ phòng đào tạo, đến khoa bộ môn, đến viện nghiên cứu.
Trong khi, người ta có thể tổ chức một lần cho bốn bộ phận chức năng này cùng dự một giờ, vừa tiết kiệm thời gian, vừa mang lại hiệu quả.
Thêm nữa, tôi thấy nhiều người có thẩm quyền ngồi dưới không hiểu giảng viên đang giảng về cái gì nhưng người ta vẫn được góp ý về phương pháp giảng dạy, soi ở khía cạnh này, khía cạnh khác…
Cái ưu điểm của tôi ở châu Âu là tinh thần tự do, dám nói thẳng, nói thật thì về VN lại trở thành yếu điểm liên tục bị tấn công và công kích. Trong một năm làm tập sự, tôi đã góp ý nhiều cho khoa và trường, đâm ra, tôi lại trở thành phần tử bị ghét. Họ “soi” tôi từng tý một, từ việc có đi dạy đúng giờ không, ăn mặc đúng quy cách không, dạy có đủ số giờ, số tiết không và “nhăm nhăm” tìm ra những “khuyết điểm tủn mủn” của tôi để gây khó dễ…
“Quota” nghiên cứu theo ekip
Một vấn đề nữa khiến tôi rất thất vọng là thực tế nghiên cứu khoa học ở VN hiện nay. Thứ nhất là tìm được người đồng nghiệp cùng sở thích cùng đam mê là rất khó. Nhiều khi ở VN là chỉ định, là ép anh B, anh C hoàn toàn không cùng sở thích, cùng lĩnh vực…nghiên cứu một đề tài với nhau. Như thế rất khó mà làm cùng nhau được và rất khó có kết quả tốt.
Thứ hai là viết đề cương, nhiều khi ở cấp trường, cấp cơ sở coi thành tựu nghiên cứu khoa học như quota, ví dụ năm nay anh viết đề tài rồi thì sang năm phải để cho người khác, dù là họ viết rất dở nhưng đến lượt thì họ vẫn được làm, nó là như vậy. Thế còn ở cấp cao hơn thì lại gặp phải vấn đề khác, nhiều khi tế nhị, nhạy cảm hơn, nhiều khi có những cây đa, cây đề lớn quá, có khi họ cũng là thầy của những người trẻ đi sau, nên người sau muốn làm thì cũng không được, lại sợ bị mang tiếng là không tôn trọng người đi trước…
Tôi chưa dám nói đến những vấn đề thuộc định hướng của Chính phủ, như hỗ trợ, tài trợ. Nhưng khi có lượng tiền tài trợ cho một giai đoạn thì cái nguy hiểm nhất hiện nay là cách suy nghĩ cách phân bổ đề tài, chia bổ đầu người, bất kể người ta có làm được hay không.
Cái quyền đó lại phụ thuộc vào một số ít người, những người đó lại dựa vào vị trí chứ bản thân họ lại rời xa cái lĩnh vực nghiên cứu từ lâu rồi.
Bỏ ra gần 10 năm để học tập và miệt mài đi theo con đường nghiên cứu, tôi chỉ muốn trở về xây dựng và đóng góp cho quê hương theo những lý tưởng sáng trong nhất của tuổi trẻ. Nhưng với những cản trở “phi học thuật” còn tồn tại nhức nhối trong môi trường giảng dạy và nghiên cứu ở VN như hiện tại, thì những người có tâm và có tài thực sự sẽ lần lượt khăn gói ra đi mà không phải ân hận về bất cứ một điều gì với lương tâm mình.
- Sơn Khê (Ghi)