- Châm ngôn sống của thanh niên thế hệ hôm nay và đề cao đời sống nội tâm, cảm xúc đã đi vào đề thi học sinh giỏi Ngữ văn quốc gia, diễn ra ngày 11 tháng 2 vừa qua.
Theo đánh giá của giáo viên văn Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) và Trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam, đề thi văn quốc gia năm nay rộng mà hay.
|
Ảnh minh họa |
Cô Triệu Thị Huệ, trưởng bộ môn văn, Trường chuyên Lê Hồng Phong, TP. HCM cho biết, đề nghị luận xã hội (câu 1) là một đề “mở”, rất phù hợp với xu thế ra đề thi hiện nay. Để làm được đề bài này, HS không chỉ đơn giản là “phác họa”, trình bày suy nghĩ về một châm ngôn sống cho chính mình, mà phải xuất phát từ hoàn cảnh, điểm nhìn của một thanh niên sống trong thời đại ngày hôm nay - không ít cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức…
Đề nghị luận văn học (câu 2) yêu cầu kiến thức rộng nhưng phải sâu. Người ra đề đã “làm mới” và “đào sâu” một vấn đề quen thuộc nên trở thành hấp dẫn. Với đề bài này, nếu HS chỉ trình bày chung chung về giá trị nhân đạo, hay “cách nhìn sâu sắc về con người” mà không đi sâu vào vế sau, tức là cách nhìn “hướng đến đời sống nội tâm và cảm xúc” của nhà văn thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu đề ra.
Việc xác định và chứng minh các biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm khá đơn giản với HS giỏi, nhưng không phải HS nào cũng biết khai thác, đào sâu “cách nhìn” thấu hiểu “hướng vào nội tâm và cảm xúc” của con người, để chính từ đó, nhà văn trân trọng, phát hiện những giá trị nhân bản, nhân văn...
Theo cô Huệ, đề nghị luận văn học có khả năng phân biệt trình độ HS cao.
Cô Nguyễn Thị Ninh giáo viên văn Trường Hà Nội- Amsterdam cũng cho rằng đề văn mở, để một khoảng rộng cho thí sinh. Câu nghị luận xã hội rất rộng, mỗi HS có thể chọn cho mình một câu châm ngôn yêu thích nhất, có thể là một lí tưởng, lẽ sống, khát vọng cống hiến, chiếm lĩnh… phụ thuộc vào sở trường của mỗi cá nhân. Học sinh có kĩ năng sống thì châm ngôn sống của em đó sẽ thể hiện thực tế, phản ánh những vận động của thời đại.
- Tú Uyên
Nội dung đề thi Ngữ văn học sinh giỏi quốc gia, thời gian 180 phút (không kể thời gian giao đề): Câu 1. (8,0 điểm) |