- Việc đổi giờ tan của học sinh từ sau 19h lên sau 18h ít nhiều khiến nhiều người thở phào. Nhưng nỗi lo mới lại phát sinh: ấy là chuyện tắc đường. Như lời một giáo viên THPT: “Chưa thấy thay đổi gì, chỉ thấy khổ hơn!”
Bắt đầu từ thứ 2 tuần tới (13/2) lịch tan học của học sinh THPT sẽ được điều chỉnh từ sau 19h lên sớm hơn sau 18h.
Như vậy, sau đúng 1 tuần khi quy định các trường THPT phải tan học buổi chiều sau 19h, Hà Nội lại đưa ra thay đổi mới, cho học sinh tan sớm hơn 1 tiếng so với trước đó.
UBND thành phố cũng nhắc nhở Sở GD&ĐT cần hướng dẫn cụ thể các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT điều chỉnh giờ học tập theo quy định một cách linh hoạt với mục tiêu giãn mật độ giao thông trong giờ cao điểm.
Đổi đi đổi lại rồi sẽ về ban đầu?
Đón nhận quyết định này, Hiệu phó Trường THPT Trần Phú – Hoàn Kiếm (quận Hoàn Kiếm), Bùi Thị Minh Nga vui ít, lo nhiều. “Đổi như vậy ít nhiều cũng tốt hơn, nhất là học sinh và gia đình. Nhưng nên giữ nguyên lịch cũ (cho tan lúc 17h15)” – bà Nga đề xuất.
Theo phân tích của vị hiệu phó: “Tan sau 19h đúng là đỡ tắc đường hơn một chút, song quá khổ cho mọi người. Giờ tan sau 18h, cận giờ tan của một số công sở, giờ tan của sinh viên nhiều trường hi vọng giảm ùn tắc liệu có thực hiện được?”
Suốt 1 tuần nay, không khí tại trường học nơi bà Nga đang công tác cũng như nhiều trường THPT xôn xao vì chuyện đổi giờ học. Với 2/3 giáo viên trẻ, có con nhỏ, thật dễ hiểu cái khó của những người lãnh đạo như bà khi phải sắp xếp lịch dạy, tạo điều kiện cho giáo viên trong việc đón đưa con cái.
Thận trọng hơn, Hiệu phó Trường THPT Kim Liên (quận Đống Đa) Nguyễn Xuân Lâm cho biết, trước mắt, trường sẽ tập trung làm, nếu có khó khăn phát sinh trường sẽ báo cáo.
Đồng quan điểm, Hiệu trưởng Trường THPT Cầu Giấy (quận Cầu Giấy), Trịnh Hùng Sơn trăn trở: “Dù tan sau 18h vẫn vô lí. Là trường bán trú, học sinh học 2 buổi/ngày, trường đã giữ học sinh từ gần 7h đến 16h.
Giữ thêm cũng được thôi, trường sẽ bố trí cho các cháu học thêm hay hoạt động khác. Nhưng khi ấy các cháu đói, mệt. Rồi ai sẵn sàng trả tiền cho những chi phí đội lên này?”
Quy định “xử lí mềm mại, linh hoạt” theo ông Sơn “nên để lịch học như trước khi thay đổi. Học sinh tan sớm ít ảnh hưởng đến ùn tắc giao thông”.
Tương tự, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Siêu (quận Cầu Giấy) Nguyễn Trọng Vĩnh khẳng định: “Trước, trong và đến lần đổi lịch sắp tới lịch học của trường sẽ không thay đổi gì cả, vẫn vào lúc 7h15 và tan sau 16h.
“Tôi nghĩ cũng nên giữ nguyên lịch học như trước đây, không nên đổi vì hiệu quả ít, bất cập và ảnh hưởng thì quá nhiều” – Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, ĐH QGHN Lê Thị Chính đưa ra quan điểm. Trường hiện chỉ học buổi sáng, buổi chiều chỉ học 2-3 tiết, tan vào sau 15h.
Tan sớm hơn 1 tiếng với Minh Trang, học sinh lớp 11D0, Trường THPT Việt Đức (quận Hoàn Kiếm) cũng không thay đổi được nhiều. “Vẫn sẽ là dậy sớm, tan muộn, những tô mỳ tôm ăn vội lúc tan giữa giờ, rồi cuống cuồng lo học thêm”.
Nhà cách trường đến gần 10km nên với Duy Thành, bạn cùng lớp với Minh Trang: “Tan sớm có khi về vẫn vậy thôi vì em sợ đường sẽ tắc hơn”.
Giáo viên THPT: Thương mình lại nghĩ đến trò
Nhìn học trò uể oải, chán học, dỗ mãi vẫn cứ nhoài người khiến những giáo viên như chị Lan (đã đổi tên), giáo viên Lịch sử của một trường THPT thuộc quận Hoàn Kiếm không khỏi buồn lòng.
Mới một tuần đổi lịch học mà học sinh của cô mệt bơ phờ. Cô tâm sự: “Dù trường đã cấm mang đồ ăn vào lớp nhưng có buổi mình vào vẫn thấy mùi mỳ tôm sực lên. Các con đói nên ăn cũng phải lén lút. Tội quá! Mình chưa thấy thay đổi gì, chỉ thấy khổ hơn”.
Đấy là chị thương trò. Nhưng nhìn vào hoàn cảnh của mình, đôi khi người mẹ như chị lại tự xót xa.
Vợ chồng chị Lan làm công chức, tổng lương mỗi tháng gần hơn 6 triệu, hai con nhỏ đang học tiểu học. Trước, chị nghĩ làm giáo viên để được toàn tâm chăm con cho chồng có thời gian làm ngoài, kiếm tiền nuôi con.
Giờ lại đổi lịch học. Chị bận mịt mù, tối 20h mới về đến nhà rồi lại lo kèm cặp các con học, soạn giáo án,... Tiền không có để thuê người giúp việc, bà ngoại của các cháu ở tận Hoằng Hóa, Thanh Hóa phải ra giúp, để lại ông ngoại một mình ở nhà chống chọi với căn bệnh đau dạ dày.
Tốn tiền thuê xe ôm chở con về mà vừa dạy chị vừa lo “ngộ nhỡ con cái mình có bị làm sao”. Ngóng trông từng ngày nhưng giờ tan học chỉ kéo lên được 1 tiếng khiến chị chẳng thể vui mừng vì sẽ không thay đổi được nhiều như thực tế hiện nay.
Là giáo viên THPT lại có con nhỏ đang bú mẹ, nhà cách trường hơn 14km, chồng đi công tác 1 năm chưa về giờ thêm chuyện đổi giờ khiến tình cảnh của chị Ngọc, giáo viên dạy Địa một trường THPT thuộc quận Hoàn Kiếm càng thêm khó khăn.
Suốt 1 tuần nay, chị phải nhờ mẹ chồng qua nhà trông giúp cháu. Đi làm về muộn nên chị phải chuẩn bị mọi thứ từ trưa cho hai bà cháu. Cảm giác thay đổi giờ học muộn (tan sau 19h) khiến chị luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi.
“Lên lớp, nhìn học trò học tiết muộn vừa mệt vừa đói mình chỉ mong để lại lịch như trước khi thay đổi để mọi sinh hoạt không bị đảo lộn như hiện nay” – cô tâm sự.
Tan trường... lúc lặn mặt trời
'Đổi giờ học làm gia đình tôi phát điên lên!'
Con không muốn bị "giam" trong lớp
'Đổi giờ học làm gia đình tôi phát điên lên!'
Con không muốn bị "giam" trong lớp
Bắt đầu từ thứ 2 tuần tới (13/2) lịch tan học của học sinh THPT sẽ được điều chỉnh từ sau 19h lên sớm hơn sau 18h.
Như vậy, sau đúng 1 tuần khi quy định các trường THPT phải tan học buổi chiều sau 19h, Hà Nội lại đưa ra thay đổi mới, cho học sinh tan sớm hơn 1 tiếng so với trước đó.
UBND thành phố cũng nhắc nhở Sở GD&ĐT cần hướng dẫn cụ thể các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT điều chỉnh giờ học tập theo quy định một cách linh hoạt với mục tiêu giãn mật độ giao thông trong giờ cao điểm.
Tiết học muộn của cô trò Trường THPT Quang Trung (quận Đống Đa). |
Đổi đi đổi lại rồi sẽ về ban đầu?
Đón nhận quyết định này, Hiệu phó Trường THPT Trần Phú – Hoàn Kiếm (quận Hoàn Kiếm), Bùi Thị Minh Nga vui ít, lo nhiều. “Đổi như vậy ít nhiều cũng tốt hơn, nhất là học sinh và gia đình. Nhưng nên giữ nguyên lịch cũ (cho tan lúc 17h15)” – bà Nga đề xuất.
Theo phân tích của vị hiệu phó: “Tan sau 19h đúng là đỡ tắc đường hơn một chút, song quá khổ cho mọi người. Giờ tan sau 18h, cận giờ tan của một số công sở, giờ tan của sinh viên nhiều trường hi vọng giảm ùn tắc liệu có thực hiện được?”
Suốt 1 tuần nay, không khí tại trường học nơi bà Nga đang công tác cũng như nhiều trường THPT xôn xao vì chuyện đổi giờ học. Với 2/3 giáo viên trẻ, có con nhỏ, thật dễ hiểu cái khó của những người lãnh đạo như bà khi phải sắp xếp lịch dạy, tạo điều kiện cho giáo viên trong việc đón đưa con cái.
Thận trọng hơn, Hiệu phó Trường THPT Kim Liên (quận Đống Đa) Nguyễn Xuân Lâm cho biết, trước mắt, trường sẽ tập trung làm, nếu có khó khăn phát sinh trường sẽ báo cáo.
Đồng quan điểm, Hiệu trưởng Trường THPT Cầu Giấy (quận Cầu Giấy), Trịnh Hùng Sơn trăn trở: “Dù tan sau 18h vẫn vô lí. Là trường bán trú, học sinh học 2 buổi/ngày, trường đã giữ học sinh từ gần 7h đến 16h.
Học sinh Trường THPT Lương Thế Vinh với những tô mỳ tôm ăn tạm trong thời gian thay đổi lịch học. |
Giữ thêm cũng được thôi, trường sẽ bố trí cho các cháu học thêm hay hoạt động khác. Nhưng khi ấy các cháu đói, mệt. Rồi ai sẵn sàng trả tiền cho những chi phí đội lên này?”
Quy định “xử lí mềm mại, linh hoạt” theo ông Sơn “nên để lịch học như trước khi thay đổi. Học sinh tan sớm ít ảnh hưởng đến ùn tắc giao thông”.
Tương tự, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Siêu (quận Cầu Giấy) Nguyễn Trọng Vĩnh khẳng định: “Trước, trong và đến lần đổi lịch sắp tới lịch học của trường sẽ không thay đổi gì cả, vẫn vào lúc 7h15 và tan sau 16h.
“Tôi nghĩ cũng nên giữ nguyên lịch học như trước đây, không nên đổi vì hiệu quả ít, bất cập và ảnh hưởng thì quá nhiều” – Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, ĐH QGHN Lê Thị Chính đưa ra quan điểm. Trường hiện chỉ học buổi sáng, buổi chiều chỉ học 2-3 tiết, tan vào sau 15h.
Tan sớm hơn 1 tiếng với Minh Trang, học sinh lớp 11D0, Trường THPT Việt Đức (quận Hoàn Kiếm) cũng không thay đổi được nhiều. “Vẫn sẽ là dậy sớm, tan muộn, những tô mỳ tôm ăn vội lúc tan giữa giờ, rồi cuống cuồng lo học thêm”.
Nhà cách trường đến gần 10km nên với Duy Thành, bạn cùng lớp với Minh Trang: “Tan sớm có khi về vẫn vậy thôi vì em sợ đường sẽ tắc hơn”.
Giáo viên THPT: Thương mình lại nghĩ đến trò
Nhìn học trò uể oải, chán học, dỗ mãi vẫn cứ nhoài người khiến những giáo viên như chị Lan (đã đổi tên), giáo viên Lịch sử của một trường THPT thuộc quận Hoàn Kiếm không khỏi buồn lòng.
Mới một tuần đổi lịch học mà học sinh của cô mệt bơ phờ. Cô tâm sự: “Dù trường đã cấm mang đồ ăn vào lớp nhưng có buổi mình vào vẫn thấy mùi mỳ tôm sực lên. Các con đói nên ăn cũng phải lén lút. Tội quá! Mình chưa thấy thay đổi gì, chỉ thấy khổ hơn”.
Đấy là chị thương trò. Nhưng nhìn vào hoàn cảnh của mình, đôi khi người mẹ như chị lại tự xót xa.
Vợ chồng chị Lan làm công chức, tổng lương mỗi tháng gần hơn 6 triệu, hai con nhỏ đang học tiểu học. Trước, chị nghĩ làm giáo viên để được toàn tâm chăm con cho chồng có thời gian làm ngoài, kiếm tiền nuôi con.
Giờ lại đổi lịch học. Chị bận mịt mù, tối 20h mới về đến nhà rồi lại lo kèm cặp các con học, soạn giáo án,... Tiền không có để thuê người giúp việc, bà ngoại của các cháu ở tận Hoằng Hóa, Thanh Hóa phải ra giúp, để lại ông ngoại một mình ở nhà chống chọi với căn bệnh đau dạ dày.
Tốn tiền thuê xe ôm chở con về mà vừa dạy chị vừa lo “ngộ nhỡ con cái mình có bị làm sao”. Ngóng trông từng ngày nhưng giờ tan học chỉ kéo lên được 1 tiếng khiến chị chẳng thể vui mừng vì sẽ không thay đổi được nhiều như thực tế hiện nay.
Là giáo viên THPT lại có con nhỏ đang bú mẹ, nhà cách trường hơn 14km, chồng đi công tác 1 năm chưa về giờ thêm chuyện đổi giờ khiến tình cảnh của chị Ngọc, giáo viên dạy Địa một trường THPT thuộc quận Hoàn Kiếm càng thêm khó khăn.
Suốt 1 tuần nay, chị phải nhờ mẹ chồng qua nhà trông giúp cháu. Đi làm về muộn nên chị phải chuẩn bị mọi thứ từ trưa cho hai bà cháu. Cảm giác thay đổi giờ học muộn (tan sau 19h) khiến chị luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi.
“Lên lớp, nhìn học trò học tiết muộn vừa mệt vừa đói mình chỉ mong để lại lịch như trước khi thay đổi để mọi sinh hoạt không bị đảo lộn như hiện nay” – cô tâm sự.
- Văn Chung