Hàng ngàn sinh viên nước ngoài vay tiền hỗ trợ của Chính phủ để chi trả cho các khoản học phí, sinh hoạt tại các trường đại học ở Anh đã không thể trả được nợ vay sau khi tốt nghiệp.
Các số liệu chính thức cho thấy rằng 45% sinh viên các nước Liên minh châu Âu, những người phải hoàn trả số vốn vay đã “lặn sủi tăm” hoặc còn trả thiếu tiền của tháng Tư năm ngoái.
Điều này sẽ làm tăng lo ngại rằng nhiều sinh viên có đủ điều kiện đối với các khoản vay do Chính phủ trợ cấp để trang trải chi phí học phí, sinh hoạt sẽ không thể hoàn lại số tiền khi trợ cấp gần như miễn phí.
Các số liệu chính thức cho thấy rằng 45% sinh viên các nước Liên minh châu Âu, những người phải hoàn trả số vốn vay đã “lặn sủi tăm” hoặc còn trả thiếu tiền của tháng Tư năm ngoái.
Điều này sẽ làm tăng lo ngại rằng nhiều sinh viên có đủ điều kiện đối với các khoản vay do Chính phủ trợ cấp để trang trải chi phí học phí, sinh hoạt sẽ không thể hoàn lại số tiền khi trợ cấp gần như miễn phí.
Các khoản nợ đọng từ khoản vay vốn của sinh viên Châu Âu vào khoảng 47,4 triệu bảng Anh. |
Trong khi đó, chỉ có hai phần trăm sinh viên của Vương quốc Anh không trả được nợ đã biến mất hoặc còn trả thiếu. Phần đông sinh viên phải xin phép trì hoãn việc trả nợ của họ bởi vì lương của họ quá thấp so với mức lương quy định.
Nhiều sinh viên châu Âu đã trốn về nước, hoặc không thông báo tới “Công ty cho sinh viên vay vốn” (SLC) để trả nợ.
Theo Vụ Kinh doanh (BIS), tổng các khoản nợ không được hoàn trả của sinh viên Châu Âu vào cuối tháng 10/2009 đã là 47,4 triệu bảng.
Như vậy, nếu hàng ngàn sinh viên “trốn nợ” hoặc không hoàn trả lại số tiền thì Kho Bạc sẽ thiếu hụt hơn 20 triệu bảng Anh.
Trong số các sinh viên nước ngoài không hoàn trả số nợ, ba phần tư số đó đã được liệt vào danh sách : "Hiện không có thêm thông tin cần thiết để thiết lập tình trạng trả nợ đúng hạn". Điều đó cho thấy, Công ty cho sinh viên vay vốn (SLC) đã bị mất thông tin theo dõi số sinh viên còn nợ.
Số lượng sinh viên châu Âu được vay vốn sẽ tăng mạnh trong năm nay khi học phí tại các trường đại học ở Anh tăng lên đến 9.000 bảng Anh /một năm, càng làm tăng mối lo ngại của những tổ chức cho vay về việc “chảy máu” vốn cho vay, khi không được hoàn trả lại đúng hạn hoặc không thể hoàn trả do lương thấp và “trốn nợ”.
Ông Bahram Bekhradnia, Giám đốc Giáo dục Đại học Viện chính sách, cho biết rằng việc không trả nợ của sinh viên ở nước ngoài là điều thường xuyên xảy ra.
"Nhiều sinh viên châu Âu sẽ không bao giờ trả lại khoản vay vốn. Chúng tôi đã không thể dùng biện pháp nào để thu hồi nợ vay từ các sinh viên ở các nước Châu Âu như sinh viên trong nước.”
"Đó là điều xảy ra thường xuyên, thậm chí liên tục hàng năm. Có lẽ để xác định, tìm được những sinh viên này và cố gắng để kiện họ sẽ là điều rất khó khăn, và chi phí phải bỏ ra rất lớn."
Công ty cho sinh viên vay vốn (SLC) có quyền khấu trừ tiền trực tiếp từ tiền lương của sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm ở Anh, nhưng đối với sinh viên đã tốt nghiệp sống và làm việc ở nước ngoài thì buộc phải dựa vào sự hợp tác của họ trong việc cập nhật thông tin về thu nhập của họ và làm những thủ tục để họ hoàn trả lại tiền.
Sinh viên tốt nghiệp được cảnh báo trước, nếu không thanh toán có thể sẽ bị thu một khoản phí phạt hoặc phải trả khoản vay đó trong một lần chứ không được kéo dài thành nhiều lần trong một khoảng thời gian.
Thêm vào đó, những người có chức trách và tòa án Anh sẽ thi hành những biện pháp để buộc những sinh viên ở các nước Châu Âu đã vay vốn phải trả lại số tiền, nhưng điều đó rất hiếm khi xảy ra.
Số liệu từ trường Đại học Vương quốc Anh cho thấy sinh viên châu Âu đã thanh toán tiền nợ chỉ chiếm một trong tổng số trên hai mươi sinh viên đại học và sau đại học tại Vương quốc Anh.
• Thu Thảo (Theo Telegraph)
Nhiều sinh viên châu Âu đã trốn về nước, hoặc không thông báo tới “Công ty cho sinh viên vay vốn” (SLC) để trả nợ.
Theo Vụ Kinh doanh (BIS), tổng các khoản nợ không được hoàn trả của sinh viên Châu Âu vào cuối tháng 10/2009 đã là 47,4 triệu bảng.
Như vậy, nếu hàng ngàn sinh viên “trốn nợ” hoặc không hoàn trả lại số tiền thì Kho Bạc sẽ thiếu hụt hơn 20 triệu bảng Anh.
Trong số các sinh viên nước ngoài không hoàn trả số nợ, ba phần tư số đó đã được liệt vào danh sách : "Hiện không có thêm thông tin cần thiết để thiết lập tình trạng trả nợ đúng hạn". Điều đó cho thấy, Công ty cho sinh viên vay vốn (SLC) đã bị mất thông tin theo dõi số sinh viên còn nợ.
Số lượng sinh viên châu Âu được vay vốn sẽ tăng mạnh trong năm nay khi học phí tại các trường đại học ở Anh tăng lên đến 9.000 bảng Anh /một năm, càng làm tăng mối lo ngại của những tổ chức cho vay về việc “chảy máu” vốn cho vay, khi không được hoàn trả lại đúng hạn hoặc không thể hoàn trả do lương thấp và “trốn nợ”.
Ông Bahram Bekhradnia, Giám đốc Giáo dục Đại học Viện chính sách, cho biết rằng việc không trả nợ của sinh viên ở nước ngoài là điều thường xuyên xảy ra.
"Nhiều sinh viên châu Âu sẽ không bao giờ trả lại khoản vay vốn. Chúng tôi đã không thể dùng biện pháp nào để thu hồi nợ vay từ các sinh viên ở các nước Châu Âu như sinh viên trong nước.”
"Đó là điều xảy ra thường xuyên, thậm chí liên tục hàng năm. Có lẽ để xác định, tìm được những sinh viên này và cố gắng để kiện họ sẽ là điều rất khó khăn, và chi phí phải bỏ ra rất lớn."
Công ty cho sinh viên vay vốn (SLC) có quyền khấu trừ tiền trực tiếp từ tiền lương của sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm ở Anh, nhưng đối với sinh viên đã tốt nghiệp sống và làm việc ở nước ngoài thì buộc phải dựa vào sự hợp tác của họ trong việc cập nhật thông tin về thu nhập của họ và làm những thủ tục để họ hoàn trả lại tiền.
Sinh viên tốt nghiệp được cảnh báo trước, nếu không thanh toán có thể sẽ bị thu một khoản phí phạt hoặc phải trả khoản vay đó trong một lần chứ không được kéo dài thành nhiều lần trong một khoảng thời gian.
Thêm vào đó, những người có chức trách và tòa án Anh sẽ thi hành những biện pháp để buộc những sinh viên ở các nước Châu Âu đã vay vốn phải trả lại số tiền, nhưng điều đó rất hiếm khi xảy ra.
Số liệu từ trường Đại học Vương quốc Anh cho thấy sinh viên châu Âu đã thanh toán tiền nợ chỉ chiếm một trong tổng số trên hai mươi sinh viên đại học và sau đại học tại Vương quốc Anh.
• Thu Thảo (Theo Telegraph)