Ông Bùi Mạnh Nhị, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ GD-ĐT cho biết, chế độ phụ cấp thâm niên còn có tác động làm tăng phần hưởng lương hưu sau này đối với nhà giáo.
Một giáo viên công tác giảng dạy đủ 5 năm (60 tháng) mức lương hiện hưởng 2,67 thì phụ cấp thâm niên được 295.000 đồng/tháng. Trong khi đó, giáo viên có mức lương 6,38, có 35 năm giảng dạy thì phụ cấp thâm niên được hưởng vào khoảng trên, dưới 2 triệu đồng/tháng.
Phụ cấp này óp phần cải thiện đời sống cho GV, đặc biệt là GV ở nông thôn, ở vùng sâu, vùng xa có nhiều cống hiến cho giáo dục.
Đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên là nhà giáo trong biên chế, đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập được nhà nước cấp kinh phí hoạt động.
Chế độ phụ cấp thâm niên quy định tại Thông tư liên tịch này được tính hưởng từ ngày 1/5/2011.
Ước tính có hơn 1 triệu nhà giáo được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên theo quy định.
Nhiều nhà giáo mong muốn Chính phủ thực hiện phụ cấp thâm niên với nhà giáo kết hợp với đa giải pháp trong đó bình ổn giá, chống lạm phát là vô cùng quan trọng.
Đây không phải lần đầu tiên Chính phủ thực hiện phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo.
Năm 1988, nhà giáo đứng trước khó khăn, thách thức về đời sống, không ít người bỏ nghề, phụ cấp thâm niên đã ngăn chặn “làn sóng” bỏ nghề. Nhưng phụ cấp thâm niên chỉ thực hiện đến năm 1993. Sau đó, thay cho phụ cấp thâm niên là phụ cấp đứng lớp.
Nhà giáo đủ 5 năm giảng dạy, GD được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng, cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.
Cách tính hàng tháng theo hệ số lương theo ngạch, bậc cộng hệ số phụ
cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng x
mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định từng thời kỳ x mức %
phụ cấp thâm niên được hưởng. |
- N.Hiền