- Thí sinh dự thi vào các trường nghệ thuật có cần giỏi học văn, ngoại ngữ hay chỉ cần có năng khiếu? Các trường đại học đang muốn thay đổi cách tuyển sinh để chọn được ứng viên có chất lượng hơn.
THÔNG TIN LIÊN QUAN:
Cần nhất là năng khiếu
Số đông ý kiến của các trường khối năng khiếu cho rằng, đầu vào quan trọng nhất vẫn là năng khiếu. Do đó, không cần thi môn Ngữ văn hay tiếng Anh…
Do đó, Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội (ĐH SKĐA) Trần Thanh Hiệp đề xuất bổ sung thêm khối S1 và bỏ môn thi Ngữ văn trong kỳ thi vào các trường năng khiếu.
Lý giải về việc thêm khối S1, ông Hiệp cho rằng như vậy sẽ tạo thêm nhiều lựa chọn để thí sinh thi vào trường. Hơn nữa, tiếng Anh ngày càng trở thành ngôn ngữ bắt buộc để hội nhập với thế giới.
Tuy nhiên, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm nghệ thuật TW Phạm Trọng Toàn lại nhìn nhận: “Cái chúng ta quan tâm và cần nhất là năng khiếu. Nhiều em diễn hay, hát giỏi nhưng ngoại ngữ không tốt. Nếu thêm môn tiếng Anh vào thi ĐH, tôi e nhiều em sẽ lựa chọn an toàn, bỏ thi trường năng khiếu”.
Tương tự, Phó Giám đốc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam Vũ Chí Nguyện cũng cho rằng: “Mỗi năm, trường chỉ tuyển hơn 100 chỉ tiêu đã rất khó khăn. Nếu thi thêm môn tiếng Anh, việc tuyển sinh sẽ càng chật vật”.
Bỏ thi đầu vào môn Ngữ văn
Cho rằng môn Ngữ văn chỉ lấy điểm điều kiện, nên ông Trần Thanh Hiệp đề xuất với Bộ GD-ĐT được bỏ môn thi này trong các trường năng khiếu.
“Như vậy, trường sẽ có thời gian tập trung vào khâu tuyển chọn và không bỏ phí tài những em có tài năng. Khi chúng ta bắt đầu tổ chức tuyển sinh, Nhà nước đã cho Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh gần như tự chủ trong tuyển sinh: đề ở 2 môn năng khiếu và văn do trường làm.
Đến năm 2009, quy chế của Bộ GD-ĐT yêu cầu riêng môn Văn các thí sinh thi làm chung đề với khối C trên toàn quốc nhiều em đã chọn các trường khối C để chắc ăn, an toàn hơn” – lời ông Hiệp.
Theo ông Vũ Chí Nguyện: “Nói bỏ môn văn không phải vì trường hay thí sinh sợ mà đó là cách trường giảm bớt áp lực, căng thẳng để thí sinh tập trung hơn vào các môn năng khiếu”.
“Làm nghệ thuật mà kiến thức văn học quá kém cũng không được nhưng cái gì là hình thức, chiếu lệ thì nên bớt đi” - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật TW Phạm Trọng Toàn nêu ý kiến.
Theo thông tin mới nhất ngày 23/2, Bộ GD-ĐT sẽ cho phép một số trường trực thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch được tổ chức tuyển sinh riêng theo đề xuất của các trường.
THÔNG TIN LIÊN QUAN:
Tiết học thực hành của SV khoa truyền hình, ĐH Sân khấu điện ảnh Hà Nội (Ảnh: Trần Quyền). |
Cần nhất là năng khiếu
Số đông ý kiến của các trường khối năng khiếu cho rằng, đầu vào quan trọng nhất vẫn là năng khiếu. Do đó, không cần thi môn Ngữ văn hay tiếng Anh…
Do đó, Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội (ĐH SKĐA) Trần Thanh Hiệp đề xuất bổ sung thêm khối S1 và bỏ môn thi Ngữ văn trong kỳ thi vào các trường năng khiếu.
Lý giải về việc thêm khối S1, ông Hiệp cho rằng như vậy sẽ tạo thêm nhiều lựa chọn để thí sinh thi vào trường. Hơn nữa, tiếng Anh ngày càng trở thành ngôn ngữ bắt buộc để hội nhập với thế giới.
Tuy nhiên, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm nghệ thuật TW Phạm Trọng Toàn lại nhìn nhận: “Cái chúng ta quan tâm và cần nhất là năng khiếu. Nhiều em diễn hay, hát giỏi nhưng ngoại ngữ không tốt. Nếu thêm môn tiếng Anh vào thi ĐH, tôi e nhiều em sẽ lựa chọn an toàn, bỏ thi trường năng khiếu”.
Tương tự, Phó Giám đốc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam Vũ Chí Nguyện cũng cho rằng: “Mỗi năm, trường chỉ tuyển hơn 100 chỉ tiêu đã rất khó khăn. Nếu thi thêm môn tiếng Anh, việc tuyển sinh sẽ càng chật vật”.
Bài thi tốt nghiệp của SV khoa múa, ĐH sân khấu điện ảnh Hà Nội. (Ảnh: Trần Quyền) |
Bỏ thi đầu vào môn Ngữ văn
Cho rằng môn Ngữ văn chỉ lấy điểm điều kiện, nên ông Trần Thanh Hiệp đề xuất với Bộ GD-ĐT được bỏ môn thi này trong các trường năng khiếu.
“Như vậy, trường sẽ có thời gian tập trung vào khâu tuyển chọn và không bỏ phí tài những em có tài năng. Khi chúng ta bắt đầu tổ chức tuyển sinh, Nhà nước đã cho Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh gần như tự chủ trong tuyển sinh: đề ở 2 môn năng khiếu và văn do trường làm.
Đến năm 2009, quy chế của Bộ GD-ĐT yêu cầu riêng môn Văn các thí sinh thi làm chung đề với khối C trên toàn quốc nhiều em đã chọn các trường khối C để chắc ăn, an toàn hơn” – lời ông Hiệp.
Theo ông Vũ Chí Nguyện: “Nói bỏ môn văn không phải vì trường hay thí sinh sợ mà đó là cách trường giảm bớt áp lực, căng thẳng để thí sinh tập trung hơn vào các môn năng khiếu”.
“Làm nghệ thuật mà kiến thức văn học quá kém cũng không được nhưng cái gì là hình thức, chiếu lệ thì nên bớt đi” - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật TW Phạm Trọng Toàn nêu ý kiến.
Theo thông tin mới nhất ngày 23/2, Bộ GD-ĐT sẽ cho phép một số trường trực thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch được tổ chức tuyển sinh riêng theo đề xuất của các trường.
- Văn Chung