- Có lẽ cha mẹ nào cũng vô cùng hài lòng khi thấy con mình lễ phép “khi đi em hỏi, khi về em chào…”. Thế nhưng, không ít cha mẹ vô tình đã biến con thành cái máy chào. Vậy sai ở đâu khi giáo dục lễ nghĩa cho trẻ thơ, hãy cùng chia sẻ qua câu chuyện dưới đây.
Bi có hư không?
Nhìn vẻ mặt cô bạn ngượng nghịu, lúng túng, và cả giận dữ khi bảo mãi mà cậu con trai kháu khỉnh phụng phịu không chịu chào khi mình đến chơi, tôi vừa thấy ái ngại, vừa thương thằng bé mới có 3 tuổi. Cậu bé ban đầu nhìn tôi trìu mến, nhưng nó không mở lời. Khi mẹ nhắc, thái độ cháu chuyển sang oán trách. Khi mẹ nặng lời thì cháu chuyển sang cáu kỉnh.
Tôi trấn an: "Rõ ràng Bi chào chú rồi, mẹ không thấy đó thôi, chào bằng cái nhìn đầu tiên đúng không nào".
Tôi bảo với bạn như vậy nhưng cô bạn vẫn gầm gừ: Như thế là hư, con cái không dậy là hỏng, ông xem thế có được không, ngay cả ăn cơm cũng bướng không mời bố mẹ . Ông biết không, ngày xưa, tôi mà thế thì bà già lột quần cho ăn vụt… Rồi bạn chia sẻ:. Phải giáo dục cẩn thận ngay từ bé, rèn giũa liên tục, ông hiểu không? Mỗi lần đi thăm ông bà, bạn bè, đến xấu hổ vì con hư.
Mình hỏi: "Bây giờ nó gặp ai cũng thế phải không?" Cô bạn thừa nhận đúng, rồi nhìn tôi, chép miệng kết luận: “Trẻ con bây giờ hư lắm, nhưng nhà tôi như thế là không được”.
Con mời con ăn cơm
Bất giác, nhớ hồi tôi mới học lớp 4, hình ảnh thằng Thiện, kém tôi 2 tuổi, là con của một cô làm cùng cơ quan mẹ tôi, khi đến bữa cơm, bao giờ cu cậu cũng vội vàng đứng dậy khoanh tay: Cháu mời bác, cháu mời cô, con mời bố mẹ ăn cơm, và không quên: Con mời con ăn cơm.
Cả nhà phá lên cười. Riêng Thiện chả hiểu vì sao mọi người lại cười, có nhắc nó thì lần sau lại vẫn thế (trừ lúc nó nhớ ra là không được nói: con mời con). Lũ con nít chúng tôi hay bị phạt, bị mắng, hay ăn “lươn” thường vì ham vui, ham chơi nên quên chào, mời hoặc bướng bỉnh khi bị quá ép vào khuôn phép.
Thằng Thiện háu đói, lúc đó mời nghĩa vụ để được ăn, đơn giản vậy thôi chứ nó chẳng mời ai cả, nó chỉ mời cơm ăn nó.
Cu Bi mới 3 tuổi trên đây làm tôi nhớ mãi cảm giác vô nghĩa khi được nhắc chào, bị bắt mời nhiều quá, lũ trẻ hiểu mời chào nghĩa là ngoan, là có quà, được tán thưởng…nhưng có lẽ trong lòng vẫn thích thoải mái tự nhiên hơn.
'Mẹ ngốc như bố í'
Cách đây 2 năm, cả nhà ngồi ăn cơm, thấy con gái học đến lớp 1 rồi mà vẫn “hỗn”, cứ vào mâm là múa máy, hát hò, chọn bát chọn đũa. Lần đó tôi cáu tiết quát: “Con phải lễ phép chứ, mời bố mẹ ăn cơm đi, hôm qua con cũng không mời khi sang ăn cơm với ông bà, bố chán con lắm.”
Mọi lần thì nó cũng mời theo yêu cầu, nhưng lần này nó khựng lại. “Bống mời rồi mà”. Vợ tôi nói: “Mẹ đâu có nghe thấy?” Nó tròn mắt nhìn hai phụ mẫu như người đến từ sao Hỏa: “Mẹ ngốc như bố í, mắt con chớp chớp, đầu con gật, lưỡi con lè ra là mời mà”.
Tôi sững người, ừ nhỉ, sao mình vô lý thế? Trong gia đình nhỏ đâu phải cứ hình thức lễ nghi? Bống đang vui và Bống sáng tạo, lời mời nằm trong ánh mắt, nằm trong những trò trọc phá, hay đơn giản là con quên mời vì đang say mê xem chọn món ăn hình gì, mầu sắc nó ra sao. Biết đâu sự cám dỗ bởi vẻ đẹp mâm cơm mẹ bày ra giống như bữa ăn của bảy chú lùn…, sao mình phải cắt ngang sự sáng tạo hay điều gì đó của bé?
Cái đích của giáo dục lễ nghĩa
Đề tài về giáo dục lễ nghĩa cho con cái thường các bậc cha mẹ quan tâm, chú ý.
Mọi người dễ dàng thấy, nếu có lễ nghĩa đúng mức, con người dễ được cộng đồng chấp nhận, ủng hộ.
Tuy nhiên, sẽ có nhiều hệ lụy, nếu giáo dục lễ nghĩa nặng nề, áp đặt, cưỡng bức, quá chú trọng về hình thức, không hướng tới sự chân thành, tính tự nhiên và nhu cầu phát triển của con trẻ, khiến bé chỉ chào hỏi, thưa gửi để được người lớn tán thưởng, để đẹp lòng người khác, để cha mẹ, ông bà nở mặt nở mày.
Điều đó nếu không được điều chỉnh, để kéo dài suốt tuổi thơ có thể biến trẻ thành kẻ giả dối, hai mặt, gây ra dồn nén, ức chế trong tâm hồn trẻ, gieo vào nhân cách trẻ bao điều không hay, tạo ra những xung đột nội tâm phức tạp khó lường khi trưởng thành.
Ai cũng muốn con mình trưởng thành, thành đạt trong cuộc sống, nhưng nuôi dạy, giáo dục thế nào để con mình chắc chắn sẽ trưởng thành, thành đạt trong cuộc sống, không phải bố mẹ nào cũng biết.
Triết học Phương Đông cho rằng thành công của con người trong cuộc sống quyết định bởi nội lực của con người. Các môn nội công tối thượng của phương Đông đều đi đến một kết luận: nội lực con người càng lớn khi tình yêu đối với muôn loài vật của con người càng phát triển.
Muốn con mình trưởng thành, thành đạt trong cuộc sống, bạn phải thường xuyên giáo dục và phát triển trong con trẻ tình yêu đối với muôn loài.
Các bậc cha mẹ dạy các cháu chào hỏi, mời mọc là giúp các cháu qua đó biết tôn trọng và quan tâm đến người khác, cởi mở đón nhận người khác, đó là biểu hiện của tình yêu đối với mọi người. Khi cái đích đạt được rồi, thì nên bỏ qua tiểu tiết để nhường chỗ sự tự nhiên, cho tình yêu thương lan tỏa, đừng câu nệ hình thức nữa.
Bố mẹ cần làm gương khi chào hỏi, mời chào mọi người trước mặt con trẻ. Con trẻ hồn nhiên, tươi sáng, dễ dàng bắt trước bố mẹ cả hình thức lẫn nội tâm. Nếu bố mẹ chân thành thì con cái cũng chân thành. Quá trình giáo dục như vậy rất tự nhiên, hài hòa.
Bố mẹ cần giúp con phát triển tình yêu chân thành thông qua những lời chào mời tự nhiên, không câu nệ hình thức. Nguồn: eva.vn |
Nhìn vẻ mặt cô bạn ngượng nghịu, lúng túng, và cả giận dữ khi bảo mãi mà cậu con trai kháu khỉnh phụng phịu không chịu chào khi mình đến chơi, tôi vừa thấy ái ngại, vừa thương thằng bé mới có 3 tuổi. Cậu bé ban đầu nhìn tôi trìu mến, nhưng nó không mở lời. Khi mẹ nhắc, thái độ cháu chuyển sang oán trách. Khi mẹ nặng lời thì cháu chuyển sang cáu kỉnh.
Tôi trấn an: "Rõ ràng Bi chào chú rồi, mẹ không thấy đó thôi, chào bằng cái nhìn đầu tiên đúng không nào".
Tôi bảo với bạn như vậy nhưng cô bạn vẫn gầm gừ: Như thế là hư, con cái không dậy là hỏng, ông xem thế có được không, ngay cả ăn cơm cũng bướng không mời bố mẹ . Ông biết không, ngày xưa, tôi mà thế thì bà già lột quần cho ăn vụt… Rồi bạn chia sẻ:. Phải giáo dục cẩn thận ngay từ bé, rèn giũa liên tục, ông hiểu không? Mỗi lần đi thăm ông bà, bạn bè, đến xấu hổ vì con hư.
Mình hỏi: "Bây giờ nó gặp ai cũng thế phải không?" Cô bạn thừa nhận đúng, rồi nhìn tôi, chép miệng kết luận: “Trẻ con bây giờ hư lắm, nhưng nhà tôi như thế là không được”.
Con mời con ăn cơm
Bất giác, nhớ hồi tôi mới học lớp 4, hình ảnh thằng Thiện, kém tôi 2 tuổi, là con của một cô làm cùng cơ quan mẹ tôi, khi đến bữa cơm, bao giờ cu cậu cũng vội vàng đứng dậy khoanh tay: Cháu mời bác, cháu mời cô, con mời bố mẹ ăn cơm, và không quên: Con mời con ăn cơm.
Cả nhà phá lên cười. Riêng Thiện chả hiểu vì sao mọi người lại cười, có nhắc nó thì lần sau lại vẫn thế (trừ lúc nó nhớ ra là không được nói: con mời con). Lũ con nít chúng tôi hay bị phạt, bị mắng, hay ăn “lươn” thường vì ham vui, ham chơi nên quên chào, mời hoặc bướng bỉnh khi bị quá ép vào khuôn phép.
Thằng Thiện háu đói, lúc đó mời nghĩa vụ để được ăn, đơn giản vậy thôi chứ nó chẳng mời ai cả, nó chỉ mời cơm ăn nó.
Cu Bi mới 3 tuổi trên đây làm tôi nhớ mãi cảm giác vô nghĩa khi được nhắc chào, bị bắt mời nhiều quá, lũ trẻ hiểu mời chào nghĩa là ngoan, là có quà, được tán thưởng…nhưng có lẽ trong lòng vẫn thích thoải mái tự nhiên hơn.
'Mẹ ngốc như bố í'
Cách đây 2 năm, cả nhà ngồi ăn cơm, thấy con gái học đến lớp 1 rồi mà vẫn “hỗn”, cứ vào mâm là múa máy, hát hò, chọn bát chọn đũa. Lần đó tôi cáu tiết quát: “Con phải lễ phép chứ, mời bố mẹ ăn cơm đi, hôm qua con cũng không mời khi sang ăn cơm với ông bà, bố chán con lắm.”
Mọi lần thì nó cũng mời theo yêu cầu, nhưng lần này nó khựng lại. “Bống mời rồi mà”. Vợ tôi nói: “Mẹ đâu có nghe thấy?” Nó tròn mắt nhìn hai phụ mẫu như người đến từ sao Hỏa: “Mẹ ngốc như bố í, mắt con chớp chớp, đầu con gật, lưỡi con lè ra là mời mà”.
Tôi sững người, ừ nhỉ, sao mình vô lý thế? Trong gia đình nhỏ đâu phải cứ hình thức lễ nghi? Bống đang vui và Bống sáng tạo, lời mời nằm trong ánh mắt, nằm trong những trò trọc phá, hay đơn giản là con quên mời vì đang say mê xem chọn món ăn hình gì, mầu sắc nó ra sao. Biết đâu sự cám dỗ bởi vẻ đẹp mâm cơm mẹ bày ra giống như bữa ăn của bảy chú lùn…, sao mình phải cắt ngang sự sáng tạo hay điều gì đó của bé?
Cái đích của giáo dục lễ nghĩa
Đề tài về giáo dục lễ nghĩa cho con cái thường các bậc cha mẹ quan tâm, chú ý.
Mọi người dễ dàng thấy, nếu có lễ nghĩa đúng mức, con người dễ được cộng đồng chấp nhận, ủng hộ.
Tuy nhiên, sẽ có nhiều hệ lụy, nếu giáo dục lễ nghĩa nặng nề, áp đặt, cưỡng bức, quá chú trọng về hình thức, không hướng tới sự chân thành, tính tự nhiên và nhu cầu phát triển của con trẻ, khiến bé chỉ chào hỏi, thưa gửi để được người lớn tán thưởng, để đẹp lòng người khác, để cha mẹ, ông bà nở mặt nở mày.
Điều đó nếu không được điều chỉnh, để kéo dài suốt tuổi thơ có thể biến trẻ thành kẻ giả dối, hai mặt, gây ra dồn nén, ức chế trong tâm hồn trẻ, gieo vào nhân cách trẻ bao điều không hay, tạo ra những xung đột nội tâm phức tạp khó lường khi trưởng thành.
Ai cũng muốn con mình trưởng thành, thành đạt trong cuộc sống, nhưng nuôi dạy, giáo dục thế nào để con mình chắc chắn sẽ trưởng thành, thành đạt trong cuộc sống, không phải bố mẹ nào cũng biết.
Triết học Phương Đông cho rằng thành công của con người trong cuộc sống quyết định bởi nội lực của con người. Các môn nội công tối thượng của phương Đông đều đi đến một kết luận: nội lực con người càng lớn khi tình yêu đối với muôn loài vật của con người càng phát triển.
Muốn con mình trưởng thành, thành đạt trong cuộc sống, bạn phải thường xuyên giáo dục và phát triển trong con trẻ tình yêu đối với muôn loài.
Các bậc cha mẹ dạy các cháu chào hỏi, mời mọc là giúp các cháu qua đó biết tôn trọng và quan tâm đến người khác, cởi mở đón nhận người khác, đó là biểu hiện của tình yêu đối với mọi người. Khi cái đích đạt được rồi, thì nên bỏ qua tiểu tiết để nhường chỗ sự tự nhiên, cho tình yêu thương lan tỏa, đừng câu nệ hình thức nữa.
Bố mẹ cần làm gương khi chào hỏi, mời chào mọi người trước mặt con trẻ. Con trẻ hồn nhiên, tươi sáng, dễ dàng bắt trước bố mẹ cả hình thức lẫn nội tâm. Nếu bố mẹ chân thành thì con cái cũng chân thành. Quá trình giáo dục như vậy rất tự nhiên, hài hòa.
- Nhà tâm lý học Hoàng Nhân