ĐH Harvard |
Tuy nhiên, Harvard cho biết trường này không cấp bằng cho những SV đã qua đời, ngoại trừ trong trường hợp họ đã hoàn thành các yêu cầu học tập nhưng qua đời trước khi được cấp bằng.
Cách đây một thập kỉ, ngôi trường này đã phải nói lời xin lỗi sau khi một phóng viên của tạp chí nội bộ phát hiện ra tài liệu có tên là “toà án bí mật” trong kho lưu trữ của trường và SV này đã viết về những vụ đuổi học đó.
“Năm 2002, Harvard đã bày tỏ sự hối tiếc sâu sắc về cách giải quyết vấn đề này của nhà trường cũng như về nỗi đau mà các SV đồng tính và gia đình họ đã phải trải qua cách đây một thế kỉ” – phát ngôn viên John Longbrake của Harvard cho biết trong một tuyên bố.
Tuy vậy, một số người cho rằng xin lỗi thôi là chưa đủ, quan trọng là Harvard phải cấp bằng danh dự cho họ.
“Đây không phải là sự bồi thường chiến tranh. Nó là một cử chỉ đối với cộng đồng LGBT (đồng tính nam, nữ, lưỡng tính, song tính…) hiện tại, rằng trường đại học này đã củng cố giá trị của mình và sẵn sàng giải quyết sai lầm của những năm 20, chứ không chỉ đặt nó trong quá khứ” – Jonas Wang, một sinh viên chuyển đổi giới tính 21 tuổi nhận định.
Một nhóm SV và giảng viên đã lên kế hoạch biểu tình cùng thời điểm với chuyến thăm của Lady Gaga tới ngôi trường này. Nữ ca sĩ có mặt ở Harvard hôm 29/2 để khởi động quỹ chống sự ức hiếp có tên ‘Born This Way’. Gaga hiện là một người hoạt động mạnh mẽ cho cộng đồng người đồng tính.
Nhóm này muốn Harvard chính thức huỷ bỏ toà án bí mật - một toà án gốm các nhà quản lý điều tra các hoạt động đồng tính của SV các trường thuộc nhóm Ivy League vào năm 1920. Tòa án này từng là một bí mật trong nhiều thập kỉ và chỉ công khai vào năm 2002 sau khi bài viết về vụ việc này xuất hiện trên tạp chí Harvard Crimson.
Hơn 2.700 người đã kí vào đơn kiến nghị trên trang Change. org yêu cầu Harvard trao bằng danh dự. Những người tổ chức dự kiến sẽ gửi kiến nghị này lên văn phòng Hiệu trưởng Harvard Drew Faust sau cuộc biểu tình.
Quỹ mới này của Lady Gaga được đặt theo tên của ca khúc hit cũng là tên album năm 2011 của cô. Quỹ này sẽ giải quyết các vấn đề như sự tự tin, hạnh phúc và chống ức hiếp thông qua nghiên cứu, giáo dục và vận động.
Sự kiện hôm 29/2 có sự tham gia của Oprah Winfrey, lãnh đạo tinh thần Deepak Chopra và Bộ trưởng Bộ Dịch vụ con người và y tế Kathleen Sebelius.
Toà án Harvard đã bắt đầu cuộc điều tra sau khi sinh viên Cyril Wilcox tự tử tại nhà vào tháng 5 năm 1920. Wilcox đã gặp những vấn đề trong học tập và bị yêu cầu rời khỏi Harvard.
Khi anh trai của Wilcox - George thông báo cho quyền hiệu trưởng lúc đó là Chester Greenough về vụ tự tử của em trai, ông đã đọc những bức thư không để lại chút nghi ngờ gì về việc Cyril là thành viên của một nhóm đồng tính nam ở Harvard.
Sau khi tham khảo ý kiến của hiệu trưởng Harvard A.Lawrence Lowell, Greenough đã triệu tập nhóm các nhà quản lý để thu thập bằng chứng.
Những sinh viên bị đuổi học, trong đó có cả con trai của nghị sĩ người Mỹ Ernest William Roberts, đã bị yêu cầu ra khỏi Harvard và Cambridge ngay lập tức.
Một SV tên Eugene Cummings, 23 tuổi đã tự tử tại bệnh xá của Harvard sau khi bị toà án này tra hỏi.
Một phong trào sinh viên có tên là 'Their Day in the Yard' đã được thành lập năm 2010 để đề nghị trường này cấp bằng danh dự cho những sinh viên bị trục xuất năm 1920.
- Nguyễn Thảo (Theo Huffingtonpost)