- Sự “quan tâm” của phụ huynh đang trở nên thái quá khiến nhiều bạn trẻ có cảm giác mất lòng tin vào gia đình, mặc cảm với bản thân.
TIN BÀI LIÊN QUAN:
Mẹ vợ của ông chủ Google dạy con như thế nào?
AlanPhan:Dạy con khó hơn điều hành doanh nghiệp
Dạy con hiểu sự công bằng
Ra nước ngoài sống, tôi dạy con khác hẳn
Dạy con- cổ điển hay...cách tân?
Ảnh minh họa: Cha mẹ thương yêu và cũng cần có niềm tin vào con cái. (Nguồn: Getty Images) |
Bố đánh mẹ, con bỏ học
Nhận được thông báo Thắng bỏ học cũng là lúc vợ chồng anh Tài bàng hoàng sửng sốt vì đứa con trước giờ rất ngoan hiền nay bỗng dưng lại “đổ đốn”.
Thắng là sinh viên năm thứ ba một trường của ĐHQG Hà Nội, từ nhỏ đã rất được lòng tin từ bố mẹ bởi sự thông minh và ngoan ngoãn. Em thi đậu ĐH có tiếng là niềm hân hoan của gia đình.
Tuy nhiên, từ nhỏ, Thắng đã phải chứng kiến cảnh người cha đẻ chửi mắng, đánh đập mẹ tàn nhẫn mà lòng đau thắt. Tuổi thơ gói gọn là những ký ức đầy đòn roi và nước mắt. Cậu dần trở nên lì lợm và bất mãn.
Cuối cấp hai, Thắng ngộ ra mình cần phải hành động để giúp mẹ. Cậu quyết định học tập cho thật tốt với mong muốn: “Bố sẽ vui và tự hào vì mình mà không mắng chửi mẹ nữa”. Vốn thông minh cộng thêm nghị lực và ý trí, Thắng đạt rất nhiều kết quả tốt: Đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp huyện môn Toán năm cấp ba, thi đậu hai trường ĐH có tiếng tại Hà Nội.
Nhưng sự cố gắng cũng trở thành vôn nghĩa với Thắng khi đã không được bố thừa nhận, cậu thất vọng khi không nhận lại được sự thay đổi tích cực từ bố.
“Học sao nổi khi có một gia đình như thế. Mình bỏ học để thức tỉnh bố phải biết quý trọng hạnh phúc gia đình. Bản thân mình quá chán nản rồi, chẳng còn tâm trí nào mà gắng học thêm nữa”, Thắng tâm sự.
Chỉ vì quá để tâm đến bố mà Thắng đã bỏ qua niềm tự hào của mẹ về mình, rằng những năm tháng qua, mẹ đã vì cậu mà vượt lên hoàn cảnh.
“Chẳng ngờ, nó lại bỏ học vì chuyện này. Ngần ấy năm, sống chịu đựng, vui vẻ cũng là nhờ con cái. Cứ nghĩ đến con giỏi giang, sau này thành đạt là mừng lắm nên khổ thế nào cũng quên hết. Tưởng con sẽ hiểu được tấm lòng của người mẹ, ai ngờ...”, mẹ Thắng bùi ngùi kể.
Khóc thảm vì tấm bằng chết yểu
Khác với trường hợp của Thắng, Hoàng, sinh viên năm thứ 3 một trường kỹ thuật ở Hà Nội lại bỏ học vì một lý do hết sức khó ngờ. Cậu “nổi tiếng” bởi sự thông minh, tháo vát và liên tiếp giữ danh hiệu học sinh xuất sắc trong các năm học. Vì vậy, rất được lòng bố mẹ và gia đình trong họ tộc.
Họ luôn coi Hoàng là tấm gương để dạy dỗ con cái: “Phải học như anh Hoàng thì mới mong có bằng mà xin việc”. Tuy nhiên, trong cuộc sống, Hoàng luôn có những ý nghĩ, quan niệm trái ngược với bố mẹ.
Đáng nói nhất là quan niệm về bằng cấp. Thái độ bất mãn, Hoàng chia sẻ: “Bố mẹ mình luôn xem trọng tấm bằng hơn là năng lực thực sự. Lúc nào cũng cho rằng nếu không có một tấm bằng tử tế sau khi ra trường sẽ không làm được việc gì. Cái họ quan tâm là bảng điểm. Luôn bắt buộc sau khi ra trường phải đạt bằng loại này, loại kia. Mình thấy quá mệt mỏi vì những điều ấy”.
Hoàng quyết định bỏ học với mong muốn sẽ thay đổi được cách nghĩ của bố mẹ.
“Biết tin mình bỏ học bố mẹ và họ hàng thân thích, họ ngồi vây quanh mình khóc lóc thảm thiết vì tấm bằng đã bị mình làm cho “chết yểu” khi chưa kịp ra đời. Tại sao họ lại tin, yêu tấm bằng hơn cả con trai của họ vậy?”, Hoàng thắc mắc.
Con nghỉ học vì cha mẹ nghi ngờ
Quang hiện đang là đầu bếp chính cho một nhà hàng tại Hà Nội. Trước đây, Quang từng là sinh viên công nghệ thông tin một trường đại học hàng "tốp đầu" ở Hà Nội.
Học gần hết năm thứ 3, cậu bị nhà trường thông báo đuổi học vì … nghỉ học quá nhiều, lý do khiến đứa bạn thân nào cũng bàng hoàng, không thể tin đó là sự thật.
Thấy tò mò, Quang kể lại: “Ngày ấy mình nghỉ nhiều cũng vì lo cày game, chơi đề theo những gì mà bố mẹ “mong muốn”. Nghĩ mà nản, đi học nhóm thì cứ vu cho là đang ở quán game với lý do “học gì mà ồn thế”. Thỉnh thoảng lại tra khảo xem có chơi lô đề không. Có chứng minh, giải thích xong rồi đâu lại vào đấy. Sao họ không thể đặt chút niềm tin vào con cái sao. Không mà cứ “ép” có, đã thế cho có luôn”.
Bố mẹ Quang cũng chỉ còn biết khuyên con nên thi lại, có nhận ra sai sót của mình thì cũng quá muộn, bởi chính họ đã vô tình tạo cho con sự tổn thương sâu sắc: “Mình luôn có cảm giác không được tôn trọng, không được là chính mình khi mà bố mẹ cứ luôn nghi ngờ con cái quá mức. Đã gần một năm những ý nghĩ ấy vẫn chưa thể xóa bỏ”.
- Nguyễn Yến (Trường CĐ Truyền hình TP.HCM)