- Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Giáo dục đạo tạo là nền tảng của mọi sự phát triển. Với ý nghĩa đó, tôi xin đề cập 5 nhiệm vụ quan trọng nhất cần làm của ngành Giáo dục, Đào tạo nước nhà như sau:
1. Nâng cấp đội ngũ giáo viên:
Từ cổ chí kim, từ Bắc đến Nam, từ Đông sang Tây, từ nay đến muôn đời đều khẳng định chất lượng giáo dục lệ thuộc nhiều nhất vào chất lượng giáo viên. Thầy giỏi, cô giỏi sẽ có trò giỏi. Cha ông ta đã tổng kết “Không thầy đố mày làm nên”. Bất kể lĩnh vực nào cán bộ yếu kém đều phải trả giá. Nhưng lĩnh vực giáo dục, đào tạo nếu thầy cô giáo bất cập thì phải trả giá đắt nhất, nguy hiểm nhất. Thậm chí sẽ là có tội đối với thế hệ trẻ, nếu chúng ta vẫn tiếp tục duy trì đội ngũ giáo viên dạy kém, dạy yếu.
Vì thế, nâng cấp, sàng lọc, đổi mới giáo viên để đảm bảo chất lượng đào tạo là 1 việc làm thường xuyên, tất yếu của mọi cơ sở đào tạo, nếu họ thực sự vì tiền đồ đất nước và thế hệ trẻ thân yêu.
Nâng cấp giáo viên bằng thi tuyển, chọn lựa, để đào tạo nhiều giáo viên khá giỏi đáp ứng yêu cầu chất lượng dạy và học.
Sàng lọc giáo viên qua thăm dò tín nhiệm của học sinh, phụ huynh, cán bộ quản lý, lãnh đạo cơ sở. Phân loại nghiêm túc, nhưng thực hiện giảm biên phải trong “nhung lụa” bằng các chính sách thấu tình đạt lý của Nhà nước và chính quyền các cấp. Đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho giáo viên khi thôi giảng dạy. Phải tôn vinh những người biết mình bất cập nhường chỗ cho người giỏi hơn thay mình đứng lớp, đó là biểu hiện sáng giá, có tinh thần trách nhiệm cao với đồng nghiệp và thế hệ trẻ nước nhà.
Đổi mới giáo viên là thay thế, đổi nghề để đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo, để giáo viên bất cập được làm việc khác có ích cho mình và cho xã hội hơn. Tính toán tổng thể 1 bài toán xã hội, thì người nghỉ cũng có lợi (có việc làm phù hợp trình độ, năng khiếu, sở trường) các em học sinh cũng có lợi và xã hội cũng có lợi. Đó là 1 giải pháp hiệu quả mãi mãi nên làm.
2. Đổi mới cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo:
Chất lượng giáo dục lệ thuộc khá nhiều ở chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Những người quản lý giáo dục đào tạo hiện nay phải hội đủ 3 tiêu chuẩn: Trí tuệ, Bản lĩnh và Trách nhiệm.
Một người hiền lành thì làm cha, làm chú, làm bác, làm anh, làm chị rất tốt, nhưng làm quản lý thì chưa hẳn đã tốt.
Một người làm chuyên môn tốt, cũng chưa hẳn sẽ làm quản lý tốt.
Chúng ta chuyển đổi những người dạy giỏi sang làm quản lý, nhiều khi lại đánh mất 1 giáo viên dạy giỏi để có 1 cán bộ quản lý yếu.
Ngành giáo dục đào tạo là ngành có đầu vào, đầu ra đối với đội ngũ cán bộ quản lý, thuận lợi hơn mọi ngành khác. Chọn giáo viên giỏi lên làm quản lý, nếu quản lý tốt thì tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng thành cán bộ quản lý các cấp, nếu bất cập thì trở về làm giáo viên. Đây là điều kiện thuận lợi để lựa chọn cán bộ quản lý có đủ tri thức, bản lĩnh, trách nhiệm nhằm đổi mới toàn diện ngành giáo dục đào tạo ở mọi cấp, mọi ngành, mọi nghề trên địa bản cả nước. Bởi mọi sự đổi mới luôn luôn bắt đầu và lệ thuộc vào đổi mới cán bộ chủ trì, cán bộ quản lý.
3. Đổi mới giáo trình, giáo án:
Lâu nay, ngành giáo dục đào tạo rất quan tâm đến đổi mới giáo trình. Tôi nghĩ đó là cách làm đúng, nhưng chưa trúng bởi giáo trình có tốt bao nhiêu nhưng giáo viên bất cập, cán bộ quản lý yếu thì hiệu quả giáo dục đào tạo vẫn khó cải thiện; Vì thế phải đặt vị trí đổi mới giáo trình sau sàng lọc, nâng cấp giáo viên và đổi mới cán bộ quản lý. Đây là 3 yếu tố của 1 nội dung có ý nghĩa tạo đà, nhân quả cho nhau, không được xem nhẹ yếu tố nào trong quản lý giáo dục, đào tạo.
4. Tăng cường kỷ cương thi cử:
Hiện nay vấn đề thi cử đang được cả xã hội quan tâm bàn luận và tranh cải chưa đến hồi kết thúc. Tôi xin mạnh dạn góp ý vào đề tài này mấy ý kiến như sau:
Trước hết cần nói thi mà ai cũng đậu, cũng khá, cũng tiên tiến thì bỏ thi là hoàn toàn đúng. Nhưng thi để đánh giá đúng chất lượng, qua đó biết người giỏi để đào tạo, người yếu để bồi dưỡng, biết bức tranh chung về chất lượng mũi nhọn và đại trà để đổi mới giáo dục đào tạo thì thi mãi mãi cần. Học mà không thi thì sẽ không thi đua để học. Cha ông mình ngày xưa làm quan còn phải thi, huống chi đi học.
Vì thế tăng cường kỷ cương thi cử trong giáo dục đào tạo là 1 yêu cầu cần thiết để phản ánh chính xác chất lượng học sinh nhằm phân loại, phân luồng giáo dục đạo tạo quốc dân đạt hiệu quả cao nhất.
5. Tích cực xã hội hóa giáo dục, đào tạo:
Sức mạnh tổng hợp của ngành Giáo dục, Đào tạo được đo bằng thước đo xã hội hóa. Xã hội hóa là cách tốt nhất để huy động mọi nguồn lực từ học sinh, phụ huynh, doanh nghiệp, các tổ chức tài trợ quốc tế, ngân sách 4 cấp (xã, huyện, tỉnh, trung ương) cùng vào cuộc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị dạy và học phù hợp với nền kinh tế đất nước, sớm ngang tầm với khu vực và quốc tế.
Xã hội hóa không chỉ huy động nguồn lực vật chất, mà điều quan trọng hơn còn là huy động trí tuệ, chất xám, trách nhiệm, tấm lòng của cả xã hội hiến kế cho sự nghiệp chấn hưng nền giáo dục quốc gia đúng hướng, hiệu quả, bền vững, tránh các chủ trương nóng vội, nửa vời thiếu khoa học và thực tiễn, đưa thế hệ trẻ vào các cuộc “thử nghiệm” tốn kém vật chất, lãng phí thời gian, mỏi mệt tinh thần và hiệu quả thấp.
Xã hội hóa cũng là con đường tốt nhất để tiếp cận các bài học thành công của nền giáo dục các quốc gia tiên tiến trên thế giới để vận dụng sáng tạo, đúng đắn, sát thực vào thực tiễn Việt Nam, theo hướng đi tắt, đón đầu, bứt phá nhanh hơn với hiệu quả cao nhất, như: Văn hóa ứng xử nên học Nhật Bản; Hoài bão làm giàu và ứng dụng CNTT học Ixrael. Giáo dục phổ thông học Cộng hòa Pháp. Đào tạo đại học học Vương quốc Anh. Đào tạo sau đại học học Hoa Kỳ, đào tạo dạy nghề học CHLB Đức, văn hóa đọc học Tây Ban Nha và Cu Ba..v.v…
Xã hội hóa để có nguồn lực áp dụng nhanh các tiến bộ KHCN để dạy và học tốt hơn, như ứng dụng các thành tựu về CNTT và Truyền thông; khai thác và sử dụng tốt nhất mặt tích cực của Internet. Tận dụng tốt xu hướng hội tụ của Internet, truyền hình và viễn thông. Áp dụng tốt các hình thức học và thi qua trực tuyến. Sớm ra đời sách giáo khoa điện tử, thư viện điện tử… để phục vụ tốt nhất mọi nhu cầu chính đáng của thế hệ trẻ trên môi trường mạng.
Năm giải pháp nêu trên là một chỉnh thể thống nhất trong sự nghiệp đổi mới và cái cách giáo dục đào tạo nước nhà. Vấn đề quan trọng là thống nhất nhận thức, quyết liệt trong hành động thì nhất định sẽ thành công. Bởi: Nhận thức là chìa khóa của hành động, hành động là thước đo của nhận thức. Khi đã có chiến lược đúng thì ngôn ngữ ngắn nhất, thuyết phục nhất là hành động để sớm thành công.
|
Học sinh trường tiểu học Đồng Văn, Quế Phong (Nghệ An). Ảnh: Lê Anh Dũng |
1. Nâng cấp đội ngũ giáo viên:
Từ cổ chí kim, từ Bắc đến Nam, từ Đông sang Tây, từ nay đến muôn đời đều khẳng định chất lượng giáo dục lệ thuộc nhiều nhất vào chất lượng giáo viên. Thầy giỏi, cô giỏi sẽ có trò giỏi. Cha ông ta đã tổng kết “Không thầy đố mày làm nên”. Bất kể lĩnh vực nào cán bộ yếu kém đều phải trả giá. Nhưng lĩnh vực giáo dục, đào tạo nếu thầy cô giáo bất cập thì phải trả giá đắt nhất, nguy hiểm nhất. Thậm chí sẽ là có tội đối với thế hệ trẻ, nếu chúng ta vẫn tiếp tục duy trì đội ngũ giáo viên dạy kém, dạy yếu.
Vì thế, nâng cấp, sàng lọc, đổi mới giáo viên để đảm bảo chất lượng đào tạo là 1 việc làm thường xuyên, tất yếu của mọi cơ sở đào tạo, nếu họ thực sự vì tiền đồ đất nước và thế hệ trẻ thân yêu.
Nâng cấp giáo viên bằng thi tuyển, chọn lựa, để đào tạo nhiều giáo viên khá giỏi đáp ứng yêu cầu chất lượng dạy và học.
Sàng lọc giáo viên qua thăm dò tín nhiệm của học sinh, phụ huynh, cán bộ quản lý, lãnh đạo cơ sở. Phân loại nghiêm túc, nhưng thực hiện giảm biên phải trong “nhung lụa” bằng các chính sách thấu tình đạt lý của Nhà nước và chính quyền các cấp. Đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho giáo viên khi thôi giảng dạy. Phải tôn vinh những người biết mình bất cập nhường chỗ cho người giỏi hơn thay mình đứng lớp, đó là biểu hiện sáng giá, có tinh thần trách nhiệm cao với đồng nghiệp và thế hệ trẻ nước nhà.
Đổi mới giáo viên là thay thế, đổi nghề để đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo, để giáo viên bất cập được làm việc khác có ích cho mình và cho xã hội hơn. Tính toán tổng thể 1 bài toán xã hội, thì người nghỉ cũng có lợi (có việc làm phù hợp trình độ, năng khiếu, sở trường) các em học sinh cũng có lợi và xã hội cũng có lợi. Đó là 1 giải pháp hiệu quả mãi mãi nên làm.
2. Đổi mới cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo:
Chất lượng giáo dục lệ thuộc khá nhiều ở chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Những người quản lý giáo dục đào tạo hiện nay phải hội đủ 3 tiêu chuẩn: Trí tuệ, Bản lĩnh và Trách nhiệm.
Một người hiền lành thì làm cha, làm chú, làm bác, làm anh, làm chị rất tốt, nhưng làm quản lý thì chưa hẳn đã tốt.
Một người làm chuyên môn tốt, cũng chưa hẳn sẽ làm quản lý tốt.
Chúng ta chuyển đổi những người dạy giỏi sang làm quản lý, nhiều khi lại đánh mất 1 giáo viên dạy giỏi để có 1 cán bộ quản lý yếu.
Ngành giáo dục đào tạo là ngành có đầu vào, đầu ra đối với đội ngũ cán bộ quản lý, thuận lợi hơn mọi ngành khác. Chọn giáo viên giỏi lên làm quản lý, nếu quản lý tốt thì tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng thành cán bộ quản lý các cấp, nếu bất cập thì trở về làm giáo viên. Đây là điều kiện thuận lợi để lựa chọn cán bộ quản lý có đủ tri thức, bản lĩnh, trách nhiệm nhằm đổi mới toàn diện ngành giáo dục đào tạo ở mọi cấp, mọi ngành, mọi nghề trên địa bản cả nước. Bởi mọi sự đổi mới luôn luôn bắt đầu và lệ thuộc vào đổi mới cán bộ chủ trì, cán bộ quản lý.
|
Học sinh Trường tiểu học Quan Sơn, Thanh Hóa. Ảnh: Lê Anh Dũng |
3. Đổi mới giáo trình, giáo án:
Lâu nay, ngành giáo dục đào tạo rất quan tâm đến đổi mới giáo trình. Tôi nghĩ đó là cách làm đúng, nhưng chưa trúng bởi giáo trình có tốt bao nhiêu nhưng giáo viên bất cập, cán bộ quản lý yếu thì hiệu quả giáo dục đào tạo vẫn khó cải thiện; Vì thế phải đặt vị trí đổi mới giáo trình sau sàng lọc, nâng cấp giáo viên và đổi mới cán bộ quản lý. Đây là 3 yếu tố của 1 nội dung có ý nghĩa tạo đà, nhân quả cho nhau, không được xem nhẹ yếu tố nào trong quản lý giáo dục, đào tạo.
4. Tăng cường kỷ cương thi cử:
Hiện nay vấn đề thi cử đang được cả xã hội quan tâm bàn luận và tranh cải chưa đến hồi kết thúc. Tôi xin mạnh dạn góp ý vào đề tài này mấy ý kiến như sau:
Trước hết cần nói thi mà ai cũng đậu, cũng khá, cũng tiên tiến thì bỏ thi là hoàn toàn đúng. Nhưng thi để đánh giá đúng chất lượng, qua đó biết người giỏi để đào tạo, người yếu để bồi dưỡng, biết bức tranh chung về chất lượng mũi nhọn và đại trà để đổi mới giáo dục đào tạo thì thi mãi mãi cần. Học mà không thi thì sẽ không thi đua để học. Cha ông mình ngày xưa làm quan còn phải thi, huống chi đi học.
Vì thế tăng cường kỷ cương thi cử trong giáo dục đào tạo là 1 yêu cầu cần thiết để phản ánh chính xác chất lượng học sinh nhằm phân loại, phân luồng giáo dục đạo tạo quốc dân đạt hiệu quả cao nhất.
5. Tích cực xã hội hóa giáo dục, đào tạo:
Sức mạnh tổng hợp của ngành Giáo dục, Đào tạo được đo bằng thước đo xã hội hóa. Xã hội hóa là cách tốt nhất để huy động mọi nguồn lực từ học sinh, phụ huynh, doanh nghiệp, các tổ chức tài trợ quốc tế, ngân sách 4 cấp (xã, huyện, tỉnh, trung ương) cùng vào cuộc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị dạy và học phù hợp với nền kinh tế đất nước, sớm ngang tầm với khu vực và quốc tế.
Xã hội hóa không chỉ huy động nguồn lực vật chất, mà điều quan trọng hơn còn là huy động trí tuệ, chất xám, trách nhiệm, tấm lòng của cả xã hội hiến kế cho sự nghiệp chấn hưng nền giáo dục quốc gia đúng hướng, hiệu quả, bền vững, tránh các chủ trương nóng vội, nửa vời thiếu khoa học và thực tiễn, đưa thế hệ trẻ vào các cuộc “thử nghiệm” tốn kém vật chất, lãng phí thời gian, mỏi mệt tinh thần và hiệu quả thấp.
Xã hội hóa cũng là con đường tốt nhất để tiếp cận các bài học thành công của nền giáo dục các quốc gia tiên tiến trên thế giới để vận dụng sáng tạo, đúng đắn, sát thực vào thực tiễn Việt Nam, theo hướng đi tắt, đón đầu, bứt phá nhanh hơn với hiệu quả cao nhất, như: Văn hóa ứng xử nên học Nhật Bản; Hoài bão làm giàu và ứng dụng CNTT học Ixrael. Giáo dục phổ thông học Cộng hòa Pháp. Đào tạo đại học học Vương quốc Anh. Đào tạo sau đại học học Hoa Kỳ, đào tạo dạy nghề học CHLB Đức, văn hóa đọc học Tây Ban Nha và Cu Ba..v.v…
Xã hội hóa để có nguồn lực áp dụng nhanh các tiến bộ KHCN để dạy và học tốt hơn, như ứng dụng các thành tựu về CNTT và Truyền thông; khai thác và sử dụng tốt nhất mặt tích cực của Internet. Tận dụng tốt xu hướng hội tụ của Internet, truyền hình và viễn thông. Áp dụng tốt các hình thức học và thi qua trực tuyến. Sớm ra đời sách giáo khoa điện tử, thư viện điện tử… để phục vụ tốt nhất mọi nhu cầu chính đáng của thế hệ trẻ trên môi trường mạng.
Năm giải pháp nêu trên là một chỉnh thể thống nhất trong sự nghiệp đổi mới và cái cách giáo dục đào tạo nước nhà. Vấn đề quan trọng là thống nhất nhận thức, quyết liệt trong hành động thì nhất định sẽ thành công. Bởi: Nhận thức là chìa khóa của hành động, hành động là thước đo của nhận thức. Khi đã có chiến lược đúng thì ngôn ngữ ngắn nhất, thuyết phục nhất là hành động để sớm thành công.
- Lê Doãn Hợp (Nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)