- Một hội thảo lớn nhất từ trước tới nay bàn về vấn đề giảng dạy bộ môn sinh học trong nhà trường đã diễn ra ở Hải Phòng trong 2 ngày 14 và 15/4 với sự tham gia của các nhà quản lý, giáo sư, tiến sĩ đầu ngành và thầy cô giáo trên toàn quốc.
Hội thảo tập trung vào các chủ đề: nghiên cứu lí luận về giáo dục sinh học ở trường phổ thông Việt Nam; thực tiễn giảng dạy môn học (chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá kết quả, sử dụng thiết bị...); việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên và phương hướng phát triển giáo dục sinh học phổ thông ở Việt Nam thời gian tới.
Theo TS Ngô Văn Hưng (Vụ Giáo dục Trung học), có một thực tế hiển nhiên, học sinh Việt Nam học lý thuyết rất giỏi, nhưng khi ra trường không phải ai cũng làm việc tốt và xuất sắc. Sở dĩ như vậy vì trong quá trình học, học sinh ít được thực hành. Cách làm này có khác biệt so với các nước phương Tây và Mỹ, học sinh chủ yếu đọc tài liệu và trao đổi với giáo viên về lý thuyết khi họ chưa hiểu hết trong thực hành.
Ông Hưng phân tích , dù đã đưa số tiết thực hành tăng lên, trang thiết bị đã được cấp nhiều hơn và người phụ trách thí nghiêm cũng được nâng cao trình độ nhưng trong thực tế, hiệu quả vẫn chưa rõ ràng do khung chương trình mới chỉ nêu ra được nội dung dạy học chung chung, chưa cụ thể. Bên cạnh đó, số tiết thực hành đã được tăng lên, nhưng so với số tiết lý thuyết thì vẫn “chênh” lớn. Vì thế, việc dạy thực hành phụ thuộc phần lớn vào đội ngũ giáo viên, quản lý ở từng trường cụ thể.
Những bất cập nêu trên là một trong những nguyên nhân lớn dẫn tới chất lượng học tập chưa đồng đều, học sinh nghiêng về lý thuyết mơ hồ mà chưa giỏi trong hành động, việc làm thực tiễn.
Các thảo luận tại hội thảo cho hay, những khó khăn kinh phí, thiếu thốn trang thiết bị không còn là vấn đề trầm trọng, mà quan trọng là khả năng chưa bắt nhịp kịp với vấn đề đổi mới. Chẳng hạn, các đơn vị được trang sắm thiết bị hiện đại, nhưng lại để “đắp chiếu” vì không có người vận hành.
GS. TS Mai Đình Yên, chuyên gia đầu ngành về nghiên cứu sinh học ( ĐHQG Hà Nội) khẳng định cần hội nhập sớm, học hỏi được các mô hình nhưng cần áp dụng một cách phù hợp, linh hoạt tại Việt Nam. Hiện nay, thiết bị thực hành lại hỏng hóc, xuống cấp, thậm chí là chưa dùng bao giờ; chương trình giảng dạy thì chưa áp dụng được khoa học hiện đại và không phù hợp trong cân đối thời gian dạy học và sách giáo khoa còn nhiều chi tiết sai.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, đòi hỏi nội dung các môn học, trong đó có sinh học phải đặt trong mối quan hệ phù hợp chung, tích hợp cao, gắn bó với thực tiễn và tăng tính thực hành. Vì vậy, các trường thời gian tới các trường phải tăng cường kiểm tra, thi và đánh giá phải hướng tới phát triển năng lực của học sinh, thúc đấy đổi mới phương pháp dạy học.
|
Các giáo viên dự hội thảo. |
Hội thảo tập trung vào các chủ đề: nghiên cứu lí luận về giáo dục sinh học ở trường phổ thông Việt Nam; thực tiễn giảng dạy môn học (chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá kết quả, sử dụng thiết bị...); việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên và phương hướng phát triển giáo dục sinh học phổ thông ở Việt Nam thời gian tới.
Theo TS Ngô Văn Hưng (Vụ Giáo dục Trung học), có một thực tế hiển nhiên, học sinh Việt Nam học lý thuyết rất giỏi, nhưng khi ra trường không phải ai cũng làm việc tốt và xuất sắc. Sở dĩ như vậy vì trong quá trình học, học sinh ít được thực hành. Cách làm này có khác biệt so với các nước phương Tây và Mỹ, học sinh chủ yếu đọc tài liệu và trao đổi với giáo viên về lý thuyết khi họ chưa hiểu hết trong thực hành.
Ông Hưng phân tích , dù đã đưa số tiết thực hành tăng lên, trang thiết bị đã được cấp nhiều hơn và người phụ trách thí nghiêm cũng được nâng cao trình độ nhưng trong thực tế, hiệu quả vẫn chưa rõ ràng do khung chương trình mới chỉ nêu ra được nội dung dạy học chung chung, chưa cụ thể. Bên cạnh đó, số tiết thực hành đã được tăng lên, nhưng so với số tiết lý thuyết thì vẫn “chênh” lớn. Vì thế, việc dạy thực hành phụ thuộc phần lớn vào đội ngũ giáo viên, quản lý ở từng trường cụ thể.
Những bất cập nêu trên là một trong những nguyên nhân lớn dẫn tới chất lượng học tập chưa đồng đều, học sinh nghiêng về lý thuyết mơ hồ mà chưa giỏi trong hành động, việc làm thực tiễn.
Các thảo luận tại hội thảo cho hay, những khó khăn kinh phí, thiếu thốn trang thiết bị không còn là vấn đề trầm trọng, mà quan trọng là khả năng chưa bắt nhịp kịp với vấn đề đổi mới. Chẳng hạn, các đơn vị được trang sắm thiết bị hiện đại, nhưng lại để “đắp chiếu” vì không có người vận hành.
GS. TS Mai Đình Yên, chuyên gia đầu ngành về nghiên cứu sinh học ( ĐHQG Hà Nội) khẳng định cần hội nhập sớm, học hỏi được các mô hình nhưng cần áp dụng một cách phù hợp, linh hoạt tại Việt Nam. Hiện nay, thiết bị thực hành lại hỏng hóc, xuống cấp, thậm chí là chưa dùng bao giờ; chương trình giảng dạy thì chưa áp dụng được khoa học hiện đại và không phù hợp trong cân đối thời gian dạy học và sách giáo khoa còn nhiều chi tiết sai.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, đòi hỏi nội dung các môn học, trong đó có sinh học phải đặt trong mối quan hệ phù hợp chung, tích hợp cao, gắn bó với thực tiễn và tăng tính thực hành. Vì vậy, các trường thời gian tới các trường phải tăng cường kiểm tra, thi và đánh giá phải hướng tới phát triển năng lực của học sinh, thúc đấy đổi mới phương pháp dạy học.
- Ngọc Anh