Trong chuyến đi nghỉ chung với cơ quan, con trai chúng tôi đã biến mất ngay sau khi xe vừa tới địa điểm, chỉ để lại tin nhắn: “Con muốn có vài ngày của riêng mình. Đừng lo cho con!”.
Lòng dạ của vợ chồng tôi như có lửa đốt, vội bỏ đoàn, bắt xe về lại nhà. Gọi điện khắp nơi để tìm, mới biết nó đang ở nhà một người trong họ nội, cách nơi chúng tôi đi du lịch không xa. Không thể đi đón con về ngay trong đêm, vợ chồng tôi cố nghỉ ngơi, chờ đến khuya đi sớm.
Nhưng nằm trong căn nhà vắng hơi con, nghe vợ trở mình nặng nhọc, tôi cứ nghĩ mãi về nguyên nhân “nổi cơn” của con mình.
Dù con không phải là đứa luôn vâng lời, nhưng chưa bao giờ con chống đối chúng tôi như thế.
Từ nhỏ, ngoại hình của con đã... không giống ai. Vợ tôi thường ngẩn ngơ nhìn gương mặt thanh tú của cô ấy trong gương rồi nhìn sang cặp mắt một mí, chiếc mũi thấp của con, thở dài ngao ngán.
Đôi môi dày và chiếc cằm hơi bạnh của con cũng không phải thừa hưởng từ cha mẹ. Con giống bên nội một chút, bên ngoại một chút, mà toàn những điểm không hoàn hảo. Chưa ba tuổi, con đã biết xụ mặt khi mẹ chê xấu trước mọi người...
Rồi nết ăn, nếp ở của con cũng... không giống ai. Vợ tôi có tiếng sạch sẽ, ngăn nắp, đã... rèn tôi từ ngày mới cưới nên nhà tôi lúc nào cũng trong tình trạng “vô trùng”. Thế mà con càng lớn, nhà càng rối tinh. Vợ tôi suốt ngày theo sau dọn dẹp, nhắc chừng mãi chịu không nổi, giao luôn cho con một phòng riêng để tha hồ bày bừa.
Mỗi lần tới kỳ tổng vệ sinh, tôi lại nghe tiếng vợ ra rả: “Ở đâu ra cái kiểu này vậy trời? Y như cái chuồng heo”. Đến giờ cơm, con tôi lại thuận tay bốc miếng dưa leo, cầm cái đùi gà, đưa chén lên húp xì xụp trước sự khó chịu của người mẹ kỹ tính, chưa kể nó thích đem các loại mắm nặng mùi hay hàng rong, quà vặt về nhà, là những thứ mà tôi chưa bao giờ đụng đũa, còn vợ tôi bịt mũi kêu trời.
Trong việc học, con thường làm chúng tôi thất vọng, khi thỉnh thoảng tên con bị nêu trước cờ, hay chúng tôi bị mời gặp cô chủ nhiệm. Giờ nhạc thì con lấy sách ra đọc, giờ văn con lại hát vu vơ. Chính tả tiếng Việt thì sai be bét, nhưng lại hát chuẩn các ca khúc ngoại. Làm toán thì con le lưỡi, hôm nào được bảy điểm đã là mừng, vậy mà mới học lớp 6 đã biết kinh doanh bằng cách làm thiệp và các món quà thủ công để bán cho bạn bè. Con trai chỉ giỏi mỗi môn giáo dục thể chất, lĩnh vực mà vợ tôi đánh giá thấp vì... không phải động não, nên khi con có tên trong đội bóng của trường, vợ tôi càng chán nản: “Không biết nó giống ai...”.
Khổ sở vì chất “nghệ sĩ” của con và ê mặt vì cả hai vợ chồng cũng như nội ngoại hai bên đều thành danh, đỗ đạt, thậm chí chú bác có người là giáo sư, tiến sĩ nên vợ tôi tối ngày rầy rà con: “Con coi lại con có giống ai không? Học hành không lo, lo chuyện tào lao”, “Cả đời đá bóng mà sống được hả, con ơi là con!”. Có khách tới chơi, vợ tôi lại lôi con ra than phiền: “Mười mấy tuổi đầu mà nó như con nít, suốt ngày chẳng ngó ngàng tới nhà cửa, người thân”.
Mới đây, khi con bày tỏ mong muốn năm sau không thi đại học mà sẽ học nghề, vợ tôi đã tức giận đòi cho con đi nghĩa vụ cho biết thân. Không ngờ, nó tỉnh bơ đáp lại: “Đi phục vụ đất nước cũng hay ấy chứ”.
Một mình tìm đến vùng quê nơi con đang trú ngụ, tôi thấy nó vui vẻ tưới cây, tát mương, dạy trẻ con hàng xóm chơi banh, chứ không lầm lì như ở nhà. Trên đường trở về, con rơm rớm nước mắt: “Mẹ luôn bảo con không giống ai khiến con buồn lắm, bức bối lắm...”. Tôi vỗ vai con, hứa: “Ba sẽ bàn lại với mẹ. Con đã lớn rồi, con cũng có bản sắc riêng...”.
TheoPhụ nữ TP.HCM
Nhưng nằm trong căn nhà vắng hơi con, nghe vợ trở mình nặng nhọc, tôi cứ nghĩ mãi về nguyên nhân “nổi cơn” của con mình.
Dù con không phải là đứa luôn vâng lời, nhưng chưa bao giờ con chống đối chúng tôi như thế.
Từ nhỏ, ngoại hình của con đã... không giống ai. Vợ tôi thường ngẩn ngơ nhìn gương mặt thanh tú của cô ấy trong gương rồi nhìn sang cặp mắt một mí, chiếc mũi thấp của con, thở dài ngao ngán.
Đôi môi dày và chiếc cằm hơi bạnh của con cũng không phải thừa hưởng từ cha mẹ. Con giống bên nội một chút, bên ngoại một chút, mà toàn những điểm không hoàn hảo. Chưa ba tuổi, con đã biết xụ mặt khi mẹ chê xấu trước mọi người...
Rồi nết ăn, nếp ở của con cũng... không giống ai. Vợ tôi có tiếng sạch sẽ, ngăn nắp, đã... rèn tôi từ ngày mới cưới nên nhà tôi lúc nào cũng trong tình trạng “vô trùng”. Thế mà con càng lớn, nhà càng rối tinh. Vợ tôi suốt ngày theo sau dọn dẹp, nhắc chừng mãi chịu không nổi, giao luôn cho con một phòng riêng để tha hồ bày bừa.
Mỗi lần tới kỳ tổng vệ sinh, tôi lại nghe tiếng vợ ra rả: “Ở đâu ra cái kiểu này vậy trời? Y như cái chuồng heo”. Đến giờ cơm, con tôi lại thuận tay bốc miếng dưa leo, cầm cái đùi gà, đưa chén lên húp xì xụp trước sự khó chịu của người mẹ kỹ tính, chưa kể nó thích đem các loại mắm nặng mùi hay hàng rong, quà vặt về nhà, là những thứ mà tôi chưa bao giờ đụng đũa, còn vợ tôi bịt mũi kêu trời.
Trong việc học, con thường làm chúng tôi thất vọng, khi thỉnh thoảng tên con bị nêu trước cờ, hay chúng tôi bị mời gặp cô chủ nhiệm. Giờ nhạc thì con lấy sách ra đọc, giờ văn con lại hát vu vơ. Chính tả tiếng Việt thì sai be bét, nhưng lại hát chuẩn các ca khúc ngoại. Làm toán thì con le lưỡi, hôm nào được bảy điểm đã là mừng, vậy mà mới học lớp 6 đã biết kinh doanh bằng cách làm thiệp và các món quà thủ công để bán cho bạn bè. Con trai chỉ giỏi mỗi môn giáo dục thể chất, lĩnh vực mà vợ tôi đánh giá thấp vì... không phải động não, nên khi con có tên trong đội bóng của trường, vợ tôi càng chán nản: “Không biết nó giống ai...”.
Khổ sở vì chất “nghệ sĩ” của con và ê mặt vì cả hai vợ chồng cũng như nội ngoại hai bên đều thành danh, đỗ đạt, thậm chí chú bác có người là giáo sư, tiến sĩ nên vợ tôi tối ngày rầy rà con: “Con coi lại con có giống ai không? Học hành không lo, lo chuyện tào lao”, “Cả đời đá bóng mà sống được hả, con ơi là con!”. Có khách tới chơi, vợ tôi lại lôi con ra than phiền: “Mười mấy tuổi đầu mà nó như con nít, suốt ngày chẳng ngó ngàng tới nhà cửa, người thân”.
Mới đây, khi con bày tỏ mong muốn năm sau không thi đại học mà sẽ học nghề, vợ tôi đã tức giận đòi cho con đi nghĩa vụ cho biết thân. Không ngờ, nó tỉnh bơ đáp lại: “Đi phục vụ đất nước cũng hay ấy chứ”.
Một mình tìm đến vùng quê nơi con đang trú ngụ, tôi thấy nó vui vẻ tưới cây, tát mương, dạy trẻ con hàng xóm chơi banh, chứ không lầm lì như ở nhà. Trên đường trở về, con rơm rớm nước mắt: “Mẹ luôn bảo con không giống ai khiến con buồn lắm, bức bối lắm...”. Tôi vỗ vai con, hứa: “Ba sẽ bàn lại với mẹ. Con đã lớn rồi, con cũng có bản sắc riêng...”.
TheoPhụ nữ TP.HCM