- Suốt mấy chục năm, ông chẳng nhớ đã cứu giúp cho hàng chục người khỏi miệng hà bá. Bên cạnh ông là người vợ hết mực thương yêu chồng. Họ không có con. Chuyện tình đẹp viết lên giữa lênh đênh sông nước và đói nghèo bủa vây đã lọt vào tác phẩm của một sinh viên điện ảnh.
Những tình cờ và tình đẹp như mơ
Trong một sáng lang thang ở bãi giữa sông Hồng tìm cảm hứng cho chủ đề của phim tài liệu ngắn nói về cuộc sống trên sông nước, khi lòng đã nản vì bế tắc ý tưởng chàng sinh viên Đỗ Thanh Hà (khi đó còn học Trường ĐH Văn hóa nghệ thuật quân đội) đã gặp được bà Thủy.
“Bà vừa đi nhặt rác về. Dáng bà gầy gò, áo quần lấm lem. Em tới gượng hỏi rồi làm quen, biết được hoàn cảnh éo le của ông bà. Và em quyết định chọn ông bà làm nhân vật cho phim tài liệu của mình” – Hà nhớ lại.
Cuộc sống của vợ chồng ông bà, theo lời Hà: “Giữa xóm chài 17 hộ dân ông Thủy và bà Thành có lẽ là những người khổ cực nhất. Người ta khó khăn nhưng ít nhiều còn có gia đình và những đứa con bầu bạn, có phương tiện để đi lại. Với ông bà tất cả những thứ ấy đều không có. Ông bà sống bằng nghề nhặt rác”.
Chắc lâu lắm rồi mới có người lại tầm tuổi con cháu tới thăm ngôi nhà nổi của ông bà. Bà nhìn Hà và khóc, kể chuyện bà chẳng có con có cháu.
Bên chiếc thuyền chòng chành, chàng sinh viên đã được nghe kể về một chuyện tình cảm động.
Ông là Nguyễn Văn Thành năm nay đã ngoại thất tuần. Bà là Nguyễn Thị Thủy, quê ở Thái Bình. Họ năm nay đã ngoại thất tuần.
“Ông bảo chỉ nhớ quê mình đâu ở Thanh Hóa vùng giáp Lào. Hơn 60 năm xa quê ông chưa một lần có điều kiện về thăm quê. Ông nói mình mô côi cha mẹ lúc 10 tuổi. Gia đình có 4 anh chị em nhưng rồi li tán, bao năm qua ông đã mất liên lạc với họ” – Hà tâm sự.
20 tuổi ông rời quê tìm về Hà Nội với đôi bàn tay trắng cùng hy vọng tìm một cuộc sống mới. Ngày đi làm thuê, bốc vác tối đến ông lang thang ngủ ở những hàng quán bỏ không trong chợ Long Biên.
Rồi một ngày cuối tháng 9/1969, ông đã gặp được bà. Người phụ nữ ấy vì không chịu được cảnh tủi nhục của kiếp dì ghẻ con chồng nên phải lang thang đi xin ăn qua ngày. Nhìn bà xác xơ héo hon ông thấy “thương thương”. Bà nhìn Hà cười len lén “ông ấy bảo về với tôi ở cho vui”.
Như sự run rủi của số phận, hai con người lang thang và bất hạnh ấy đã tìm đến để nương tựa và dìu nhau đi nốt quãng đường còn lại của cuộc đời.
Vẫn là những tháng ngày lang thang đi nhặt rác kiếm sống nhưng từ nay ông và bà đã không còn cô đơn. Bỏ lại hơn 20 năm sống vô gia cư, 12 năm nay ông và bà đang sống trong “căn nhà” ở xóm bờ sông thuộc bãi giữa sông Hồng.
Bộ phim cuộc đời
Cứ đi theo và ghi lại những khoảnh khắc đời thường của ông bà, Đỗ Thanh Hà đã có được những thước phim tài liệu thật sự xúc động.
Phim “Tình già” của Hà giản dị hay cũng là cuộc sống của ông bà với những đoạn đối thoại giữa tác giả với nhân vật hay để nhân vật tâm sự, giãi bày về bản thân.
Hình ảnh mà Hà tâm đắc nhất trong phim chính là đoạn đầu tiên khi gặp bà được nghe bà kể về chuyện không có con. Những thước phim bị rung bởi chính Hà cũng chẳng thể giấu được sự xúc động của mình. Chiếc máy quay khi ấy của bạn chỉ cốt làm sao lấy được lời tâm sự của bà.
Mất thêm 5 ngày nữa để chàng sinh viên ghi lại đầy đủ cuộc sống của ông bà. Khó khăn lớn nhất với bạn đoạn lại cảnh bà đi nhặt rác. Hà chia sẻ: “Bởi ông bà không muốn kể khổ về mình nhiều quá. Lần thì ông nói bà vắng nhà, lần lại nói bà đi đâu đó không rõ. Vậy là em phải “phục” ở đây từ 5h sáng, đến ngày thứ 6 thì quay được cảnh đó”.
Bởi bị bất ngờ nên bà cho Hà theo “vì nếu nghỉ sẽ không có tiền lo cho cuộc sống”. Cùng bà bước trên quãng đường hơn 10km đi nhặt rác chàng sinh viên phần nào thấu hiểu nỗi cơ cực của những người khốn khổ như bà.
“Đến đâu bà cũng bị xua đuổi. Thậm chí những khi có tiền, bà đi mua thuốc lào cho ông mà quán vẫn không muốn bán, nhất là sợ bà làm “mất giông” vì nhìn bà như người ăn xin vậy”.
Hà cho biết thêm: “Trong phim chỉ thấy cảnh bà đi nhặt rác còn ông ở nhà phân loại rác. Bà tâm sự ông giờ mắc chứng bệnh liên quan đến thần kinh. Những lúc trái gió trở trời bà không đành để ông đi mà lo tất cả mọi việc. Bà quan tâm, chăm ông như đứa trẻ vậy. Ông hiền, ít nói hơn, lúc nào cũng đỡ lời cho bà”.
Mất tròn nửa tháng dưới sự góp ý của nhà thơ Phan Huyền Thư và các thành viên trong nhóm làm phim trẻ thuộc Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh TPD Hà đã hoàn thiện bộ phim tài liệu ngắn của mình.
Chỉ với những chiếc máy quay cá nhân đi mượn và sự chập chững của “kẻ ngoại đạo” mới vào nghề khi ấy nhưng bộ phim của Hà lại lấy được nước mắt của nhiều người.
Đôi khi xem lại phim Hà nói mình vẫn thấy buồn rưng rưng: “Hạnh phúc giản đơn của ông bà lại là điều biết bao người giàu có không có được đâu, anh ạ. Đoạn cuối bộ phim là hình ảnh song đôi, một cảnh ông rồi đến một cảnh của bà: cảnh bà đứng trên bờ tường với đôi mắt nhìn xa xăm hay ông đứng một mình, đang nhìn xa. Em tin khi ấy họ đang nhớ về nhau”.
Ghi nhận những nỗ lực của Đỗ Thanh Hà, phim Tình già đã nhận được bằng khen từ BGK của Trường ĐH Sân khấu điện ảnh Hà Nội và bằng khen tại lễ Cánh diều vàng năm 2010 cho hạng mục phim tài liệu ngắn.
Không biết có phải đã lớn hơn hay đã học thêm về điện ảnh (hiện Hà đã chuyển qua học lớp đạo diễn truyền hình, Trường ĐH Sân khấu điện ảnh Hà Nội) mà cậu bạn ít nhiều còn tiếc nuối với sản phẩm đầu tay của mình: “Sẽ hay hơn nếu em có những cảnh tối, ban đêm ở với ông bà để cùng trải nghiệm cuộc sống thực sự cùng ông bà”.
Ước mơ của chàng đạo diễn trẻ
Hà may mắn khi sinh ra trong một gia đình ai cũng theo nghệ thuật. Bố mẹ em hiện là diễn viên chèo tuồng của tỉnh Bắc Giang. Anh trai em đã tốt nghiệp Trường ĐH Sân khấu điện ảnh Hà Nội và hiện là giám đốc một công ty làm phim nhỏ.
Trước báo chí nhưng thi đỗ, chuyển sang học Trường ĐH Văn hóa nghệ thuật quân đội một thời gian rồi Hà mới nhận ra mình thực sự đam mê điện ảnh và thi lại vào Trường ĐH Sân khâu điện ảnh Hà Nội.
Hiện bạn là sinh viên năm 3 chuyên ngành đạo diễn truyền hình của trường. Ngoài làm phó giám đốc cho công ty của anh trai Hà còn làm biên tập viên chương trình Đồ rê mí, SV2012 của VTV3. Thêm nữa, Hà vẫn gắn bó với Trung tâm TPD với dự án làm phim mang tên Wafm8 về chủ đề thất tình.
Mơ ước của Hà là được trở thành một đạo diễn phim truyện “và những lần đi, gặp nhân vật như ông Thành bà Thủy sẽ là hành trang quý giá để em làm phim được sâu sắc, ý nghĩa hơn sau này”.
Văn Chung
PHIM "TÌNH GIÀ" CỦA SINH VIÊN ĐỖ THANH HÀ
Những tình cờ và tình đẹp như mơ
Trong một sáng lang thang ở bãi giữa sông Hồng tìm cảm hứng cho chủ đề của phim tài liệu ngắn nói về cuộc sống trên sông nước, khi lòng đã nản vì bế tắc ý tưởng chàng sinh viên Đỗ Thanh Hà (khi đó còn học Trường ĐH Văn hóa nghệ thuật quân đội) đã gặp được bà Thủy.
“Bà vừa đi nhặt rác về. Dáng bà gầy gò, áo quần lấm lem. Em tới gượng hỏi rồi làm quen, biết được hoàn cảnh éo le của ông bà. Và em quyết định chọn ông bà làm nhân vật cho phim tài liệu của mình” – Hà nhớ lại.
Đỗ Thanh Hà hiện đang là sinh viên năm 3, chuyên ngành Đạo diễn truyền hình, Trường ĐH Sân khấu điện ảnh Hà Nội. |
Cuộc sống của vợ chồng ông bà, theo lời Hà: “Giữa xóm chài 17 hộ dân ông Thủy và bà Thành có lẽ là những người khổ cực nhất. Người ta khó khăn nhưng ít nhiều còn có gia đình và những đứa con bầu bạn, có phương tiện để đi lại. Với ông bà tất cả những thứ ấy đều không có. Ông bà sống bằng nghề nhặt rác”.
Chắc lâu lắm rồi mới có người lại tầm tuổi con cháu tới thăm ngôi nhà nổi của ông bà. Bà nhìn Hà và khóc, kể chuyện bà chẳng có con có cháu.
Bên chiếc thuyền chòng chành, chàng sinh viên đã được nghe kể về một chuyện tình cảm động.
Ông là Nguyễn Văn Thành năm nay đã ngoại thất tuần. Bà là Nguyễn Thị Thủy, quê ở Thái Bình. Họ năm nay đã ngoại thất tuần.
“Ông bảo chỉ nhớ quê mình đâu ở Thanh Hóa vùng giáp Lào. Hơn 60 năm xa quê ông chưa một lần có điều kiện về thăm quê. Ông nói mình mô côi cha mẹ lúc 10 tuổi. Gia đình có 4 anh chị em nhưng rồi li tán, bao năm qua ông đã mất liên lạc với họ” – Hà tâm sự.
20 tuổi ông rời quê tìm về Hà Nội với đôi bàn tay trắng cùng hy vọng tìm một cuộc sống mới. Ngày đi làm thuê, bốc vác tối đến ông lang thang ngủ ở những hàng quán bỏ không trong chợ Long Biên.
Rồi một ngày cuối tháng 9/1969, ông đã gặp được bà. Người phụ nữ ấy vì không chịu được cảnh tủi nhục của kiếp dì ghẻ con chồng nên phải lang thang đi xin ăn qua ngày. Nhìn bà xác xơ héo hon ông thấy “thương thương”. Bà nhìn Hà cười len lén “ông ấy bảo về với tôi ở cho vui”.
Như sự run rủi của số phận, hai con người lang thang và bất hạnh ấy đã tìm đến để nương tựa và dìu nhau đi nốt quãng đường còn lại của cuộc đời.
Vẫn là những tháng ngày lang thang đi nhặt rác kiếm sống nhưng từ nay ông và bà đã không còn cô đơn. Bỏ lại hơn 20 năm sống vô gia cư, 12 năm nay ông và bà đang sống trong “căn nhà” ở xóm bờ sông thuộc bãi giữa sông Hồng.
Bộ phim cuộc đời
Cứ đi theo và ghi lại những khoảnh khắc đời thường của ông bà, Đỗ Thanh Hà đã có được những thước phim tài liệu thật sự xúc động.
Được đi nhiều nơi, gặp gỡ và ghi lại những cuộc đời bất hạnh cũng là niềm đam mê của Đỗ Thanh Hà |
Phim “Tình già” của Hà giản dị hay cũng là cuộc sống của ông bà với những đoạn đối thoại giữa tác giả với nhân vật hay để nhân vật tâm sự, giãi bày về bản thân.
Hình ảnh mà Hà tâm đắc nhất trong phim chính là đoạn đầu tiên khi gặp bà được nghe bà kể về chuyện không có con. Những thước phim bị rung bởi chính Hà cũng chẳng thể giấu được sự xúc động của mình. Chiếc máy quay khi ấy của bạn chỉ cốt làm sao lấy được lời tâm sự của bà.
Mất thêm 5 ngày nữa để chàng sinh viên ghi lại đầy đủ cuộc sống của ông bà. Khó khăn lớn nhất với bạn đoạn lại cảnh bà đi nhặt rác. Hà chia sẻ: “Bởi ông bà không muốn kể khổ về mình nhiều quá. Lần thì ông nói bà vắng nhà, lần lại nói bà đi đâu đó không rõ. Vậy là em phải “phục” ở đây từ 5h sáng, đến ngày thứ 6 thì quay được cảnh đó”.
Bởi bị bất ngờ nên bà cho Hà theo “vì nếu nghỉ sẽ không có tiền lo cho cuộc sống”. Cùng bà bước trên quãng đường hơn 10km đi nhặt rác chàng sinh viên phần nào thấu hiểu nỗi cơ cực của những người khốn khổ như bà.
“Đến đâu bà cũng bị xua đuổi. Thậm chí những khi có tiền, bà đi mua thuốc lào cho ông mà quán vẫn không muốn bán, nhất là sợ bà làm “mất giông” vì nhìn bà như người ăn xin vậy”.
Hà cho biết thêm: “Trong phim chỉ thấy cảnh bà đi nhặt rác còn ông ở nhà phân loại rác. Bà tâm sự ông giờ mắc chứng bệnh liên quan đến thần kinh. Những lúc trái gió trở trời bà không đành để ông đi mà lo tất cả mọi việc. Bà quan tâm, chăm ông như đứa trẻ vậy. Ông hiền, ít nói hơn, lúc nào cũng đỡ lời cho bà”.
Mất tròn nửa tháng dưới sự góp ý của nhà thơ Phan Huyền Thư và các thành viên trong nhóm làm phim trẻ thuộc Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh TPD Hà đã hoàn thiện bộ phim tài liệu ngắn của mình.
Chỉ với những chiếc máy quay cá nhân đi mượn và sự chập chững của “kẻ ngoại đạo” mới vào nghề khi ấy nhưng bộ phim của Hà lại lấy được nước mắt của nhiều người.
Đôi khi xem lại phim Hà nói mình vẫn thấy buồn rưng rưng: “Hạnh phúc giản đơn của ông bà lại là điều biết bao người giàu có không có được đâu, anh ạ. Đoạn cuối bộ phim là hình ảnh song đôi, một cảnh ông rồi đến một cảnh của bà: cảnh bà đứng trên bờ tường với đôi mắt nhìn xa xăm hay ông đứng một mình, đang nhìn xa. Em tin khi ấy họ đang nhớ về nhau”.
Ghi nhận những nỗ lực của Đỗ Thanh Hà, phim Tình già đã nhận được bằng khen từ BGK của Trường ĐH Sân khấu điện ảnh Hà Nội và bằng khen tại lễ Cánh diều vàng năm 2010 cho hạng mục phim tài liệu ngắn.
Không biết có phải đã lớn hơn hay đã học thêm về điện ảnh (hiện Hà đã chuyển qua học lớp đạo diễn truyền hình, Trường ĐH Sân khấu điện ảnh Hà Nội) mà cậu bạn ít nhiều còn tiếc nuối với sản phẩm đầu tay của mình: “Sẽ hay hơn nếu em có những cảnh tối, ban đêm ở với ông bà để cùng trải nghiệm cuộc sống thực sự cùng ông bà”.
Ước mơ của chàng đạo diễn trẻ
Hà may mắn khi sinh ra trong một gia đình ai cũng theo nghệ thuật. Bố mẹ em hiện là diễn viên chèo tuồng của tỉnh Bắc Giang. Anh trai em đã tốt nghiệp Trường ĐH Sân khấu điện ảnh Hà Nội và hiện là giám đốc một công ty làm phim nhỏ.
Trước báo chí nhưng thi đỗ, chuyển sang học Trường ĐH Văn hóa nghệ thuật quân đội một thời gian rồi Hà mới nhận ra mình thực sự đam mê điện ảnh và thi lại vào Trường ĐH Sân khâu điện ảnh Hà Nội.
Hiện bạn là sinh viên năm 3 chuyên ngành đạo diễn truyền hình của trường. Ngoài làm phó giám đốc cho công ty của anh trai Hà còn làm biên tập viên chương trình Đồ rê mí, SV2012 của VTV3. Thêm nữa, Hà vẫn gắn bó với Trung tâm TPD với dự án làm phim mang tên Wafm8 về chủ đề thất tình.
Mơ ước của Hà là được trở thành một đạo diễn phim truyện “và những lần đi, gặp nhân vật như ông Thành bà Thủy sẽ là hành trang quý giá để em làm phim được sâu sắc, ý nghĩa hơn sau này”.
Văn Chung