- Các nhà sư phạm khẳng định rằng giáo dục trẻ em nhất định sẽ phải gắn với vấn đề dạy kỹ năng dùng tiền (Financial Literacy).

TIN BÀI LIÊN QUAN:

Mỗi thời mỗi khác?

Thói quen tiêu dùng của bé, cũng như của cha mẹ, theo các chuyên gia thanh toán quốc tế, thay đổi theo từng thời kỳ. Nâng cao kỹ năng sử dụng công cụ tài chính tiền tệ ở quy mô cá nhân và gia đình hôm nay song hành với tiện ích do nền kinh tế tri thức.

Để tính ra số tiền cần đưa cho con hôm nay, dựa trên các kinh nghiệm “ăn tiêu” của Mẹ hồi bằng tuổi Bé, thậm chí đã có cả những chương trình phần mềm được thiết kế để,qua trượt giá, tính giúp phụ huynh xem nên đưa tiền tiêu vặt cho con hôm nay cỡ bao nhiêu.

Sau khóa học kỹ năng tài chính

Chẳng hạn, các chuyên gia lập trình của tập đoàn tài chính quốc tế VISA đã thiết lập chương trình tính toán sẵn trên mạng Web calculator mang tên Allowance comparison calculator . Các chuyên gia của VISA mong sẽ giúp các bậc cha mẹ dùng các khoản tiền (nhỏ) ứng cho bé, để dạy con mình các thói quen tài chính tốt, sao cho những kinh nghiệm tiêu tiền đầu tiên của bé sẽ trở thành bài học đầu đời hệ trọng.

Những giá trị muôn thuở

Chẳng hạn, tiền tươi” vẫn đắc dụng. Ở kỷ nguyên “thẻ tín dụng”, các chuyên gia giáo dục vẫn cho rằng tiền mặt (tiền giấy, tiền xu) có tác dụng hơn trong dạy kỹ năng tài chính cho trẻ. Thực nghiệm tâm lý chỉ ra rằng, không có ai, dù người lớn hay trẻ em, có được cảm giác “hạnh phúc” thực sự với tiền ‘ảo”. Cầm đồng tiền mặt giúp tạo cảm quan đánh giá thực sự giá trị đồng tiền có được nhờ lao động chân chính, hoặc do tiết kiệm.

Với thời gian, một người có thể thoả mãn khi nghe thấy tiếng báo số dư tài khoản từ e Phone, nhưng những bài học kỹ năng tài chính đầu tiên dành cho trẻ vẫn phải trên tiền thực. Nếu những đồng trinh đầu tiên rời tay bé đúng cách, sẽ có tác dụng hữu ích tới hình thành nhân cách của em về sau.

“Xoá mù” về tài chính

Nhưng những câu hỏi như đưa cho con ta bao nhiêu tiền, được đặt ra gần như ở mọi thời kỳ của nền văn minh, bởi các bậc cha mẹ mọi nước trên thế giới, kể cả nếu phụ huynh là những người kiếm tiền tài nhất.

Trên quy mô toàn cầu, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) từ năm 2003 đã bắt đầu một chương trình liên chính phủ nhắm cung cấp các hướng cải thiện giáo dục về tài chính … Cụ thể là, tháng 3/2008, OECD đưa ra Cổng kết nối quốc tế cho giáo dục tài chính, phục vụ như ngân hàng hối đoái cho các chương trình giáo dục về tài chính.

Áp phích: Lợi ích nhờ học kỹ năng tài chính

Cũng khoảng 2003, chính phủ Mỹ triển khai chương trình Bổ túc về tài chính và Uỷ ban giáo dục đặc trách về dạy kỹ năng tài chính (The Financial Literacy and Education Commission). Ở Mỹ còn phát hành các sách hướng dẫn làm quen với thẻ tín dụng khi mới tuổi teen. Các trường tổ chức các Lễ hội Kỹ năng tài chính Financial Literacy Week (chẳng hạn tham quan các bảo tàng về tài chính, các hiện vật nghèo khó; tìm hiểu các gói trợ cấp tài chính, các hoạt động tài chính của trường…).

Cùng kỳ, Anh cũng bắt đầu một chiến lược toàn quốc tăng cường kỹ năng về tài chính… Thông qua một tổ chức là Hội đồng giáo dục người tiêu dùng về tài chính (Consumer Financial Education Body/CFEB), Cục quản lý dịch vụ tài chính (Financial Services Authority/FSA), đã tiêu khoảng 10 triệu bảng Anh vào một chương trình giáo dục về kỹ năng tài chính, gồm 7 điểm. Diện “ưu tiên” của chương trình này là các bậc cha mẹ trẻ, các trường học, và đối tượng “công dân trẻ”.

Chính phủ các nước như Australia, Nhật bản cũng tiến hành các chương trình luyện kỹ năng tài chính. Chương trình như thế (ở đại học) thường bao gồm: dự toán ngân sách (budgeting), các loại tín dụng (Good Credit vs. Bad Credit), người mua hàng thông thái (How to Be A Smart Shopper), chống kẻ cắp trong thanh toán bằng thẻ tín dụng (Preventing Identity Theft), tiết kiệm (Saving Money), hoạch định mục tiêu tài chính (Setting Financial Goals), bảo vệ tín dụng của bạn (Protecting Your Credit)…

Sau khoá học kỹ năng tài chính

Nga cũng chú trọng đề tài này, khi đưa vào phổ cập giáo dục toàn quốc một chương trình dạy học sinh “hay chữ” về tài chính (программа финансовой грамотности). Việc giáo dục về tài chính cho con được thảo luận rộng rãi trên các diễn đàn, dường như để bù lại một quá khứ mà đồng rúp tiền mặt đóng vai trò thứ yếu trong một đời sống “tem phiếu” (trả công lao động về căn bản bằng hiện vật, thông quá chế độ - chính sách).

Nhưng trong điều kiện kinh tế phát triển và thu nhập của dân cư tăng, Nga cũng là nước chịu ảnh hưởng nặng nề của các vụ gian lận về tài chính quy mô lớn, với 20 triệu người là nạn nhân, chịu tổng thiệt hại lên tới hàng chục tỉ USD, bởi các tổ chức tín dụng “đen”. Tổng thống Medvedev cho rằng “cần tiếp tục nỗ lực chung về cải thiện kỹ năng về tài chính cho nhân dân Nga, và kiến tạo một quan điểm tích cục về các thể chế tài chính và các thủ tục (thanh toán, chuyển đổi) hiện hành”.

Điểm sáng trên “vùng trũng”

Truyền thông cho rằng các tổ chức thanh toán quốc tế đang đóng vai trò quan trọng trong dạy kỹ năng tài chính ở các nước đang phát triển.

Một nghiên cứu mới đây tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương – Trung Cận Đông – Châu Phi (APMEA) đã xếp hạng về kỹ năng tài chính (quản trị, dự toán chi tiêu, đầu tư) của phụ nữ của từng nước trong khu vực này. 10 nước đứng đầu APMEA về trình độ hiểu biết công dụng Mastercard của phụ nữ là: Thái Lan (73,9 điểm), New Zealand (71.3 điểm), Australia (70.2 điểm), Việt Nam (70.1 điểm), Singapore (69.4 điểm), Taiwan (68.7 điểm), Philippines (68.2 điểm), Hồng Kông (68.0), Indonesia (66.5) và Malaysia (66.0) . Đứng thứ 11, 12 là các nước đông dân nhất thế giới: Ấn Độ (được 61,4 điểm), và Trung quốc (60,1 điểm)…

  • Lê Đỗ Huy