Không phải để phân biệt tầng lớp, mà là để các bạn teen sinh ra trong những gia đình siêu giàu có được các kĩ năng cần thiết để quản lý tài sản sẽ được thừa kế.
Những ông bố, bà mẹ Trung Quốc trở nên giàu có dưới thời kì cải cách kinh tế của Trung Quốc đang vô cùng lo lắng về việc những đứa con được nuông chiều của mình sẽ không biết cách tiếp quản gia tài cũng như cân đối tài chính.
"Chúng thường không có khả năng chịu đựng khó khăn và rèn luyện những kĩ năng cần thiết, làm được những điều như bố mẹ chúng đã làm”, Yuan Qingpeng, hiệu trưởng Học viện Nghiên cứu quản trị kinh doanh Bắc Kinh - trường học đào tạo những “cậu ấm cô chiêu” cho biết.
Học viện này là một trong những cơ sở có những khóa học rèn luyện dành cho những người thừa kế của những gia đình siêu giàu, thường được gọi là “những đứa trẻ thuộc thế hệ thứ 2”. Các lớp học dạy đủ các môn, từ chơi golf, đua ngựa đến viết các loại biên bản...
“Kể cả khi những đứa trẻ này không đủ khả năng. những ông chủ vẫn muốn con mình tiếp quản công ty hơn là người ngoài.” - một ý kiến cho biết.
Những cô gái Trung Quốc trẻ tuổi giàu có đang nếm thử rượu vang Pháp trong trong bữa tiệc Beaujolais Nouveau tại Bắc Kinh. |
Một khóa học như vậy kéo dài trong 2 năm và có giá khoảng 99.000 USD, do những trường đại học danh tiếng nhất Trung Quốc như ĐH Bắc Kinh hay ĐH Thanh Hoa đảm nhiệm.
Kimmy Pan, 24 tuổi, là con trai của triệu phú ngành sinh học Jiao Tong. Sang kì sau của khóa học, cậu ta sẽ được sang Harvard tham quan. Pan được kì vọng sẽ lên làm việc thay cho bố trong 5 năm nữa.
Vào tháng 9 sắp tới, 20 lớp học đầu tiên của Yuan sẽ tốt nghiệp khóa học 2 năm, và đang chịu đựng sức ép từ xã hội.
Những đứa trẻ giàu có của Trung Quốc hiện là một vấn đề toàn quốc khi chúng là biểu tượng của sự phân biệt giàu nghèo. Những người thừa kế tương lai này gặp nhiều chỉ trích của xã hội về cách ứng xử và thái độ đối với mọi người.
“Tôi không ưa gì những đứa trẻ thuộc thế hệ thứ 2” - cô Liu Jianhua, người bán rau quả cho quận Fengtai tại Bắc Kinh, khu tập trung hơn 151.000 triệu phú mới của Trung Quốc cho biết. "Khi bọn chúng lái xe xuống phố, chúng hò hét và chửi mắng mọi người.”
“Ở phương Tây, người ta thường nói thế hệ thứ nhất xây dựng cơ nghiệp, thế hệ thứ 2 làm nó thành công, thế hệ thứ 3 phá hủy nó. Nhưng ở Trung Quốc, dường như nhiệm vụ phá hủy thuộc về thế hệ thứ 2,” Briton Alex Newman, giảng viên trường đại học quản lý Nottingham cho biết.
Theo PLXH