- Buổi thảo luận trực tuyến giữa các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới và độc giả VietNamNet với chủ đề: Nhân lực Việt Nam chuẩn bị cho tương lai đã kết thúc. Nội dung của buổi thảo luận sẽ được chuyển tới độc giả trong thời gian gần nhất.

Các khách mời tại buổi thảo luận

CÂU HỎI CỦA KHÁCH MỜI VỚI BẠN ĐỌC

1.    Theo bạn, những yếu tố nào là quan trọng đối với một người muốn tìm việc trong lĩnh vực của bạn?
-    Đối tượng đại chúng: Bạn làm việc trong lĩnh vực nào? Những kỹ năng nào là quan trọng nhất?
-    Đối tượng là người tuyển dụng: Bạn tìm kiếm những kỹ năng gì ở người lao động? Bạn làm việc trong lĩnh vực nào?

2.    Những kỹ năng như giải quyết vấn đề, giao tiếp, tư duy sáng tạo và làm việc nhóm cũng được các nhà tuyển dụng Việt Nam coi là những kỹ năng quan trọng. Bạn làm thế nào để đạt được những kỹ năng này – trong gia đình, ở trường hay ở công sở?
3.    Những kỹ năng nào mà bạn cảm thấy mình đang thiếu hụt hoặc bạn muốn bồi đắp để mình có những cơ hội nghề nghiệp tốt hơn?
4.    Bạn dựa vào những yếu tố nào để quyết định lựa chọn ngaàn học của mình và theo bạn thì bạn đã quyết định đúng đắn chưa? Nếu bạn đã lựa chọn sai, bạn có thay đổi nghề nghiệp không? Bằng cách nào?
5.    Chúng ta có thể làm gì để nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động Việt Nam? Đâu là những rào cản cần xoá bỏ? (Câu hỏidành cho nhiều đối tượng bao gồm cả Chính phủ, doanh nghiệp, trường học, phụ huynh,…)

Độc giả tiếp tục tham gia thảo luận, trả lời các câu hỏi trên theo địa chỉ: bangiaoduc@vietnamnet.vn


Nằm ở trung tâm của khu vực Đông Á đang phát triển nhanh chóng và chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ năm 2007, Việt Nam được biết đến như một điểm đến đầu tư khôn ngoan. Nguồn nhân lực chính là tài sản quý giá để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài: Việt Nam có thể tự hào về lực lượng lao động trẻ, đông đảo, chăm chỉ với mức lương tương đối thấp.

Buổi trực tuyến hút sự quan tâm của nhiều độc giả tham luận trực tiếp (Ảnh: Văn Chung)

Cho đến nay, câu hỏi vẫn đang được đặt ra là liệu nguồn nhân lực của Việt Nam đã sẵn sàng cho giai đoạn phát triển tiếp theo của đất nước để chuyển đổi từ nền kinh kế nông nghiệp sang công nghiệp hóa hay chưa. Người lao động Việt Nam đã sẵn sàng để chuyển từ sản xuất công nghệ thấp lên công nghệ cao chưa? Từ trồng lúa sang chế tạo rô bốt chưa?


Chúng ta cần trả lời được một số câu hỏi quan trọng trước khi bắt tay vào đánh giá sự sẵn sàng bước vào thời kỳ phát triển mới của Việt Nam, bao gồm:

Thứ nhất, liệu những người “săn” việc làm ở Việt Nam, đặc biệt là sinh viên mới ra trường, có sở hữu những kỹ năng mà nhà tuyển dụng tìm kiếm, đặc biệt trong các ngành công nghiệp kỹ thuật cao như công nghệ thông tin hay điện tử?

Những đặc điểm mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở người lao động là gì? Những đặc điểm nào cần được cải thiện để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động? Họ đang tìm kiếm các kỹ năng thực hành kỹ thuật, khả năng phân tích số liệu, sơ đồ, hay kỹ năng viết tốt?

Thứ hai, nếu người lao động không có những kỹ năng cần thiết trên thị trường lao động thì điều gì đã ngăn cản họ bồi đắp những kỹ năng này? Phải chăng người lao động không nhận thức được về cầu của nhà tuyển dụng? Hay họ không biết chọn trường tốt? Hay trường học không dạy họ những kỹ năng này?

Những câu hỏi này sẽ là trọng tâm của một nghiên cứu mới của WB tại Việt Nam và cũng là mối quan tâm của nhiều nước khác trên thế giới. Mục đích của nghiên cứu này là tăng cường sự hiểu biết về thị trường lao động Việt Nam và sự thiếu hụt kỹ năng. Kết quả nghiên cứu sau đó có thể được sử dụng để cung cấp khuyến nghị chính sách cho chính phủ để phát triển nguồn nhân lực – một trong ba khâu đột phát của Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội Việt Nam năm 2012-2020.

Độc giả chăm chú lắng nghe
     
Chúng ta đều biết rằng, dân số Việt Nam đang ngày càng được học hành tốt hơn. Việt Nam đã gần hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và đầu vào THPT và ĐH đang được mở rộng nhanh chóng. Mặc dù vậy, nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn nói rằng họ đang vất vả vật lộn với một lực lượng lao động thiếu hụt kỹ năng.

Tuy nhiên, kỹ năng nào đang cần thiết nhất, bao gồm việc chia theo thoại hình lao động và lĩnh vực, thì vẫn chưa được biết. Theo một nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kỹ thuật cơ khí công nghệ cao tại TP.HCM, “Thiếu hụt lớn nhất là kỹ năng thực hành kỹ thuật cũng như kỹ năng suy nghĩ và giải quyết vấn đề”. Nhà đầu tư này nghĩ rằng trường học và trường ĐH cần khuyến khích tư duy và giảm bớt học thuộc lòng.

Các khách mời muốn biết đánh giá này có chính xác hay không, và nó có ý nghĩa như thế nào đối với hệ thống giáo dục và đào tạo cũng như chương trình học của Việt Nam. Hơn thế nữa, các bạn trẻ nên chú ý điều gì khi đưa ra quyết định về học tập và công việc?

Đó là những câu hỏi mà WB muốn tìm câu trả lời. Trong khi bắt đầu thu thập dữ liệu cho nghiên cứu này, các khách mời muốn lắng nghe ý kiến các bạn.

Theo bạn thì Việt Nam có bị tình trạng thiếu hụt kỹ năng hay không? Nếu có thì những kỹ năng nào đang bị thiếu hụt?

Theo bạn đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Và nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp nên làm gì để giải quyết thực trạng này?

Hãy chia sẻ ý kiến của bạn với các khách mời.

Jan Rutkowski là Chuyên gia Kinh tế trưởng của Lĩnh vực Kinh tế Phát triển con người của WB khu vực Châu Âu và Trung Á. Ông đã từng tham gia cải cách thị trường lao động ở các nền kinh tế chuyển đổi tại Trung và Đông Âu. Ông cũng từng tiến hành các nghiên cứu về tác động của sự phát triển của thị trường lao động đối với đói nghèo, mối liên hệ giữa hiệu quả của thị trường lao động và môi trường kinh doanh, và sự đóng góp của thị trường lao động đối với phát triển kinh tế.

Ảnh: Văn Chung

Mai Thị Thanh là chuyên gia cao cấp về giáo dục của WB tại Việt Nam. Bà Thanh có bằng thạc sĩ về Kinh tế Tài chính của Trường Nghiên cứu Phương Ðông và Châu Phi thuộc Ðại học London. Tại WB, bà tham gia nhiều dự án, bao gồm cả chương trình cho vay và hỗ trợ kỹ thuật trong giáo dục cơ bản và giáo dục ĐH. Chuyên môn của bà gồm tài chính cho khu vực giáo dục, chính sách giáo viên, đánh giá học sinh, phân tích thể chế và xã hội.

Ảnh: Văn Chung

Christian Bodewig: Chuyên gia Kinh tế cao cấp và Ðiều phối viên Quốc gia về Phát triển Con người của WB tại Việt Nam. Hiện nay ông đang phụ trách nhóm thực hiện Báo cáo Phát triển Việt Nam năm 2013 về chủ đề kỹ năng của lực lượng lao động. Trước khi đến khu vực Ðông Á, ông làm việc tại Ðông Âu và Trung Á trong các lĩnh vực như cải cách giáo dục, cải cách lao động và bảo trợ xã hội cho một số nýớc thuộc Liên minh Châu Âu. Ông cũng là đồng tác giả của một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới mang tên “Kỹ năng, chứ không chỉ là bằng cấp – Quản trị Giáo dục vì Kết quả tại Ðông Âu và Trung Á”.

Ảnh: Văn Chung

  • VietNamNet