- Đinh Thị Liên ở thôn Sông Hóa, xã Vũ Lăng (Bắc Sơn, Lạng Sơn) đã 16 tuổi nhưng chưa đến trường bao giờ. Cũng vì vậy mà em không có bạn. Tối ngày, Liên chỉ quẩn quang từ nhà lên rẫy, rồi ra suối gánh cát, cõng gỗ thuê… Dưới Liên, 4 người em cũng chưa một lần đến trường.
>> Hình ảnh độc đáo ngày khai giảng
>> Khai giảng đặc biệt: Không bóng dáng thầy cô
>> Học sinh quỳ đất có ghế ngồi ngày khai giảng
>> Nữ sinh rạng rỡ ngày khai giảng
>> Khai giảng đặc biệt: Không bóng dáng thầy cô
>> Học sinh quỳ đất có ghế ngồi ngày khai giảng
>> Nữ sinh rạng rỡ ngày khai giảng
Vợ chồng anh Thành và các con |
Cả 5 con đều thất học
Trong câu chuyện, anh Thành luôn gãi đầu gãi tai và liên tục chỉ tay vào 5 đứa con nói "tài sản quý nhất đấy...”
Quý là vậy, nhưng đàn con anh, không đứa nào được đi học vì theo bố mẹ chúng, học cũng không giúp ích được gì. Chẳng khá hơn, mà lại mất thời gian, tốn ngô, tốn gạo.
Hỏi Liên năm nay bao nhiêu tuổi? Cô chị cả lẩm nhẩm mãi mới biết, mình năm nay 16 tuổi. Chỉ vào mặt chữ - Liên lặng thinh. Nói Liên viết tên mình - em lắc đầu.. Nhưng rồi Liên bảo "em có thể đếm được đến 30..."
Ai dạy em đếm đến 30? Liên đáp: “Em hay sang hàng xóm xem nhờ ti vi, rồi học lỏm người ta nên biết”.
Để không tốn ngô, tốn gạo theo quan niệm của những người sinh thành - Liên ngoài trông em, làm việc nhà còn phụ cha mẹ đi làm thuê, làm mướn quanh năm. Công việc hàng ngày Liên làm là đi lượm củi, gánh nước, giặt quần áo thuê...
Lặng đi một giây, tôi so sánh, nếu được đi học đúng tuổi, thì năm nay Liên cũng đã vào lớp 10. Nhưng, 16 tuổi Liên chưa biết ngày khai giảng là gì. Cũng vì vậy mà em không có bạn. Tối ngày, em chỉ quẩn quang từ nhà lên rẫy, rồi ra suối gánh cát, cõng gỗ thuê… chẳng có thời gian để la cà như các bạn cùng trang lứa.
Rồi, mẹ sinh em bé, đứa này tiếp đứa kia, mấy đứa chơi với nhau, vừa là chị em, vừa là bạn.
Cho nghỉ học vì không có tiền mua ghế nhựa
Chị Dương Thị Hanh và con nhỏ 3 tuổi |
Em kế Liên là Đinh Văn Đá, năm nay 12 tuổi, cũng chưa từng đi học. So với các chị, em, Đá có chút ngỗ nghịch. Đá khoe mình giỏi hơn chị Liên, giỏi hơn em Tuyền, giỏi nhất nhà vì biết đếm đến … 100!
“Chẳng ai dạy cả, tự em biết!” – thằng bé cười nhăn, đôi mắt sáng ngời trên gương mặt đen sạm.
Nghe vậy, cô em gái Đinh Thị Tuyền chen vào: “Không phải, anh Đá chơi trốn tìm, học lỏm được nên biết đếm!”
Chí chóe, cãi cọ nhau một hồi, 5 đứa trẻ vật nhau ra giữa nhà, cười đùa ríu rít. Nô nghịch chán, chúng kéo nhau ra sau nhà, nơi giáp với mép đồi, nhìn xuống bụi tre và đám cây rừng lởm chởm. Ở đó, có mấy khóm hoa mười giờ, cây cà chua đang ra quả… do chính các em tìm được, mang về trồng. Cái cây, bông hoa… vừa là bạn, là đồ chơi của mấy đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi lớn.
Anh Đinh Văn Thành vừa canh chừng đàn con, vừa ngồi hút thuốc trong ngôi nhà nhỏ xíu, trống huơ trống hoác. Thành cho biết, vợ chồng anh không có ý định cho bọn trẻ đi học. Ba cháu lớn Liên – Đá – Tuyền đều đã quá tuổi. Còn hai cô con gái út của anh chị, một cháu 3 tuổi, một cháu 6 tuổi, dù đã đến tuổi vào lớp 1 nhưng cũng sẽ ở nhà quẩn quanh với các anh chị chúng nó.
“Chúng nó không đòi hỏi, mà nhà nghèo không có tiền cho đi học. Ngày trước tôi cũng định cho con đi học, nhưng tiền để mua cái ghế nhựa cho nó ngồi trong lớp cũng không mua nổi, thế là ở nhà, thế là thôi” – lời anh Thành dở dang.
Mấy đứa trẻ nghe bố nói, chỉ biết im thin thít. Trường lớp, sách vở hay ngày khai giảng… có lẽ là cái gì đó quá xa xôi với các em.
- Quỳnh Anh