Hơn 1.500 du học sinh đang cầu xin các
lãnh sự quán trên khắp nước Mỹ can thiệp để họ được ở lại sau khi các
nhà chức trách Hoa Kỳ lật tẩy trò lừa đảo của một trường đại học.
Đại học Tri-Valley: Xưởng sản xuất visa
Trường ĐH Tri-Valley ở Pleasanton, California đã nhận thêm 1.555 du học sinh bị chính quyền Hoa Kỳ xem là dân nhập cư bất hợp pháp, hầu hết là người Ấn Độ.
Các hoạt động của trường diễn ra ở những dãy nhà đổ nát thuộc vùng Vịnh San Francisco và truyền giảng môt cách tùy tiện qua mạng Internet thay vì mở lớp học cho sinh viên.
Bà Susan Su, người Mỹ gốc Hoa thành lập lên ngôi trường nãy đã đặt ra hàng tá khoản phí từ việc phát hành các loại tài liệu giả liên quan đến visa cấp cho những người mới nhập cư.
Hầu hết, người học phải nộp khoản phí lên tới 2.800 USD mỗi kỳ học, và để hoàn thành khóa học thì phải bỏ ra khoảng 16.000 USD.
Đáng ngạc nhiên, hầu hết đều biết TVU là một tổ chức mờ ám, cấp giấy nhập cư giả, nhưng những dấu hiệu vi phạm pháp luật của TVU và cảnh báo trên các diễn đàn mạng lại bị phớt lờ, và những sinh viên này đã dễ dàng trở thành nạn nhân.
Tự ý bỏ các bài kiểm tra bắt buộc nhằm thu hút sinh viên nhập cư bất hợp pháp
Mỗi năm, Ấn Độ gửi khoảng 12.000 sinh viên sang du học tại các trường đại học và cao đẳng của Mỹ.
Để được nhận vào học tại các trường này, sinh viên phải vượt qua một số bài kiểm tra năng lực và tiếng Anh như GRE (Graduate Record Exam), GMAT (Graduate Management Achievement Test) và TOEFL (Test of English as a Foreign Language).
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhận thấy, ngày càng có nhiều sinh viên mong muốn nhập cư vào Mỹ, một số trường đại học đã nghĩ ra nhiều cách khác nhau để bỏ các yêu cầu về GRE hay GMAT.
Trường TVU thậm chí còn cấp việc làm cho sinh viên ngay cả khi họ chưa đủ điều kiện để cấp bằng. Ngay từ ngày đầu tham gia học, sinh viên đã được cấp OPT và CPT, nghĩa là học đã có thể bắt đầu làm việc ngay từ ngày đầu học đại học.
Theo pháp luật Hoa Kỳ, một sinh viên nếu muốn duy trì sự nhập cư hợp pháp phải chứng minh được quá trình hoàn thành khóa học và việc tham gia lớp học thường xuyên của mình. Thế nhưng, Trường TVU đã bỏ qua tất cả những quy định trên.
Tình hình tiếp diễn căng thẳng và nhiều câu hỏi lớn đặt ra
Để xử lý những trường hợp như TVU, đòi hỏi sự hợp tác giữa chính phủ 2 nước Ấn Độ và Mỹ, trong đó, các nhà chức trách Mỹ cần có biện pháp răn đe và trục xuất những sinh viên bị lừa. Ấn Độ phản đối việc gắn thẻ một số sinh viên của TVU.
Gắn thẻ ở đây là gắn lên người một thiết bị giám sát được kết nối với hệ thống định vị toàn cầu GPS, nhằm phục vụ mục đích theo dõi của chính quyền liên bang Hoa Kỳ.
Những sinh viên là nạn nhân trên cho rằng, họ không thể bị buộc tội vì đã đăng ký học tại một trường được phép nhận sinh viên nước ngoài và chính phủ Mỹ nên cho phép họ được chuyển sang trường khác để không bị mất tiền oan và mất thể diện khi về nước.
Khi mà số phận của những sinh viên kém may mắn này còn chưa được định đoạt, từ vụ gian lận của TVU, các chuyên gia lại chỉ ra những câu hỏi lớn hơn cho toàn bộ hệ thống giáo dục đại học ở Mỹ.
Ví dụ như thiếu sự nghiêm ngặt trong xem xét đối tượng nhập cư và sự quản lý lỏng lẻo của các nhà chức trách Mỹ trong việc cho phép các “xưởng cấp bằng” trở thành các trường đại học.
Cộng đồng học thuật Ấn Độ cho rằng, thời gian tới, tình hình sẽ còn căng thẳng hơn khi mà có rất nhiều trường đại học ở các nước ra sức thu hút sinh viên nước này du học.
Hiện nay, số sinh viên Ấn Độ sang nước ngoài du học là 85.000 người. Ước tính đến năm 2025, con số sẽ vào khoảng 800.000.
Trong môi trường kinh tế cạnh tranh, đối đầu thì du học sinh với mức phí học tập, sinh hoạt cao gấp 3, 4 lần so với sinh viên học tập trong nước chính là những món quà giá trị.
Họ thường là những sinh viên thông minh, chăm chỉ.
Ngoài ra, việc nhận đón du học sinh còn tạo cơ hội cho các trường đại học tạo ra môi trường quốc tế hơn, sinh viên trong nước có điều kiện học hỏi kinh nghiệm, trao đổi văn hóa với sinh viên các nước bạn.
Tuy nhiên, cần có hệ thống kiểm tra, kiểm soát để tránh hiện tượng lừa bịp, gian lận.
Phái đoàn 2 nước liên quan nên xác nhận tính trung thực của các cơ quan giáo dục và cung cấp danh sách cụ thể về các tổ chức, trường học đáng tin cậy cho sinh viên.
Để đảm bảo tính minh bạch, một số chuyên gia còn cho rằng các trường học nước ngoài hàng năm nên đưa ra những thông tin cụ thể về số lượng tuyển sinh, chương trình giảng dạy, mức học phí, số sinh viên được cấp bằng…
Ngày càng nhiều người trẻ Mỹ lớn chậm
Giáo dục Phần Lan - Mỹ: Cánh cửa tiếp theo
Để trẻ em chơi, Phần Lan lên top giáo dục
Đồng tệ có giá, sinh viên đổ xô du học
Giáo dục Phần Lan - Mỹ: Cánh cửa tiếp theo
Để trẻ em chơi, Phần Lan lên top giáo dục
Đồng tệ có giá, sinh viên đổ xô du học
|
Đại học Tri-Valley |
Trường ĐH Tri-Valley ở Pleasanton, California đã nhận thêm 1.555 du học sinh bị chính quyền Hoa Kỳ xem là dân nhập cư bất hợp pháp, hầu hết là người Ấn Độ.
Các hoạt động của trường diễn ra ở những dãy nhà đổ nát thuộc vùng Vịnh San Francisco và truyền giảng môt cách tùy tiện qua mạng Internet thay vì mở lớp học cho sinh viên.
Bà Susan Su, người Mỹ gốc Hoa thành lập lên ngôi trường nãy đã đặt ra hàng tá khoản phí từ việc phát hành các loại tài liệu giả liên quan đến visa cấp cho những người mới nhập cư.
Hầu hết, người học phải nộp khoản phí lên tới 2.800 USD mỗi kỳ học, và để hoàn thành khóa học thì phải bỏ ra khoảng 16.000 USD.
Đáng ngạc nhiên, hầu hết đều biết TVU là một tổ chức mờ ám, cấp giấy nhập cư giả, nhưng những dấu hiệu vi phạm pháp luật của TVU và cảnh báo trên các diễn đàn mạng lại bị phớt lờ, và những sinh viên này đã dễ dàng trở thành nạn nhân.
Tự ý bỏ các bài kiểm tra bắt buộc nhằm thu hút sinh viên nhập cư bất hợp pháp
Mỗi năm, Ấn Độ gửi khoảng 12.000 sinh viên sang du học tại các trường đại học và cao đẳng của Mỹ.
Để được nhận vào học tại các trường này, sinh viên phải vượt qua một số bài kiểm tra năng lực và tiếng Anh như GRE (Graduate Record Exam), GMAT (Graduate Management Achievement Test) và TOEFL (Test of English as a Foreign Language).
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhận thấy, ngày càng có nhiều sinh viên mong muốn nhập cư vào Mỹ, một số trường đại học đã nghĩ ra nhiều cách khác nhau để bỏ các yêu cầu về GRE hay GMAT.
Trường TVU thậm chí còn cấp việc làm cho sinh viên ngay cả khi họ chưa đủ điều kiện để cấp bằng. Ngay từ ngày đầu tham gia học, sinh viên đã được cấp OPT và CPT, nghĩa là học đã có thể bắt đầu làm việc ngay từ ngày đầu học đại học.
Theo pháp luật Hoa Kỳ, một sinh viên nếu muốn duy trì sự nhập cư hợp pháp phải chứng minh được quá trình hoàn thành khóa học và việc tham gia lớp học thường xuyên của mình. Thế nhưng, Trường TVU đã bỏ qua tất cả những quy định trên.
Tình hình tiếp diễn căng thẳng và nhiều câu hỏi lớn đặt ra
Để xử lý những trường hợp như TVU, đòi hỏi sự hợp tác giữa chính phủ 2 nước Ấn Độ và Mỹ, trong đó, các nhà chức trách Mỹ cần có biện pháp răn đe và trục xuất những sinh viên bị lừa. Ấn Độ phản đối việc gắn thẻ một số sinh viên của TVU.
Gắn thẻ ở đây là gắn lên người một thiết bị giám sát được kết nối với hệ thống định vị toàn cầu GPS, nhằm phục vụ mục đích theo dõi của chính quyền liên bang Hoa Kỳ.
Những sinh viên là nạn nhân trên cho rằng, họ không thể bị buộc tội vì đã đăng ký học tại một trường được phép nhận sinh viên nước ngoài và chính phủ Mỹ nên cho phép họ được chuyển sang trường khác để không bị mất tiền oan và mất thể diện khi về nước.
Khi mà số phận của những sinh viên kém may mắn này còn chưa được định đoạt, từ vụ gian lận của TVU, các chuyên gia lại chỉ ra những câu hỏi lớn hơn cho toàn bộ hệ thống giáo dục đại học ở Mỹ.
Ví dụ như thiếu sự nghiêm ngặt trong xem xét đối tượng nhập cư và sự quản lý lỏng lẻo của các nhà chức trách Mỹ trong việc cho phép các “xưởng cấp bằng” trở thành các trường đại học.
Cộng đồng học thuật Ấn Độ cho rằng, thời gian tới, tình hình sẽ còn căng thẳng hơn khi mà có rất nhiều trường đại học ở các nước ra sức thu hút sinh viên nước này du học.
Hiện nay, số sinh viên Ấn Độ sang nước ngoài du học là 85.000 người. Ước tính đến năm 2025, con số sẽ vào khoảng 800.000.
Trong môi trường kinh tế cạnh tranh, đối đầu thì du học sinh với mức phí học tập, sinh hoạt cao gấp 3, 4 lần so với sinh viên học tập trong nước chính là những món quà giá trị.
Họ thường là những sinh viên thông minh, chăm chỉ.
Ngoài ra, việc nhận đón du học sinh còn tạo cơ hội cho các trường đại học tạo ra môi trường quốc tế hơn, sinh viên trong nước có điều kiện học hỏi kinh nghiệm, trao đổi văn hóa với sinh viên các nước bạn.
Tuy nhiên, cần có hệ thống kiểm tra, kiểm soát để tránh hiện tượng lừa bịp, gian lận.
Phái đoàn 2 nước liên quan nên xác nhận tính trung thực của các cơ quan giáo dục và cung cấp danh sách cụ thể về các tổ chức, trường học đáng tin cậy cho sinh viên.
Để đảm bảo tính minh bạch, một số chuyên gia còn cho rằng các trường học nước ngoài hàng năm nên đưa ra những thông tin cụ thể về số lượng tuyển sinh, chương trình giảng dạy, mức học phí, số sinh viên được cấp bằng…
- Lưu Ly (Theo Asiasentinel)