- Tại TP.HCM hiện có khoảng 250 bếp ăn phục vụ học sinh bán trú, nhưng hầu hết các bếp không đạt chuẩn chất lượng. Nhiều trường còn thiếu cơ sở vật chất nên không có phòng để tổ chức bữa ăn, không gian ăn uống bán trú hiện nay là ngay tại lớp học hoặc sân trường, hành lang…

Theo nghiên cứu thói quen ăn uống ở học sinh tiểu học trên địa bàn, các em thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh, nhiều đường, còn lượng rau trung bình chỉ đạt 30% và lượng trái cây chỉ đạt 50% so với khuyến nghị, do đó dễ sinh ra các bệnh thừa cân, béo phì, thiếu vitamin, vi chất….

Trẻ em bán trú ăn trưa tại trường

Hiện bữa ăn của trẻ đang được cung cấp quá nhiều đường, bột, chất béo và trẻ không có thói quen ăn rau quả sinh ra nhiều bệnh thì tại các căng tin trường học, chủ yếu bán các loại đồ ăn nhanh như nước ngọt, mì tôm, bimbim, kẹo bánh.... những thực phẩm được bán chủ yếu theo ý thích của học sinh mà không có giá trị dinh dưỡng mà có nhiều chất béo tạo nên thói quen ăn uống thực phẩm ăn nhanh của trẻ.

Theo thống kê có khoảng 550.000 học sinh với 400 trường tiểu học nhưng chỉ có khoảng 250 trường có bếp ăn phục vụ trên 250.000 học sinh.

Số liệu từ Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM qua dự án phòng chống béo phì cho biết, tỉ lệ học trò tiểu học ở thành phố bị suy dinh dưỡng trong năm 2010 chiếm 17 % học sinh, 5 triệu trẻ em mắc bệnh béo phì. Tại TP.HCM con số này cũng chiếm tỉ lệ khá cao. Có khoảng 10,6% trẻ em mắc bệnh béo phì, 1,8% thừa cân và 8,8% thấp còi. Ở các cấp học, cấp học tiểu học có 38,7% học sinh bị béo phì, thừa cân…

  • Lê Huyền