- Phần lớn giáo viên hiện nay có tuổi nghề từ mười năm trở lại, tính tất cả các khoản chỉ nhận được số tiền dao động từ 2,5- 4 triệu đồng. Số tiền ít ỏi ấy để trang trải trong 30 ngày với vật giá leo thang vùn vụt là điều vô cùng khó khăn.…
'Đại học về đi cấy, thà nghỉ từ lớp 9...'
Lương giáo viên phải cao nhất trong các ngành sự nghiệp
Người viết bài này có 5 năm trong nghề, cộng thêm phụ cấp tổ trưởng nhưng chưa bao giờ nhận được quá 3,3 triệu đồng, cộng với lương vợ cũng là giáo viên mỗi tháng cũng chỉ được 6 triệu đồng. Trong khoản tiền ít ỏi đó, tằn tiện lắm chỉ tạm đủ tiêu ở mức tối thiểu. Tháng nào mà nhận được một vài thiệp cưới là tháng đó méo mặt với những ngày cuối tháng. |
Nghề giáo được xem là nghề cao quý nhất trong các nghề. Nhưng chữ cao quý đó không thể xua tan được ám ảnh chuyện cơm áo gạo tiền của người giáo viên hiện nay.
Đời sống giáo viên đang gặp vô vàn khó khăn, với đồng lương ít ỏi ấy phải đối phó với vật gái đang leo thang vùn vụt. Những giáo viên mới vào nghề và những giáo viên không phải là người địa phương thì cuộc sống càng khó khăn, tương lai không biết sẽ ra sao?
Ảnh minh hoạ |
Chưa bao giờ, đời sống giáo viên lại khó khăn như hiện nay. Ra tết, giá cả tăng giá chưa kịp bình ổn thì hàng loạt các mặt hàng thiết yếu như gas đã tăng đến bốn lần, xăng tăng…Từ đó, đẩy theo hàng loạt mặt hàng tăng theo. Đồng lương của giáo viên phải căng, kéo, trang trải để không thiếu trước hụt sau bằng những bữa ăn teo tóp khẩu phần dần.
Một phần lớn giáo viên hiện nay có tuổi nghề từ mười năm trở lại, tính tất tần tật cả các khoản chỉ nhận được số tiền dao động từ 2,5- 4 triệu đồng. Số tiền ít ỏi ấy để trang trải trong 30 ngày là một điều vô cùng khó khăn. Bởi đa số giáo viên còn trẻ phải công tác ở địa phương khác đối mặt với nhiều khoản chi: Tiền nhà trọ, tiền gửi con, tiền xăng xe, hiếu hỉ, quan hệ bạn bè…
Bản thân người viết bài này có năm năm trong nghề, cộng thêm phụ cấp tổ trưởng nhưng chưa bao giờ nhận được quá 3,3 triệu đồng, cộng với lương vợ cũng là giáo viên mỗi tháng cũng chỉ được 6 triệu đồng. Trong khoản tiền ít ỏi đó, tằn tiện lắm chỉ chỉ tạm đủ tiêu ở mức tối thiểu. Bởi chỉ mình tiền gửi con nhà trẻ đã mất một triệu; tiền thuê nhà, điện nước 7-8 trăm nghìn, tiền xăng xe đi lại; tiền sữa cho con; tiền sinh hoạt hàng ngày….tháng nào mà nhận được một vài thiệp cưới là tháng đó méo mặt với những ngày cuối tháng.
Nếu là giáo viên thành phố thì còn có thể kiếm thêm một việc làm thêm hay dạy kèm học sinh để kiếm thêm thu nhập. Nhưng với điều kiện nước ta có tới gần 80% là nông thôn vì vậy người giáo viên ở nông thôn không thể nào tìm thêm một việc làm thêm khác mà chỉ có một khoản thu duy nhất là đồng lương của mình.
Hơn nữa người thầy ngoài giờ lên lớp còn có nhiều việc ngoài chuyên khác như hội họp, tham gia phong trào của nhà trường, vận động học sinh trở lại lớp, gặp gỡ phụ huynh….Nên nếu có việc thì cũng không thể nào bố trí thời gian được. Chính vì vậy, những giáo viên đang công tác tại nông thôn đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.
Thời buổi lạm phát, nhiều chính sách từ thiện cũng được nở rộ phát động với nhiều phong trào ủng hộ, quyên góp. Có những quỹ từ thiện trừ hàng tháng như quỹ khuyến học nhưng cũng có những loại quỹ như mái ấm tình thương, mái ấm công đoàn, cất nhà tình bạn, cất nhà cho dân nghèo trừ theo quý… mỗi năm đến hơn chục ngày lương (không tháng nào không trừ). Chính sách nhân đạo là một chính sách nhân văn, cùng sẻ chia những khó khăn, bất hạnh…nhưng một khi đời sống giáo viên đang chạy ăn từng bữa liệu có phù hợp?...
Cũng từ những khó khăn chung của ngành mà hiện nay, môi trường giáo dục đã phát sinh quá nhiều vấn đề tiêu cực. Những đấu đá tranh giành chức quyền, quyền lợi trong nội bộ thường xuyên phát sinh. Nhiều cán bộ quản lý đã lợi dụng việc tuyển dụng, thuyên chuyển để vòi vĩnh….
Thời buổi khó khăn chung của đất nước, người giáo viên hơn lúc nào hết cũng phải sẻ chia những khó khăn chung. Song, ngành giáo dục lại mang một đặc thù riêng, là ngành đào tạo ra nhân lực.
Khi cái ăn, cái mặc còn quá thiếu thốn thì sẽ khó có thể chuyên tâm đứng trên bục giảng. Thêm nữa, chính sách về giáo dục còn bất cập thì ngành sư phạm sẽ không thể nào thu hút được người có chất xám cao vào lĩnh vực này.
Thực tế là những năm qua ngành sư phạm rất khó tuyển sinh và điểm đầu vào rất thấp. Điều này cũng đồng nghĩa tương lai không xa đội ngũ sư phạm sẽ không có người tài giỏi đứng trên bục giảng.
- Nhật Duy (An Giang)