- Chưa làm rõ được sự phân luồng học sinh, cơ cấu hệ thống giáo dục là nội dung mà những chuyên gia, nhà khoa học tham dự toạ đàm “Góp ý cho chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể” tập trung thảo luận trong ngày 23/10.


{keywords}
Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2015. Ảnh: Lê Anh Dũng
PGS Văn Như Cương nói rằng ông băn khoăn nhất là nhận định của Bộ GD-ĐT thường không giống với nhận định của người làm công tác giáo dục ở cơ sở.

Ông mạnh mẽ nhận xét “Chúng ta đang sống trong xã hội hiếu học lạc hậu, bởi ai cũng muốn vào đại học, dù số đông sinh viên ra trường không có việc làm.

Tệ hại là bậc trung cấp thiếu người học, nghề thiếu người học, mặc dù học ra có thế xin được việc ngay”.

Ông Cương cho rằng, mục đích của giáo dục hiện nay chủ yếu là học sinh xong tiểu học để lên THCS, tiếp theo là THPT rồi vào đại học, và khẳng định “Đây là nền giáo dục ứng thí, phục vụ “toàn dân lên lớp, toàn dân vào đại học”, không đảm bảo việc cải thiện chất lượng cuộc sống. Điều này sẽ gây hậu quả về vấn đề nguồn lực lao động”.

Điều này có thể dẫn đến hệ quả khi đất nước hội nhập ASEAN, TPP, “Chúng ta có thể thất bại vì phải nhập thợ chất lượng cao của nước ngoài, còn thợ Việt Nam chỉ đi làm thuê ở những ngành nghề đơn giản”.

Cũng như ông Cương, GS.TS Nguyễn Như Ý, nguyên Tổng biên tập NXB Giáo dục  nhấn mạnh tới việc Bộ GD-ĐT cần phải nhìn thẳng vào thực tế khi đề cập tới mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.

"Ví dụ như Hàn Quốc từng chỉ ra những khiếm khuyết của nền giáo dục nước họ. Đó là nền giáo dục ứng thí, học để thi, sẽ triệt tiêu sự sáng tạo. Họ thẳng thắn nhìn nhận với nền giáo dục như vậy, muốn có nhà khoa học như Isaac Newton hay họa sĩ Picasso là rất khó”.

“Chúng tôi không biết Bộ đi đường nào”

Về Chương trình GDPT tổng thể, TS Lê Viết Khuyến, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nambày tỏ: “Khi biết Bộ GD-ĐT tham khảo hệ thống giáo dục của trên 40 nước, chúng tô ivừa mừng vừa lo, vì các hệ thống khác nhau, rõ nhất là trong việc phân luồng”.

Ông Khuyến phân tích hiện nay trên thế giới có hai xu hướng phân luồng. Thứ nhất là sau THPT, phổ biến ở các nước phát triển, có nguồn lực lớn phổ cập THPT, như Hoa Kỳ. Ông  khẳng định “Nếu theo luồng này, Chương trình GDTP tổng thể phải xây dựng theo kiểu khác”.

{keywords}
Ngóng con thi

Xu hướng thứ hai là thực hiện phân luồng học sinh từ THCS, ở các nước đang phát triển và cả các nước phát triển. Luồng phổ thông vào hướng hàn lâm, luồng 2 vào công nghệ nặng về ứng dụng và thực hành hơn.

“Tham khảo quốc tế là đúng. Nhưng chúng tôi ngần ngại không biết chính xác Bộ theo luồng nào. Không cẩn thận sẽ có hậu quả khôn lường” – ông Khuyến lo ngại.

“Tinh thần Nghị quyết 29 là triệt để phân luồng sau THCS. Nhưng chúng tôi chưa thấycó khẳng định rõ ràng về việc này. Bộ GD-ĐT phải làm rõ xem đi theo luồng nào, không thể lấy phần đầu mô hình này, phần sau lại theo mô hình kia.

Trước đây, chúng ta chỉ theo một mô hình của Liên Xô (cũ) nên không có sự trục trặc như hiện nay. Đến khi mở cửa, có cơ hội tiếp cận nhiều, nên lại thành ra chắp vá. Giáo dục không cẩn thận, không có phân tích, sẽ dẫn đến tình trạng tẩu hỏa nhập ma”…

3 hiệp hội  (Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Hiệp hội giáo dục vì mọi người và Hội Khuyến học Việt Nam)  dự kiến sẽ có bản góp ý chung gửi Bộ GD-ĐT về Chương trình GDPT tổng thể. Trong đó, đặc biệt lưu ý về vấn đề phân luồng học sinh sau THCS vẫn đang bỏ ngỏ và đề nghị Việt Nam cần đặc biệt ưu tiên học tập kinh nghiệm của những nước có hệ thống giáo dục phổ thông tương tự .

Các nhà khoa học và chuyên gia giáo dục cũng lưu ý các môn học tích hợp nên phù hợp những quy định hiện hành của UNESCO. Ví dụ, chúng ta không gọi Khoa học Xã hội(theo cách gọi của Liên Xô cũ) mà gọi là Khoa học Xã hội – Nhân văn (vì Lịch sử thuộc Nhân văn); Không xếp Địa lý tự nhiên vào Khoa học Xã hội…

Môn khoa học tự nhiên nên nhóm từ 4 phân môn: Khoa học Vật lý (gồm Vật lý và Hóahọc), Khoa học Đời sống (gồm sinh học, sinh thái, giải phẫu, sinh lý…) và khoahọc Trái đất (gồm Địa chất, Địa lý tự nhiên, Khí hậu – Khí tượng)…

  • Ngân Anh