Tại một trường cấp 2 Israel, có hẳn một xưởng cơ khí thu nhỏ mà làm chủ là những em học sinh ở lứa tuổi 12-13 tuổi. Ở đó, các em say sưa làm việc đến 7h tối vẫn chưa muốn về nhà.
Stem và tiếng gọi của nền kinh tế tri thức
Một nhà báo giáo dục kể lại: “Tôi từng đến thăm một trường học cấp 2 tại Israel. Lúc đó là hơn 7h tối, tầng hầm của ngôi trường có vẻ ngoài cũ kỹ vẫn sáng đèn. Xuyên qua lối đi hẹp vào trong, là một thế giới khác, sáng bừng ồn ào, như một xưởng cơ khí thu nhỏ. Và làm chủ ở đó, là những gương mặt trẻ măng. Gần 50 em đang say sưa với mô hình thiết kế robot, những bài tập lập trình. Một nữ sinh tầm 13 tuổi mắt đeo kính bảo hộ, tay cầm cưa cắt gọt một chi tiết máy. Khi tôi hỏi thăm: “Lẽ ra giờ này các em đã được về ăn tối chứ?”. Em bảo: “Chẳng ai bắt bọn em phải ở đây cả, bọn em thích thì làm thôi…”.
Tôi chợt nghĩ đến ở Việt Nam, tầm đó, 7h tối, chính là giờ hàng trăm ngàn đứa trẻ lao vội vào trung tâm học thêm, sau một ngày dài ngầy ngật ở trường. Chắc không mấy em thực sự trả lời được câu hỏi, vì sao em phải ở đây lúc này… Và khi nào các em mới có được cái “căn hầm sáng tạo” của riêng mình?”
Sau rất nhiều những băn khoăn về đổi mới giáo dục, một cơ hội cải cách đang mở ra, mang tên Chương trình Giáo dục Phổ thông mới do Bộ Giáo dục & Đào tạo chủ trì. Cánh cửa khiến nhiều người hy vọng, nhưng cũng gieo nhiều băn khoăn. Tìm hiểu kỹ về nội dung chương trình lần này, sẽ thấy một thay đổi cốt lõi trong việc đưa ứng dụng công nghệ vào chương trình.
Và một trong những từ khóa đáng chú ý nhất, là giáo dục tích hợp STEM - chữ viết tắt tiếng Anh của bốn từ: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán học) - chỉ một chương trình giáo dục tích hợp, trong đó học sinh không chỉ tiếp nhận các môn học không rời rạc mà gắn kết với nhau (liên môn) qua các mô hình, các ứng dụng thực tiễn.
Sự thu hút người học của STEM phải từ cả hình thức đến nội dung: Tận dụng công nghệ để tối đa hóa khả năng tiếp nhận tri thức, kích thích giác quan người học. Đồng thời nội dung học phải thực sự thú vị, khơi gợi hứng thú học tập.
Truyền cảm hứng học tập là một trong những kết quả lớn nhất mà phương pháp học tập STEM mang lại |
Qua thí điểm của Bộ Giáo dục & Đào tạo, những câu lạc bộ STEM, tiết học liên môn đầy hứng khởi đó cũng chỉ ra những tín hiệu lạc quan.
Để stem không phải là sự đổi mới ‘cải lương’
GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên Chương trình Giáo dục Phổ thông mới của Bộ Giáo dục & Đào tạo từng giải thích: “Có thể hình dung dễ hiểu, tính đời sống của các môn học có thể ở chỗ, trẻ con có thể học từ việc trồng một cái cây và quan sát chúng, cách chúng lớn lên, nở hoa, ở đó có các kiến thức sinh học, lý, hóa…”. Thậm chí, STEM tạo cơ hội mở rộng thế giới quan cho trẻ những tri thức về vũ trụ, năng lượng, môi trường…
Song hành cùng phương pháp STEM là sự hỗ trợ từ công nghệ, giúp người học được truyền cảm hứng khám phá xung quanh
Cùng với những bài tập, những mô hình, cần đưa trẻ đến với sách, với thiên nhiên, cuộc sống thực tế… để trẻ nhận được sự giáo dục hài hòa. Công cụ của STEM không chỉ là những mô hình, ngôn ngữ lập trình mà còn là đam mê với sách. Thiên đường của STEM không chỉ là phòng lab mà còn là những chuyến đi thực tế: bảo tàng, vườn tược, góc phố..., là những cuộc tranh luận về các vấn đề xã hội, rèn luyện học sinh quan sát, cảm nhận, phản tư, khả năng biểu đạt, tư duy trách nhiệm…
Suy cho cùng, mục đích cuối cùng có giáo dục nên là dạy các em biết ước mơ và có thể đến những chân trời mới
Phát triển giáo dục, thực ra không chỉ là cuộc chơi chật vật đơn lẻ của mỗi cá nhân. Nếu sự chỉ mãi quẩn quanh với huyền thoại “bỏ đại học thành tỷ phú” mà vài quyển sách self-help ca ngợi nhưng thiếu một nền tảng giáo dục, một “hệ sinh thái tri thức” cần thiết - thì sự phát triển đó, cũng giống như giấc mơ “thung lũng Silicon ở Việt Nam”, hay “cuộc cách mạng 4.0” (*) nào đó... sẽ mãi chỉ là giấc mơ khấp khởi lãng mạn. Và mỗi sáng ta sẽ chỉ chứng kiến nhiều hơn nữa, những con số hai trăm ngàn cử nhân thất nghiệp mỗi năm, những chàng trai rời giảng đường liền lao vào thị trường lao động với chiếc mũ xe ôm sống tạm qua ngày, quên đi ước mơ chinh phục thế giới cách đó mới vài năm…
Với Samsung, mang tính nhân văn vào công nghệ là nhiệm vụ hàng đầu. Vì chúng tôi tin rằng công nghệ chỉ có ý nghĩa khi giúp kết nối con người, nâng tầm cuộc sống và kiến tạo một tương lai tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. Hãy cùng chúng tôi truyền cảm hứng giáo dục, mang đến trang thiết bị hiện đại cùng phương pháp học tập hứng khởi. với chuỗi sự kiện “Truyền cảm hứng khám phá” tại: |
(*): "Việt Nam đứng thứ 90/100 về Công nghệ và Đổi mới (Technology & Innovation), trong đó xếp thứ 92/100 về Công nghệ nền (Technology Platform), xếp thứ 77/100 về năng lực sáng tạo; xếp hạng 70/100 về nguồn lực con người (human capital), trong đó lao động có chuyên môn cao, chất lượng đại học lần lượt xếp thứ 81, 75 trên 100 (Trích Tạp chí Tia Sáng, năm 2018). Báo cáo gốc: http://www3.weforum.org/docs/FOP_Readiness_Report_2018.pdf
(Nguồn: Samsung Vietnam)