Đây là những sản phẩm tuyệt vời về phương pháp học tập, thiết kế, sứ mệnh giáo dục…

Trường nổi Makoko, Lagos, Nigeria

{keywords}

Ngôi trường nổi này là một tòa nhà độc đáo nằm trên mặt nước ở khu vực ven biển của châu Phi. Ngôi trường dành cho mọi lứa tuổi này ban đầu được xây dựng để ngăn nước dâng lên. Có cả các phòng học và khu vực vui chơi, ngôi trường độc đáo này có khả năng đảm bảo an toàn cho khoảng 100 học sinh, ngay cả trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Trường học khối lập phương ở Copenhagen, Đan Mạch

{keywords}

Ngôi trường này là một lớp học khổng lồ với hơn 1.100 học sinh phổ thông. Các bài giảng được tổ chức trong một tòa nhà có hình lập phương rất rộng và được bao bọc bởi kính. Một không gian mở được chia thành các khu vực khác nhau bởi những chiếc “trống”, có chỗ ngồi rất thoải mái. Cấu trúc khác lạ của ngôi trường nhằm khuyến khích sự linh hoạt và tư duy sáng tạo của học sinh.

Ngôi trường mà mỗi học sinh có một chương trình giảng dạy riêng, Úc

{keywords}

Mỗi học sinh của trường đều có một kế hoạch giảng dạy riêng, được điều chỉnh bởi chính giáo viên và phụ huynh. Học sinh cũng có quyền đề xuất cách học tập cho mình. Thêm một tính năng đặc biệt của ngôi trường này là: tất cả các lớp học đều được tổ chức theo nhóm nhỏ.

Trường học trong thế giới thực, đảo Rhode, Mỹ

{keywords}

Ngay từ đầu, học sinh đã có thể học những gì mà mình thực sự thích. Để giúp học sinh tìm ra và theo đuổi đam mê nghề nghiệp của mình, các em được ghép cặp với những người hướng dẫn đang làm việc trong chính những lĩnh vực mà các em muốn theo đuổi sau này. Điều này có nghĩa là học sinh được dạy chính cái mà chúng cần trong công việc tương lai. Phương pháp giảng dạy này hiện đang được 55 trường trên khắp nước Mỹ áp dụng.

Trường học công sở ở Ohio, Mỹ

{keywords}

Ngôi trường này không có lớp học. Bên trong căn phòng chính, có một văn phòng lớn với 300 ô nhỏ (mỗi học sinh một ô). Mỗi học sinh đều có máy tính riêng hướng dẫn kế hoạch học tập cá nhân của từng người. Học sinh tự học, và nếu có câu hỏi nào, các em có thể hỏi người hướng dẫn. Ngôi trường này nhận tất cả học sinh từ lớp 3 tới lớp 12.

Ngôi trường dạy những thứ ‘nguy hiểm’ ở San Francisco, California

{keywords}

Giáo viên của ngôi trường này làm một số thứ nguy hiểm nhất mà cha mẹ thường nói với con mình không nên làm. Trẻ được phép bẩn, được phép chơi với lửa, được phép tháo rời các thiết bị gia dụng hay vẽ lên tường. Phương pháp học này cho phép trẻ trở thành người quyết định mình sẽ học cái gì.

Trường học trung tính ở Stockholm, Thụy Điển

{keywords}

Chương trình giáo dục ở ngôi trường này được lập ra dựa trên nguyên tắc bình đẳng hoàn toàn giữa các học sinh. Giáo viên ở đây tránh sử dụng những đại từ như “cậu ấy”, “cô ấy”. Thay vào đó, bọn trẻ được gọi bằng tên hoặc được nhắc tới bằng cách gọi là “họ”. Hệ thống này nhằm mục đích chống lại định kiến với những người có thể cảm thấy họ khác biệt. Phương pháp giáo dục này cũng góp phần nuôi dạy những đứa trẻ khỏe mạnh về tinh thần.

Trường học thông minh ở Stockholm, Thụy Điển

{keywords}

Thay vì những thư viện truyền thống, ngôi trường này có những hành lang học tập rất đa dụng. Hành lang được sử dụng khi có những bài thuyết trình, có wifi, giúp kết nối giữa học sinh và giáo viên, tạo cơ hội cho việc học liên ngành, liên cấp. Các hành lang được thiết kế theo các tiêu chuẩn hiện đại, giúp quá trình học tập đạt một tầm cao mới và hiện đại.

Ngoài ra, trường cũng có những khu vực học tập cá nhân và không gian cho các dự án nhóm nhỏ.

Ngôi trường của thung lũng Silicon, San Francisco, California

{keywords}

Ngôi trường này không dành cho phương pháp giảng dạy truyền thống. Chiến lược học tập này nhằm mục tiêu giúp trẻ suy nghĩ linh hoạt và cải thiện các kỹ năng công nghệ. Trẻ điểm danh trên iPad, học phần mềm thiết kế 3D để thiết kế nhà vui chơi. Trường nhận học sinh từ 4 đến 14 tuổi.

Trường Steve Jobs, Amsterdam, Hà Lan

{keywords}

Steve Jobs School cũng là một ngôi trường cá nhân hóa phương pháp giảng dạy. Quan điểm của trường là mỗi học sinh đều nên có một kế hoạch học tập riêng để tìm ra tài năng, mối quan tâm và đạt được những kỹ năng riêng. Kế hoạch này được đánh giá và điều chỉnh 6 tuần/ lần bởi chính học sinh, cha mẹ và người hướng dẫn. Trường tuyển sinh học sinh lớp 4 tới lớp 12.

Ngôi trường không có môn học, Toronto, Canada

{keywords}

Đây là ngôi trường mà học sinh được đối xử bình đẳng với giáo viên. Giáo viên ở đây là người quan sát. Họ chỉ có thể đưa lời khuyên cho học sinh, mà không được ép buộc chúng làm gì. Không có bài tập về nhà, không có nhận xét, hay những lịch trình nghiêm ngặt. Học sinh – bất kể độ tuổi – chỉ tham gia những lớp học mà chúng thích. Trẻ cũng được tự do quyết định sẽ làm gì vào mỗi ngày.

Ngôi trường “xanh” nhất thế giới, Pháp

{keywords}

Dường như mọi không gian của trường đều được thiết kế như một bãi bỏ. Mái nhà, sân chơi… tất cả đều được bao phủ bằng cỏ. Những người sáng lập ngôi trường này tin rằng những lớp học bụi bặm gây hại cho trẻ. Trẻ nên được hít thở không khí trong lành bằng cách dành nhiều thời gian ở ngoài trời nhiều nhất có thể. Khi thời tiết ấm áp, các lớp học diễn ra trên chính những bãi cỏ này.

Ngôi trường không áp lực, không căng thẳng, ở Espoo, Phần Lan

{keywords}

Học sinh được ngồi ở bất cứ đâu chúng muốn và tự do nói chuyện với bạn bè. Các em cũng có thể nhảy lên ghế hoặc nằm dài trên sofa nếu mệt. Không khí lớp học rất tích cực và thư giãn. Trường này cũng có thư viện, phòng thể dục, hội trường và câu lạc bộ thanh niên.

  • Nguyễn Thảo (Theo Bright Side)