- Con người khi còn nhỏ thường có sự nhạy bén với nghệ thuật, đó là những hoạt động giúp chúng ta trưởng thành về nhân cách, về thế giới nội tâm, sự sáng tạo và kỹ năng sống.
Vẽ tranh là một trong những hoạt động chủ đạo có thể khám phá được các đặc điểm tâm lý trẻ lứa tuổi mầm non. Tiếc rằng nhiều người lớn không nhận ra tài năng tiềm ẩn hay tính cách nội tâm của con mà chỉ coi đó như những trò chơi không quan trọng. Bạn có thể sẽ bất ngờ khi được biết rằng mỗi nét vẽ và hình vẽ của con đều là những lời thổ lộ tâm tư, con người của bé.
Chú ý đến những nét vẽ được lặp lại
Hoạt động màu sắc và hình vẽ là đam mê của bất kỳ bạn nhỏ nào. Bởi đó chính là thế giới mà bé có thể thỏa sức điều khiển, tưởng tượng và gửi gắm tâm tư của mình. Tuy nhiên vì kỹ năng chưa được trau dồi nhiều nên ở giai đoạn mầm non, những nét vẽ của trẻ còn non nớt, nguệch ngoạc chưa thành những hình ảnh hoàn chỉnh. Thế nên khi cha mẹ dõi theo nét bút của con, hãy để tâm để những nét mà con hay vẽ như đường cong, đường thẳng, đường ngoằn ngoèo. Khi bé vẽ đường thẳng tức là kỹ năng của con còn chưa nốt, ngón tay chưa điều khiển được các cơ, chưa linh hoạt, con cũng chưa có những mong muốn nhiều hơn trong môn nghệ thuật này. Nhưng nếu bé thường vẽ những nét thẳng bằng nhau thì hãy vui mừng vì con bạn có óc quan sát và tư duy cũng như sự khéo léo khá tốt. Khi bé hay vẽ những đường ngoằn ngoèo, thử hỏi con xem con muốn vẽ gì, khơi gợi những hình ảnh liên quan như đám mây, con giun... có phải ý con muốn không? Nếu không, con bạn có thể có nội tâm khá đặc biệt và khép kín đấy!
Bé hay vẽ con vật, sự vật gì thế?
Để ý một chút sẽ thấy các bé rất tự hào về thành quả mình đạt được, việc khen ngợi và yêu cầu bé vẽ lại làm bé cảm thấy hãnh diện. Đó là tâm lý chung của trẻ. Nếu bạn thấy bé thích vẽ hoặc hay vẽ một vài sự vật gì đó, có thể bé rất thích. Khi đó cha mẹ hãy nói chuyện cùng con trao đổi về hình vẽ đó, có phải con rất mong được một chú gấu thế này không? Hay con muốn chú gấu này luôn được an toàn đúng không?.. Từ đó bé sẽ thổ lộ ra nhiều bí mật được cất giấu trong lòng bấy lâu. Cha mẹ và con cùng trao đổi về những nguyện vọng của con, lồng ghép những bài học về kỹ năng sống bảo vệ động vật, yêu thương động vật như thế nào. Một công đôi việc đúng không nào?
Màu sắc bé hay dùng chứng tỏ điều gì?
Việc vẽ hình hay sử dụng màu sắc ở bé mầm non hầu hết chưa hoàn chỉnh, cũng như cách trẻ nhìn nhận về thế giới xung quanh còn nhiều điều mới mẻ và trẻ chưa tiếp nhận được hết. Ba mẹ có thể quan sát cách trẻ chọn màu sắc để hiểu hơn về con mình. Bé gái luôn thích màu hồng, nếu con bạn không như vậy, có thể bé có một cá tính khá hay ho đấy! Trẻ con thích màu sắc tươi sáng và sặc sỡ, tuy nhiên nếu trẻ lúc nào cũng chọn màu đen hoặc màu tối dù ba mẹ có khuyến khích trẻ chọn màu sáng mà trẻ vẫn không muốn thì nên lắng nghe con mình nhiều hơn, con bạn có thể sống hướng nội và có nhiều tâm tư hơn các bạn cùng trang lứa. Thêm vào đó, nếu trẻ đi màu quá mạnh hay quá nhạt trên nền giấy cũng là điểm đáng chú ý, là tín hiệu cho ba mẹ thấy rằng tâm lý trẻ đang có những nỗi niềm không được giải tỏa.
Như chúng ta đều biết, vẽ tranh không chỉ đơn giản là hoạt động giúp trẻ phát triển nhận thức, tư duy sáng tạo mà còn đóng vai trò quan trọng giúp trẻ bày tỏ những khủng hoảng trong tâm lý. Mong rằng qua bài viết này, các bậc phụ huynh sẽ có những khoảng thời gian vui vẻ và bổ ích cùng trẻ trong hoạt động này, để thấu hiểu con hơn cũng như có những phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho con khoa học và hợp lý.
7 nguyên tắc vàng trong dạy kỹ năng sống
Ai cũng hiểu sự quan trọng của kỹ năng sống, nhưng dạy như thế nào lại là câu hỏi mà không nhiều người trả lời được. Dưới đây là 7 nguyên tắc vàng cần biết giúp trẻ phát triển thành một người có đầy đủ kỹ năng sống.
Tại sao cần phải dạy kỹ năng sống cho trẻ?
Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của trẻ nhỏ.
Tổng thống Abraham Lincoln dạy con kỹ năng sống thế nào?
Người phương Tây dạy con kỹ năng sống từ rất sớm. Hãy thử xem bức thư cựu Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy giáo của con trai mình để dạy con thế nào.
Ngọc Lan(tổng hợp).