Giám đốc phụ trách giáo dục của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho rằng nhà trường nên dạy trẻ em cách phát hiện những thông tin giả trên mạng xã hội.

{keywords}

Ngài Andreas Schleicher cho rằng khả năng nhận biết thông tin thật là rất cần thiết trong thời hiện đại và các giáo viên nên được trang bị tốt để đưa ra những hướng dẫn cho học sinh của mình.

Phân biệt cái gì là thật từ những thứ không thật là một kỹ năng quan trọng trong ngày nay” – giám đốc giáo dục và kỹ năng của tổ chức này cho hay. “Phát hiện thông tin giả, thậm chí là nhận thức được rằng có cái gì đó giống như thông tin giả, có cái gì đó không hẳn là sự thật, rằng bạn phải đặt câu hỏi, phải tư duy phản biện, là điều quan trọng. Chúng tôi tin rằng nhà trường có thể làm gì đó cho việc này”.

Vấn đề thông tin giả đã hiện hữu rõ ràng kể từ chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ, khi mà quá nhiều câu chuyện được dựng lên đã lan truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông xã hội.

Ông Schleicher cho rằng đó không phải là vấn đề nhà trường dạy cho học sinh của mình một môn học mới, mà là việc xây dựng các kỹ năng để giúp phân biệt sự thật trong tất cả các môn học, từ khoa học tới lịch sử.

“Trước kia, khi bạn cần thông tin, bạn tìm đến bách khoa toàn thư, và bạn có thể tin rằng thông tin đó là thật”.

OECD đang lên kế hoạch kiểm tra thái độ của những người trẻ tuổi với các vấn đề toàn cầu cũng như với những nền văn hóa khác nhau, những kỹ năng phân tích và phê bình, khả năng tương tác với người khác.

Ngài Schleicher cũng đưa ra những lo ngại về cái mà ông coi là một sự phát triển hiện đại không lành mạnh khác. “Mạng xã hội được thiết kế để tạo ra một căn phòng có tiếng vang. Chúng ta thường trò chuyện với những người giống như chúng ta, những người có suy nghĩ tương tự chúng ta” – ông nói.

“Và điều đó chính xác là gần như ngược lại với năng lực toàn cầu”.

Schleicher lấy ví dụ về những người trẻ tới từ châu Âu đấu tranh vì Nhà nước Hồi giáo, biến “các những cường quốc đa sắc tộc, đa tôn giáo của Trung Đông trở về một kiểu như độc canh”.

Ông nói: “Đó thực sự là thứ mà tôi cho là kết quả của kiểu suy nghĩ chỉ có một sự thật và chỉ có duy nhất một cách để sống”.

“Tôi nghĩ rằng mạng xã hội có thể đang tạo điều kiện cho việc đó xảy ra. Các thuật toán đang khiến người ta kết nối nhiều hơn với những người giống họ, thay vì tạo ra những không gian để họ thảo luận, tranh biện và tìm ra một lý lẽ chung”.

Những bài kiểm tra “năng lực toàn cầu” thực hiện trên máy vi tính sẽ lấy đối tượng là học sinh 15 tuổi trên toàn thế giới cùng với bài đánh giá các môn đọc, toán và khoa học được tiến hành 3 năm/ lần.

Kết quả của những đánh giá này và bảng xếp hạng của khoảng 70 quốc gia, nền kinh tế được các chính phủ đánh giá là rất quan trọng. Bài kiểm tra sẽ diễn ra vào năm 2018 và công bố vào năm 2019.

Ông Schleicher cho biết, mục đích của bài đánh giá là kiểm tra năng lực của những người trẻ trong việc nhìn nhận thế giới qua việc họ bày tỏ quan điểm của mình, qua cách mà họ đánh giá những ý tưởng khác nhau, qua sự cởi mở của họ với những nền văn hóa khác nhau.

  • Nguyễn Thảo (Theo The Guardian)