Đó chính là chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Minh Đức trong hội thảo “Cho con quyền được cãi- Hình thành tư duy phản biện” do Trường Phổ thông liên cấp Quốc tế Gateway vừa tổ chức tại Hà Nội.

“Cãi” - biểu hiện của tư duy phản biện

Theo GS. Nguyễn Minh Đức, “Cãi” thường được coi là biểu hiện của tư duy phản biện - là kỹ năng hàng đầu trong 7 kĩ năng mềm mà mọi đứa trẻ nên học để có thể thành công trong môi trường làm việc tương lai. Tuy nhiên “cãi” thế nào để thực sự phản biện một cách văn minh, lịch sự, tôn trọng người khác và để mọi người “tâm phục, khẩu phục” thì học sinh cần được trang bị kiến thức, kỹ năng và được rèn luyện hàng ngày thông qua môi trường sống và học tập.

Bản thân mỗi đứa trẻ là những nhà nghiên cứu, luôn muốn tìm tòi, khám phá để tạo ra cái mới. Nhưng với cách giáo dục và ứng xử hàng ngày với trẻ, người lớn chúng ta lại vô tình thui chột phẩm chất, kỹ năng này của trẻ.

“Một em bé 4 tuổi thường đặt ra hàng trăm câu hỏi mỗi ngày, trong đó có rất nhiều câu hỏi khám phá. Nhưng đến 10 tuổi, dưới áp lực của gia đình và nhà trường, các em lại lo đi tìm những câu trả lời đúng theo ý thầy cô, bố mẹ mà không được tiếp tục đặt ra những câu hỏi hay để suy nghĩ và giải quyết’, GS. Đức chia sẻ.

Thực tế tại Việt Nam, một số các trường học vẫn theo phương pháp giáo dục truyền thống: dạy kiến thức, kỹ năng để làm một công việc cụ thể, chưa chú trọng dạy học sinh cách tư duy sang tạo, giải quyết vấn đề...

{keywords}
 

Trang bị kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện

Chuyên gia giáo dục Hoàng Anh Đức - Giám đốc học thuật Trường Phổ thông liên cấp Quốc tế Gateway chia sẻ, với sự biến đổi mạnh mẽ của xã hội trong cuộc cách mạng 4.0, để có thể thành công trong cuộc sống, các bạn học sinh cần được cung cấp cách học, cách nghĩ và cách sống, hướng đến việc tạo ra những công dân có kỹ năng toàn diện, tự do, tự chủ. Học sinh cần được hướng dẫn phương pháp để nắm vững nền tảng kiến thức đa dạng trên nhiều lĩnh vực cùng những kỹ năng cá nhân như tư duy phản biện, tư duy phân tích, kỹ năng giao tiếp và khả năng sáng tạo.

{keywords}
 

Theo chuyên gia, tư duy phản biện được hình thành sau cả một quá trình học tập và rèn luyện lâu dài. Tại Gateway, thông qua chương trình giảng dạy tích hợp tư tưởng giáo dục khai phóng và giáo dục STEAM, cùng phương pháp học thông qua trải nghiệm, học thông qua thực làm, học sinh Gateway được trang bị kỹ năng giải quyết vấn đề, tính sáng tạo, tư duy phản biện, giao tiếp rõ ràng.

Lấy ví dụ về việc hình thành tư duy phản biện trong môn học Văn - Tiếng Việt tại Gateway, bà Nguyễn Thị Thanh Hải - Giám đốc chương trình Khoa học xã hội và nhân văn tại Gateway chia sẻ, với phương pháp giáo dục hiện đại, tôn trọng người học, các giáo viên tạo môi trường để các con tự khám phá kiến thức, được bày tỏ quan điểm, được sáng tạo và phản biện trong quá trình học các môn như Văn, Tiếng Việt, Lối sống, Khoa học.... Ví dụ thay vì học theo lối phân tích, bình giảng, cảm thụ do giáo viên truyền tải, các con được quyền phát biểu, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân mình trước các tác phẩm nghệ thuật, giáo viên khuyến khích học sinh đặt các câu hỏi khi tiếp nhận một tác phẩm, cuốn sách hay vấn đề nào đó trong cuộc sống....

Không chỉ chú trọng rèn luyện kỹ năng tại Trường, bố mẹ đóng vai trò quan trọng giúp con hình thành tư duy phản biện tại nhà. Bố mẹ cần tuân theo những nguyên tắc phát triển tư duy phản biện cho con như: Tôn trọng mọi ý kiến độc lập của con; Phản biện tư duy, không phản biện con người; Phản đi đôi với Biện; Gợi mở, giúp con kiểm chứng suy nghĩ của mình; Khuyến khích óc hoài nghi khoa học của con; Nâng đỡ ham muốn khám phá và ước mơ của con.

{keywords}
 

Để làm được điều đó, các bậc phụ huynh cần được trang bị các kỹ năng: Lắng nghe các câu hỏi của con; Phản hồi tích cực ý kiến của con; Tìm những câu hỏi hay để cùng con suy nghĩ; Khuyến khích con suy nghĩ theo cách mới; Giúp con tìm kiếm thông tin và phương pháp kiểm chứng khách quan; Hướng dẫn con cách chia sẻ ý kiến phản biện của mình để người khác tâm phục khẩu phục.

Để học sinh có thể hình thành tư duy phản biện, nhà trường và gia đình cần đồng hành, phối hợp với nhau để có thể tạo ra môi trường giúp trẻ có cơ hội rèn luyện thường xuyên.

“Đó chính là lý do, Gateway không chỉ nỗ lực tạo ra một môi trường giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế, với phương pháp giáo dục hiện đại giúp học sinh phát triển toàn diện các kỹ năng không thể thiếu của kỷ nguyên mới, mà chúng tôi mong muốn cung cấp tri thức, kỹ năng thông qua các buổi hội thảo như thế này để các bậc phụ huynh có thể đồng hành cùng chúng tôi tạo ra môi trường giáo dục tốt nhất cho các con” vị đại diện của Gateway chia sẻ.

Trước đó, hội thảo “Cho con quyền được cãi - Hình thành tư duy phản biện” đã được Trường PTLC Quốc tế Gateway tổ chức cho các bậc phụ huynh tại cơ sở Gateway Hải Phòng, thu hút đông đảo phụ huynh tham gia.

Trường Phổ thông liên cấp Quốc tế Gateway là trường song ngữ hàng đầu tại Việt Nam, cung cấp một chương trình giáo dục song ngữ chất lượng cao cho trẻ em Việt Nam và trẻ em nước ngoài tại Việt Nam mong muốn được học tập trong môi trường giáo dục quốc tế chuyên nghiệp, đồng thời phát triển hai ngôn ngữ Tiếng Việt và Tiếng Anh.

Gateway hướng tới sứ mệnh tận tâm vì một môi trường học tập vui vẻ và cân bằng dựa trên tư duy độc lập và học tập sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển tối đa của trẻ về các mặt văn-thể-mỹ và thiết lập nền tảng để theo đuổi sự nghiệp học tập cao hơn ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Lệ Thanh