Cứ thứ 5 hàng tuần, sân đình Hào Nam (Đống Đa – Hà Nội) lại vang lên những tiếng hự, hà, nhấn nhá, trống, sênh… của các teen 9x học hát xẩm.
12 tuổi cũng hát xẩm
Đó là lớp học hát xẩm duy nhất cho học sinh, sinh viên Hà Nội. Lớp học hoạt động được 5 năm và đã có hàng chục học sinh, sinh viên “tốt nghiệp” từ mái đình này. Nghệ sĩ trẻ Thu Phương và nghệ sĩ Chu Minh Cường là những người hướng dẫn trực tiếp các em tập hát.
Theo nghệ sĩ Thu Phương thì lớp học này không giới hạn tuổi của học viên nhưng sẽ khuyến khích những em nhỏ đang học các cấp trung học tham dự. Học viên không phải đóng một khoản chi phí nào và được trung tâm hỗ trợ dụng cụ học và trang phục khi diễn.
Lớp học được tổ chức khá đơn giản, chỉ có vài chiếc ghế nhựa cùng bộ nhạc cụ là thầy và trò có thể tập hát từ sáng đến sẩm tối.
Học sinh lớn tuổi nhất lớp là 19 tuổi, còn bé nhất mới 12 tuổi. Đó là em Nguyễn Thu Huyền, học sinh lớp 5B, trường Tiểu học Cát Linh. Huyền đã học ở đây được gần 10 buổi. “Em được mẹ dẫn đi thắp hương ở đình Hào Nam và biết lớp học. Mới đầu em cũng chưa thích lắm nhưng sau khi nghe vài lần cháu rất thích, hát sẩm rất hay", Huyền cho biết.
Trong hát xẩm, khó nhất là cách nhả chữ, uốn lưỡi làm sao cho tiếng tròn vành, rõ chữ. Những em nhỏ như Huyền được học cách sử dụng trống, phách, sau đó là nhị và sênh.
Các nghệ sĩ cũng sẽ chọn lọc cho học sinh những bài xẩm phù hợp với từng độ tuổi. Với những em ở độ tuổi nhỏ như Thu Huyền sẽ được dạy những bài thể hiện tình yêu quê hương đất nước, yêu cha mẹ. Với những 9X đời đầu như Trinh, Hạnh và Phương thì được dạy những bài về tình yêu lứa đôi, những vấn đề thời cuộc.
Rưng rưng những tấm lòng với xẩm ca
Lớp học hát xẩm đặc biệt này do Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam phối hợp với đình Hào Nam tổ chức. Mỗi người đến cửa đình Hào Nam để học hát xẩm là một câu chuyện thật lạ lùng và xúc động.
Trịnh Thị Ánh Phương (17 tuổi), học sinh lớp 11A4, Trường THPT Bất Bạt, Ba Vì, Hà Nội biết trung tâm qua mạng internet và được bố mẹ đưa xuống để theo học. Nhà xa, sáng Phương đi xe buýt đến lớp, chiều lại lên xe buýt về. Thế nhưng cô bé vẫn rất tin tưởng: “Em sẽ theo nghề hát xẩm chuyên nghiệp. Mặc dù rất khó thành danh nhưng em sẽ cố gắng ở mức cao nhất”.
Còn với Đoàn Hồng Hạnh (sinh viên khoa Quản lý Nghệ thuật – ĐH Văn Hóa HN) thì việc học hát xẩm không chỉ là luyện thanh âm mà còn hiểu hơn về lịch sử dân tộc, lịch sử thời cuộc.
Nghệ sĩ trẻ Minh Cường cho biết, thứ 7 hàng tuần ở một số “địa điểm vàng” trên phố đi bộ Hàng Ngang, Hàng Đào thường diễn ra những buổi biểu diễn xẩm ca. Không bán vé, không một giấy mời, không áp-phích quảng cáo nhưng các buổi biểu diễn hàng nghìn du khách. “Tôi thấy, khi diễn người nước ngoài rất thích thú thì tại sao chúng ta lại không yêu, không mến nghệ thuật xẩm?”, nghệ sĩ Minh Cường chia sẻ.
Nhạc sĩ Thao Giang, Phó giám đốc Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam vui vẻ chia sẻ: “Tôi như giảm bớt đi lo âu khi nhìn các cháu tập. Truyền thống là một dòng chảy, nếu chúng ta không khơi thông thì sẽ thành một ao tù”.
Hàng ngày, trong căn nhà 3 gian mái ngói ở đình Hào Nam, nhạc sĩ Thao Giang vẫn miệt mài thảo ra những chương trình dậy và biểu diễn cho những học trò nhỏ. Tương lai không xa, nghệ thuật hát xẩm Việt Nam sẽ có thế hệ kế cận yêu nghề, ham hát và sống được bằng nghề.
Theo Dân tin
12 tuổi cũng hát xẩm
Đó là lớp học hát xẩm duy nhất cho học sinh, sinh viên Hà Nội. Lớp học hoạt động được 5 năm và đã có hàng chục học sinh, sinh viên “tốt nghiệp” từ mái đình này. Nghệ sĩ trẻ Thu Phương và nghệ sĩ Chu Minh Cường là những người hướng dẫn trực tiếp các em tập hát.
Thu Huyền say sưa tập hát |
Lớp học được tổ chức khá đơn giản, chỉ có vài chiếc ghế nhựa cùng bộ nhạc cụ là thầy và trò có thể tập hát từ sáng đến sẩm tối.
Học sinh lớn tuổi nhất lớp là 19 tuổi, còn bé nhất mới 12 tuổi. Đó là em Nguyễn Thu Huyền, học sinh lớp 5B, trường Tiểu học Cát Linh. Huyền đã học ở đây được gần 10 buổi. “Em được mẹ dẫn đi thắp hương ở đình Hào Nam và biết lớp học. Mới đầu em cũng chưa thích lắm nhưng sau khi nghe vài lần cháu rất thích, hát sẩm rất hay", Huyền cho biết.
Trong hát xẩm, khó nhất là cách nhả chữ, uốn lưỡi làm sao cho tiếng tròn vành, rõ chữ. Những em nhỏ như Huyền được học cách sử dụng trống, phách, sau đó là nhị và sênh.
Các nghệ sĩ cũng sẽ chọn lọc cho học sinh những bài xẩm phù hợp với từng độ tuổi. Với những em ở độ tuổi nhỏ như Thu Huyền sẽ được dạy những bài thể hiện tình yêu quê hương đất nước, yêu cha mẹ. Với những 9X đời đầu như Trinh, Hạnh và Phương thì được dạy những bài về tình yêu lứa đôi, những vấn đề thời cuộc.
Rưng rưng những tấm lòng với xẩm ca
Lớp học hát xẩm đặc biệt này do Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam phối hợp với đình Hào Nam tổ chức. Mỗi người đến cửa đình Hào Nam để học hát xẩm là một câu chuyện thật lạ lùng và xúc động.
Nghệ sĩ Thu Phương hướng dẫn 3 cô học trò 9x tập bài “Cô hàng nước” |
Còn với Đoàn Hồng Hạnh (sinh viên khoa Quản lý Nghệ thuật – ĐH Văn Hóa HN) thì việc học hát xẩm không chỉ là luyện thanh âm mà còn hiểu hơn về lịch sử dân tộc, lịch sử thời cuộc.
Kim Chinh đang luyện một đoạn giọng cao |
Nhạc sĩ Thao Giang, Phó giám đốc Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam vui vẻ chia sẻ: “Tôi như giảm bớt đi lo âu khi nhìn các cháu tập. Truyền thống là một dòng chảy, nếu chúng ta không khơi thông thì sẽ thành một ao tù”.
Hàng ngày, trong căn nhà 3 gian mái ngói ở đình Hào Nam, nhạc sĩ Thao Giang vẫn miệt mài thảo ra những chương trình dậy và biểu diễn cho những học trò nhỏ. Tương lai không xa, nghệ thuật hát xẩm Việt Nam sẽ có thế hệ kế cận yêu nghề, ham hát và sống được bằng nghề.
Theo Dân tin