PGS.TS Trần Đức Quý, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Đại học Công nghiệp Hà Nội đang ‘chuyển mình’ cùng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với nhiều giải pháp đổi mới trong đào tạo và nghiên cứu.

Đào tạo nguồn nhân lực và thách thức thời 4.0

Sáng ngày 26/2/2018, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức Hội nghị khoa học về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.

Hội nghị khoa học được tổ chức vào ngày đầu xuân năm mới 2018 với sự tham gia của các chuyên gia: TS.Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội; Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc tập đoàn công nghiệp - viễn thông quân đội Viettel và hơn 300 nhà khoa học, tiến sĩ và cán bộ quản lý của nhà trường; đặc biệt Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cũng dành thời gian tham dự hội nghị.

{keywords}

{keywords}

Hội nghị khoa học đào tạo nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0

Tại Hội nghị, TS.Phan Xuân Dũng và thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng đã chia sẻ về cách mạng công nghiệp 4.0 với sự thay đổi mạnh mẽ phương thức sản xuất và phương pháp quản trị “các nhà máy thông minh”, “công sở và thành phố thông minh” được kết nối internet, liên kết với nhau thành một hệ thống thay vì các dây chuyền sản xuất và phương pháp quản trị hành chính trước đây.

{keywords}

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và các đại biểu trồng cây lưu niệm tại trường

Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mở ra kỷ nguyên mới của sự lựa chọn các phương án đầu tư kinh doanh, tối ưu hóa sử dụng các nguồn lực, thúc đẩy năng suất lao động và hiệu quả, tạo bước đột phá về tốc độ phát triển, phạm vi mức độ tác động làm biến đổi cơ bản hệ thống sản xuất và quản trị xã hội cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Cơ hội là rất lớn nhưng thách thức cũng không hề nhỏ và một trong những vấn đề chính đó là yếu tố con người. Do vậy, công tác đào tạo nguồn nhân lực phải đổi mới và đáp ứng kịp thời theo nhu cầu của thị trường lao động.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng: “Phải thẳng thắn nhìn nhận về các cơ sở đào tạo trong hệ thống các trường của Bộ Công Thương, nhiều trường đội ngũ giảng viên còn mỏng và yếu; cơ sở vật chất chưa đáp ứng với yêu cầu đào tạo, phương thức đào tạo vẫn theo kiểu cũ, lối mòn, thiếu sự gắn kết với thực tiễn dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo chưa đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Do đó, trong giai đoạn hiện nay cũng như định hướng phát triển trong giai đoạn tới, việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cần được xem xét, đánh giá toàn diện với nhiều yêu cầu và thách thức mới”.

{keywords}

PGS.TS Trần Đức Quý - Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội phát biểu tại hội nghị

Hội nghị cũng được nghe 6 tham luận từ các nhà khoa học, các giảng viên của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội về những vấn đề mà nhà trường đang triển khai thực hiện như: nâng cao trình độ ngoại ngữ cho giảng viên và sinh viên; quản trị đại học theo mô hình đại học điện tử; hợp tác doanh nghiệp hiệu quả; đổi mới trong đào tạo và nghiên cứu khoa học;… hướng tới hội nhập sâu, rộng trong thời kỳ CMCN 4.0.

Sự chuyển mình nhạy bén

PGS.TS Trần Đức Quý, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ tại hội nghị: Đại học Công nghiệp Hà Nội đang “chuyển mình” cùng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhà trường đã có nhiều giải pháp đổi mới trong đào tạo và nghiên cứu: chuyển từ phát triển về số lượng sang chất lượng, có kết nối giữa đào tạo và sử dụng; đào tạo gắn với doanh nghiệp và nhu cầu xã hội; đào tạo làm cho người học chuyển từ thụ động sang chủ động sáng tạo, không ngại đương đầu với khó khăn thách thức.

Xây dựng chế độ đặc biệt đối với những nhà khoa học đầu ngành, giảng viên trình độ cao. Bên cạnh đó, nhà trường còn có chính sách hỗ trợ hình thành và phát triển các vườn ươm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo về khoa học công nghệ, ưu tiên đối với các lĩnh vực thế mạnh, như Cơ khí, công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa, công nghệ hóa học, cơ điện tử.

{keywords}
 TS. Hoàng Anh - Giám đốc Trung tâm Đảm bảo chất lượng - Đại học Công nghiệp Hà Nội tham luận tại Hội nghị

Nhà trường cũng mở rộng liên kết với các doanh nghiệp, các trường đại học quốc tế để xây dựng các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành. Các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành không chỉ là nơi để sinh viên thực hành mà còn là trung tâm nghiên cứu chuyên sâu theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp nhằm tạo ra các sản phẩm dịch vụ có hàm lượng tri thức cao.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang đặt ra thách thức lớn, các trường đại học phải thay đổi chương trình và phương pháp đào tạo để sinh viên thích ứng được với thời cuộc. Sự chuyển mình kịp thời và nhạy bén của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã giúp trường trở thành địa chỉ tin cậy cho cả người học và nhà tuyển dụng lao động.

Thúy Ngà