Điều khiển những chú chim sắt khổng lồ trên bầu trời, ai cũng nghĩ phi công là nghề chỉ dành cho phái mạnh, nhưng hai cô gái 9X này đã thực hiện được ước mơ chinh phục bầu trời khiến nhiều người phải thán phục.

Được ngồi trong khoang điều khiển những chiếc máy bay hiện đại chinh phục bầu trời là ước mơ của rất nhiều bạn trẻ, ước mơ thành phi công đã đi vào nhiều bài thơ, câu hát của các bạn nhỏ.

Tuy nhiên, không phải ai cũng thực hiện được mơ đó bởi phi công là một công việc đòi hỏi rất khắt khe về cả kiến thức, trình độ và thể lực. Được biết, để trở thành phi công, trước tiên phải trải qua các kỳ thi về kiến thức, sức khỏe cũng như phải đạt được các tiêu chuẩn về trình độ mà yêu cầu của nghề đặt ra: ngoại hình phải cân đối, dễ nhìn, không dị tật.

Bên cạnh đó, những người muốn theo nghề này phải có khả năng sử dụng tiếng Anh thật tốt cũng như vượt qua được các bài kiểm tra khác, ngoài ra chỉ cần "mắc lỗi" một chỗ nào đó thì giấc mơ trở thành phi công sẽ trở nên khó khăn hơn.

Với đặc thù công việc, chỉ tính riêng yêu cầu về thể lực và sức khỏe của nghề phi công đã khiến nhiều đấng mày râu phải lắc đầu ngao ngán.Vậy mà, đã có những cô gái tuổi đời còn rất trẻ đã vượt qua những khó khăn đó để trở thành những nữ phi công 9X đầu tiên của Việt Nam.

 

  {keywords}

Hạnh Nhi và Tuyết Dung, 2 cô gái 9X từng là những học sinh xuất sắc từ những ngôi trường chuyên Quốc gia của Hà Nội và TP HCM hiện là cơ phó của đoàn bay một hãng hàng không Việt Nam. Cả hai cùng học và ở chung phòng trong suốt thời gian dài tại một trường đào tạo phi công ở Mỹ.

 

{keywords}

Hoàng Hạnh Nhi, cô gái Hà Thành 21 tuổi từng là học sinh chuyên Pháp của trường PTTH chuyên Hà Nội - Amsterdam. Nuôi dưỡng ước mơ làm phi công từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Hạnh Nhi đã nỗ lực phấn đấu học tập và rèn luyện sức khỏe để có thể tự tin bước vào những khóa đào tạo phi công khắc nghiệt

{keywords}

Nhi được tuyển thẳng vào bất cứ trường đại học nào ở Việt Nam có đào tạo chuyên ngành tiếng Pháp do trong quá trình học cấp 3 cô đã đạt giải 3 cấp Quốc gia trong môn học này. Tuy nhiên không như bạn bè cùng trang lứa, Nhi đã không đến với cánh cổng trường đại học mà chọn con đường làm phi công đầy mới lạ và thử thách.

{keywords}

Sau khi từ chối giảng đường Đại học, Nhi đã theo học nửa năm tại Trung tâm Đào tạo Bay trong TP.HCM sau đó chuyển qua học 3 tháng quân sự tại Nha Trang. Cùng thời điểm trên, trong khi những người bạn cùng trang lứa đang háo hức đến với giảng đường Đại học thì Nhi một thân một mình sang Mỹ học đào tạo phi công cơ bản 1 năm rồi lại tiếp tục quay về học lái buồng lái giả định

{keywords}

Thuận lợi với vốn tiếng Pháp có sẵn và học thêm tiếng Anh khá nhanh đối với Nhi để có thể theo học tại nước ngoài. Cô trở thành cơ phó từ tháng 12/2015. "Tính đến thời điểm hiện tại, cùng với sự dìu dắt của các thầy, các cơ trưởng và lịch bay hợp lý, tôi đã có khoảng 500 giờ bay" – nữ phi công 9X cho biết.

  {keywords}

Chia sẻ về ý định đến với công việc, Nhi cho biết: " ban đầu không chỉ có bạn bè, ngay cả gia đình cũng là một rào cản rất lớn đối với Nhi. Tuy được sự hỗ trợ rất tốt từ gia đình nhưng thời gian đầu mẹ không muốn cho con gái theo nghề này. Bố là thủy thủ, công việc thường xuyên phải xa nhà nên mẹ không thích cho tôi theo một nghề tương tự"

{keywords}

Để có được thành công như ngày hôm nay, Nhi đã phải nỗ lực cố gắng rất nhiều không chỉ về ngoại ngữ mà vấn đề sức khỏe cũng là một yếu tố rất quan trọng. Ngày còn học phổ thông Nhi chạy bộ rất nhiều để rèn luyện thể lực, hiện nay sau những giờ đi bay, tranh thủ những phút nghỉ ngơi cô vẫn dành thời gian để chạy bộ, tậm Gym, Yoga.

{keywords}

Cô giáo dạy tiếng Anh chuyên ngành tại Việt Nam cũng như người bạn cùng học và cùng phòng tại trường đào tạo phi công tại Mỹ của Nhi là Tuyết Dung, thi thoảng 2 bạn lại có dịp ôn lại những kỉ niệm với nhau sau những giờ bay vất vả hoặc khi chuyển chuyến tại các sân bay.

{keywords}

Những câu chuyện kỉ niệm xen lẫn những bài học, kinh nghiệm mà các cơ trưởng chỉ bảo được chia sẻ sau những giờ bay vất vả

{keywords}

Cũng như Hạnh Nhi, Nguyễn Mai Tuyết Dung, nữ cơ phó 25 tuổi này từng là nữ sinh trường cấp 3 chuyên Lê Hồng Phong, TP. HCM. Ước mơ của cô gái đất Sài thành khi ngồi trên ghế nhà trường là sẽ được làm cô giáo

{keywords}

Bước ngoặt khá thú vị, từ cô sinh viên tốt nghiệp khoa Anh ngữ của trường Đại học Sư phạm TP.HCM, Dung xin vào giảng dạy tiếng Anh tại Trung tâm đào tạo bay. Tại đây Dung được trung tâm đào tạo để trở thành một giảng viên dạy tiếng Anh cho những phi công muốn thi lên cơ trưởng. Sau thời gian được đào tạo và giảng dạy tại đây, Dung được tiếp xúc với rất nhiều phi công và dần dần thấy thích công việc này.

{keywords}

"Ban đầu tôi nghĩ phi công là một nghề khô cứng và chỉ làm việc với máy móc nhưng tôi đã nhầm. Công việc này đòi hỏi sự năng động, sáng tạo nhưng phải có tính kỷ luật cao. Đây là những điểm rất giống với nghề giáo viên tôi đã được học trong trường" – Tuyết Dung chia sẻ.

{keywords}

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của Dung lại ở phía gia đình khi bố mẹ cô hết sức bất ngờ bởi quyết định dừng việc giảng dạy để bắt đầu học lại một ngành mới rất tốn kém, gia đình cũng không có ngay một khoản tiền lớn như thế trong nhà để cho cô đi học. Tuy nhiên, cựu giảng viên này cũng cho biết thêm, sau khi thuyết phục thành công, cô được gia đình hỗ trợ rất nhiều trong thời gian đi học ở bên Mỹ

{keywords}

Khi được hỏi về tương lai sau này, nữ cơ phó cho biết gần như không có câu trả lời chính xác, cô khẳng định thời điểm này chỉ tập trung vào bay cho tốt để trở thành cơ trưởng. Dung thừa nhận rằng mình là cô gái dễ thay đổi nhưng đó cũng là cá tính riêng của cô.

{keywords}

"Ngày còn đi học, tôi rất thần tượng cô giáo dạy tiếng Anh nên đã quyết tâm thi vào Sư phạm để nối nghiệp cô. Nhưng ước mơ bao năm đó của tôi đã bị sức hút của nghề phi công cuốn mất. May mắn là con đường trở thành phi công của tôi cũng đã thành công" – cựu giảng viên tiếng Anh cười vui vẻ.

H{keywords}

Trước khi thực hiện chuyến bay cùng cơ trưởng người nước ngoài, qua câu chuyện ngắn ngủi tại sân bay Tân Sơn Nhất cô vẫn không giấu ý định có thể quay về với bục giảng: "Trở thành phi công không làm giảm ước mơ đi dạy của tôi, phải bay tốt mới có kiến thức để sau này giảng dạy cho những thế hệ học viên, phi công tiếp theo, nhất là phi công nữ".

Theo Kênh 14