- Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2018 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 16/12 tới đây.

{keywords}
Người tham quan dùng thử một sản phẩm thuộc khu vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại một triển lãm diễn ra tháng 9/2018. Ảnh: Nguyễn Thảo

Hoạt động này nằm trong Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1665/QĐ-TTg ký ngày 30/10/2017.

Ngày hội khởi nghiệp nhằm mục tiêu truyền cảm hứng cho học sinh, sinh viên (HSSV) dám ước mơ và đưa ra những ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo, khả thi. Đồng thời, trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng thành lập dự án từ ý tưởng.

Tham gia không gian của ngày hội có 80 dự án khởi nghiệp được trưng bày, trong các lĩnh vực: khoa học – công nghệ, kinh doanh, tài chính, giáo dục, y tế, dịch vụ…

Ngoài ra, diễn đàn thảo luận về các chủ đề khơi nguồn cảm hứng khởi nghiệp, ươm tạo khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục…. cũng được tổ chức cùng ngày.

Điểm nhấn của ngày hội năm 2018 là cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp – SWIS 2018” được tổ chức với quy mô toàn quốc với sự tham gia của 200 trường đại học, cao đẳng, trung cấp, THPT.

Cuộc thi dành cho HSSV có độ tuổi từ 16 đến 24 tuổi và được phát động từ tháng 9/2018 đến nay. Ban tổ chức đã nhận được gần 200 bài dự thi gửi về, trong đó có 15 dự án xuất sắc nhất được lọt vào vòng chung kết.

Nhiều dự án đã được HSSV triển khai và bước đầu đã có những thành công nhất định. Nhiều dự án đã được triển khai và chuyển sang giai đoạn có lãi, các chỉ số doanh thu, lợi nhuận có mức độ tăng trưởng khá ấn tượng.

Cuộc thi cũng là cơ hội để các đội thi tiếp cận với cơ hội được đầu tư và kiến thức từ hội đồng giám khảo chính là các doanh nghiệp.

Phát biểu tại buổi họp báo, bà Nguyễn Thị Nghĩa – Thứ trưởng Bộ GD&ĐT chia sẻ, ban tổ chức kỳ vọng cuộc thi nói riêng và ngày hội khởi nghiệp nói chung sẽ góp phần làm thay đổi nhận thức của học sinh, sinh viên: ra trường không chỉ đi xin việc làm mà còn có thể tự tạo được việc làm cho mình, thậm chí là thành lập những doanh nghiệp khởi nghiệp.

Cùng ngày, Bộ GD&ĐT và Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên Legend cũng ký kết thoả thuận hợp tác triển khai đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp” trong thời gian 4 năm từ năm 2018 đến năm 2021.

Nguyễn Thảo

Thủ tướng: “SV không chỉ có việc học, mà cần ý thức khởi nghiệp"

Thủ tướng: “SV không chỉ có việc học, mà cần ý thức khởi nghiệp"

Thủ tướng khẳng định, hội nhập không phải chỉ là văn hoá, là tinh thần, mà cần phải hiểu biết quốc tế sâu rộng, cần phải biết ứng xử không lạc hậu với thời đại.

PTT Vũ Đức Đam: "Khởi nghiệp sáng tạo cần phải nghĩ khác và làm khác"

PTT Vũ Đức Đam: "Khởi nghiệp sáng tạo cần phải nghĩ khác và làm khác"

Sáng 30/11 tại Đà Nẵng đã diễn ra Diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao về Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Diễn đàn do Bộ KH&CN phối hợp với UBND TP. Đà Nẵng tổ chức.

Chính sách cho khởi nghiệp: Rào cản cần tiếp tục tháo gỡ

Chính sách cho khởi nghiệp: Rào cản cần tiếp tục tháo gỡ

Các vấn đề về thuế, đầu tư nước ngoài... cần được quản lý phù hợp, vừa khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST nhưng đồng thời vẫn phải đảm bảo vai trò quản lý của các Bộ, ngành.  

3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam

3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam

Theo thống kê của tạp chí Echelon, Singapore, Việt Nam hiện có khoảng 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp, tăng gần gấp đôi so với số liệu cuối năm 2015.  

82% nhân lực ngành Công nghệ có ý định khởi nghiệp

82% nhân lực ngành Công nghệ có ý định khởi nghiệp

Theo khảo sát mới nhất của Navigos Group, có đến 82% nhân lực ngành Công nghệ có ý định khởi nghiệp trong tương lai