Dịch vụ hướng nghiệp toàn diện mà RMIT Việt Nam thực hiện trong nhiều năm qua giúp sinh viên không phải tự “dò dẫm” trên hành trình “tìm đường” trước khi gia nhập lực lượng lao động đầy cạnh tranh tại Việt Nam.

Dịch vụ tư vấn hướng nghiệp toàn diện

Một thực tế hiện nay là tình trạng sinh viên “ngồi nhầm chỗ” tại các trường vẫn diễn ra phổ biến và tỷ lệ cử nhân ra trường thất nghiệp, làm trái ngành trái nghề tăng qua các năm. Nguyên nhân là do phần lớn hoạt động tư vấn hướng nghiệp ở các trường thường được tổ chức theo kiểu “cỡi ngựa xem hoa”, chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Để tránh tối đa trình trạng này, chương trình hướng nghiệp của RMIT có dịch vụ tư vấn hướng nghiệp cá nhân “one on one”, chuyên gia tư vấn sẽ trò chuyện với không chỉ sinh viên mà cả cha mẹ các em sẽ bất kỳ khi nào có khó khăn trong việc chọn lựa ngành học hay chuẩn bị cho công việc tương lai.

{keywords}

Sinh viên RMIT Việt Nam sử dụng dịch vụ tư vấn hướng 

nghiệp cá nhân one-on-one

Ngoài ra, chương trình này còn tạo cơ hội cho cô trò cùng phân tích bảng mô tả công việc mà sinh viên dự định sẽ chọn. Các bạn sinh viên thường nói vui rằng đây là lúc cô trò cùng “lên kế hoạch hành động cho tương lai” để trước khi xin việc thực tế, các em sẽ có khoảng thời gian hai, ba năm chuẩn bị về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm một cách đầy đủ.

Sinh viên cũng được khuyến khích tham gia các hoạt động tình nguyện hoặc làm thêm những công việc dù không liên quan trực tiếp đến ngành học để bổ sung các kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, đồng thời rèn luyện thái độ làm việc với tinh thần trách nhiệm cao và tính chủ động trong công việc.

“Đặc biệt, khi sinh viên chủ động liên hệ, các bạn sẽ được chuyên gia giúp chỉnh sửa CV trước khi nộp đơn xin việc để tăng tính cạnh tranh cho hồ sơ và nêu bật thế mạnh của bản thân”, cô Phoenix Hồ, Quản lý Bộ phận hỗ trợ và tư vấn Hướng Nghiệp, thuộc Phòng Hướng Nghiệp và Việc Làm cho biết. “Phòng Hướng Nghiệp và Việc Làm còn tổ chức những buổi phỏng vấn thử, được dàn dựng như một buổi phỏng vấn thực sự với đại diện các phòng ban, thang chấm điểm cụ thể… để sinh viên có cơ hội thực hành và rèn kỹ năng phỏng vấn trước khi bước vào những vòng phỏng vấn xin việc”.

Đối với các sinh viên mới bước vào năm nhất, chương trình “Hành trang nghề nghiệp” (Career Passport) và Phát triển kỹ năng cá nhân (Personal Edge) thật sự hữu ích. Hai chương trình này được thiết kế nhằm trang bị những kiến thức và kỹ năng mềm quan trọng giúp sinh viên “ghi điểm” khi đi xin việc, và thể hiện bản thân khi đã bước vào môi trường công sở chuyên nghiệp và tính cạnh tranh cao.

{keywords}

Sinh viên tham dự một buổi học về kỹ năng mềm trong 

khuôn khổ chương trình Phát triển kỹ năng cá nhân (Personal edge).

Thêm vào đó, nhà trường còn tổ chức nhiều chương trình khác để kết nối sinh viên với doanh nghiệp; doanh nghiệp biết sinh viên RMIT có gì, và sinh viên biết các nhà tuyển dụng tương lai cần gì. Các hoạt động tiêu biểu gồm có Tuần lễ hướng nghiệp, Triển lãm việc làm, Chương trình thực tập với sự phối hợp chặt chẽ của nhà trường, sinh viên và doanh nghiệp, Sự kiện networking, giao lưu với chuyên gia trong ngành.

Vai trò chủ động, vẫn là sinh viên!

Có thế nói, hiếm có trường đại học nào có những dịch vụ tư vấn hướng nghiệp toàn diện và chu đáo như RMIT Việt Nam. Chương trình được thiết kế xuyên suốt và liên tục để hỗ trợ sinh viên trên mỗi chặng đường; từ khi bắt đầu bước chân vào trường, cho đến tận khi đã ra trường và trở thành cựu sinh viên.

Tuy nhiên, theo cô Phoenix, muốn gặt hái được những kết quả tốt từ chương trình này, mỗi sinh viên phải có sự chủ động tìm hiểu, nắm bắt những nội dung phù hợp với mình. Không chỉ tự cập nhật cho mình những thông tin cần thiết về chương trình hướng nghiệp từ website của trường và trang Facebook fanpage; sinh viên cần tích cực tham gia các hội thảo, sự kiện hướng nghiệp do trường tổ chức.

{keywords}

 Phòng Hướng nghiệp và Việc làm tổ chức Ngày Hội Việc Làm 

để sinh viên tìm hiểu về các doanh nghiệp

Sinh viên cũng nên mạnh dạn ngỏ lời để được tư vấn “one on one” với các chuyên gia của Phòng Hướng nghiệp và Việc làm. Tư vấn trực tiếp là cơ hội để các em tìm hiểu tính cách bản thân, phát hiện đam mê trong công việc, tìm ngành phù hợp với năng lực, duy trì đam mê của bản thân. Hơn nữa, tư vấn cá nhân còn giúp chuyên gia quan sát tâm lý và biểu hiện của sinh viên để có thể hiểu các em hơn, và có thể tư vấn tốt hơn.

{keywords}

Sinh viên RMIT Việt Nam được đại diện phòng nhân sự 

của BOSCH phỏng vấn ngay tại Ngày hội Việc làm

Phụ huynh cũng không thể đứng ngoài hoạt động hướng nghiệp của con em mình. Tuy không bắt buộc nhưng cha mẹ được khuyến khích tham gia cùng con trong quá trình tư vấn. Cha mẹ vốn hiểu tính cách của con nên có thể đưa ra những góp ý để con lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn hơn. Ngoài ra, các chuyên gia cũng sẽ cung cấp cho phụ huynh thông tin về những xu thế việc làm, những bài học kinh nghiệm trong lựa chọn công việc để cả cha mẹ và sinh viên có cái nhìn thực tiễn hơn về thị trường lao động tương lai.

Ngọc Minh