Sudan - con tê giác trắng đực Bắc Phi cuối cùng trên thế giới - đã chết. Tuy nhiên, những nỗ lực nhằm cứu loài này khỏi tuyệt chủng vẫn đang được các nhà khoa học tiếp tục tiến hành.
Thông báo này được đưa ra từ khu bảo tồn Ol Pejeta ở Kenya cho biết con tê giác 45 tuổi tương đương với 90 tuổi người đã gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến tuổi già và hàng loạt bệnh nhiễm trùng sau khi chết vào ngày 20/3 vừa qua.
Sudan là con con tê giác rất nổi tiếng. Nó được mệnh danh là "gã độc thân quyến rũ nhất thế giới" trên ứng dụng hẹn hò Tinder trong một chiến dịch gây quỹ.
Trong khoảng gần 10 năm nay, Sudan đã sinh sống trong một khu bảo tồn rộng 700 mẫu Anh ở Ol Pejeta. Các lính gác có vũ trang bảo vệ Sudan 24 giờ/ ngày, bởi vì con vật này đang là loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Loài tê giác thường được nhắm tới bởi những kẻ săn trộm bởi người châu Á tin rằng sừng tê giác có khả năng chữa trị được nhiều loại bệnh tật.
Được biết, loài này hiện không còn cá thể nào tồn tại ngoài thiên nhiên, vì thế yêu cầu bảo tồn loài tê giác này vô cùng cấp thiết.
Ở tuổi 45, Sudan đang đánh giá là đã già so với tuổi thọ của loài tê giác. Con gái của Sudan là Najin, 28 tuổi và cháu gái là Fatu, 17 tuổi thì vẫn đang ở độ tuổi sung sức nhất.
Trong những năm cuối đời, Sudan không có khả năng leo lên một con cái khác một cách tự nhiên, cộng với việc số lượng tinh trùng giảm khiến nó rất khó có khả năng sinh sản.
Trong khi đó, Najin có thể thụ thai nhưng hai chân sau yếu, khiến nó có thể không chịu được sức nặng của Sudan.
“Đã có những nỗ lực giao phối 2 con vật này trong vài năm gần đây, nhưng việc thụ thai không thể xảy ra” - ông George Paul, bác sĩ thú y của khu bảo tồn cho biết.
“Theo cuộc kiểm tra y tế gần đây, cả hai con đều có chu kỳ động dục thường xuyên, nhưng không có ca thụ thai nào được ghi nhận”.
Khó khăn này khiến các chuyên gia quốc tế phải chạy đua với thời gian để cố gắng duy trì giống nòi của Sudan.
Do loài tê giác trắng phía Bắc không thể giao phối với loài tê giác đen, nhưng vẫn có cơ hội nó giao phối được với loài tê giác trắng phía nam, ông Paul cho hay.
Loài tê giác trắng phía Nam thì không bị đe doạ tuyệt chủng - hiện Ol Pejeta có 19 con. Chúng cũng là một nhánh khác của tê giác trắng phía Bắc về mặt di truyền. Mặc dù, con cái của chúng sẽ không phải là tê giác trắng phía Bắc 100%, nhưng có vẫn tốt hơn là không có gì, các chuyên gia nhận định.
Một uỷ ban thuộc khu bảo tồn cũng đang nghiên cứu các kỹ thuật sinh sản khác, trong đó có thụ tinh trong ống nghiệm. Và việc thụ tinh nhân tạo này nếu có thể sẽ được tiến hành trên 2 con cái còn lại - Elodie Sampere, một đại diện của Ol Pejeta cho hay.
Các nhà khoa học cũng đang thu thập và lưu trữ trứng của những con tê giác trắng phía Nam đang sinh sống ở các sở thú châu Âu, và thụ tinh chúng trong điều kiện ‘thí nghiệm trong ống nghiệm’. Các chuyên gia cho biết họ cũng sẽ lấy trứng từ 2 con tê giác trắng phía Bắc cuối cùng hiện đang sinh sống ở Kenya.
Khu bảo tồn Ol Pejeta đã mua lại 4 con tê giác trắng phía Bắc - 2 con đực, 2 con cái - vào năm 2009 từ một sở thú ở Cộng hoà Séc. Suni, con tê giác trắng đực, đã chết vào năm ngoái. Hiện tại, 2 con cái là Najin và Fatu sẽ gánh trách nhiệm duy trì nòi giống của loài tê giác này.
Nguyễn Thảo (Theo CNN)