- Nhiều ý kiến đã được đưa ra tại hội nghị góp ý dự thảo chương trình giáo dục phổ thông được tổ chức sáng 13/4.

Chưa có tiêu chí rõ ràng xác định phẩm chất học sinh

Khẳng định những ưu điểm của dự thảo chương trình vừa công bố, TS Phạm Đỗ Nhật Tiến khẳng định, dự thảo đã khắc phục được nhiều tồn tại của dự thảo công bố hồi tháng 12/2015.

Bên cạnh đó, ưu điểm của dự thảo này là xây dựng theo hướng mở, dành không gian cho các nhà viết sách giáo khoa (SGK), các trường, nhà giáo tổ chức thực hiện chương trình một cách sáng tạo.

Tuy nhiên, ông Tiến cho rằng, có nhiều vấn đề cần trao đổi thêm, chẳng hạn vấn đề xác định các phẩm chất và năng lực của học sinh. Theo đó, dự thảo đưa ra 6 phẩm chất chủ yếu trong khi dự thảo trước đó đưa ra 8 phẩm chất.

Tôi có cảm giác dự thảo không có một hệ thống tiêu chí rõ ràng trong việc xác định phẩm chất mà chỉ điều chỉnh theo các ý kiến đóng góp” – ông Tiến nói.

{keywords}
Đông đảo các chuyên gia đã tới tham dự hội nghị góp ý cho dự thảo chương trình sau 1 ngày công bố. Ảnh: Lê Văn.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng chưa đề cập đến mối quan hệ giữa các năng lực chung và các môn học. “Làm rõ mối quan hệ giữa các năng lực và từng môn học/ hoạt động giáo dục thì mới định hướng được kết quả dầu ra cho việc xây dựng các chương trình môn học” – theo ông Tiến.

Chia sẻ ý kiến này, ông Bùi Gia Thịnh, nguyên cán bộ Viện KHGD Việt Nam cho rằng, chương trình chưa thành công trong việc quy định các phẩm chất, năng lực trong từng môn học cụ thể.

Với chương trình tổng thể này, khó lòng xây dựng được chính xác chương trình cho từng môn, khó cho tác giả viết sách giáo khoa có thể viết theo đúng mục tiêu của chương trình”.

Giải thích về điều này, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông khẳng định, các chương trình môn học khi được xây dựng sẽ gắn chặt với “chuẩn đầu ra” đã được xác định chính là các phẩm chất, năng lực đã được xác định.

Kế hoạch giáo dục quá tham vọng

Nội dung được nhiều đại biểu góp ý nhất đối với bản dự thảo chương trình mới chính là phần kế hoạch giáo dục.

Dự thảo chương trình phổ thông bị ám ảnh bởi Nghị quyết, chính sách nên chương trình đặt ra quá tham vọng"
GS Ngô Việt Trung

GS Ngô Việt Trung (Hội Toán học Việt Nam) cho rằng, nhiều nội dung của chương trình đặt ra quá tham vọng.

Ông Trung nêu ví dụ: Cấp tiểu học chỉ là cấp dạy các kiến thức cơ bản và sơ đẳng, tuy nhiên, theo dự thảo chương trình thì các môn như Giáo dục lối sống, Cuộc sống quanh ta, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo đã chiếm tới hơn 1/3 khối lượng giảng dạy.

Ở cấp học nhỏ như tiểu học, làm thế nào để dạy học sinh trải nghiệm sáng tạo? Làm thế nào để đào tạo được giáo viên dạy môn trải nghiệm sáng tạo?” – ông Trung đặt câu hỏi. “Liệu điều kiện cơ sở vật chất của chúng ta có thể làm được điều này không?

{keywords}
Ông Ngô Việt Trung cho rằng, chương trình đã đặt ra những nội dung quá tham vọng. Ảnh: Lê Văn.

Trong khi đó, ông Phạm Đỗ Nhật Tiến cho rằng, trải nghiệm sáng tạo phải là hoạt động gắn liền với từng môn học trong khi dự thảo hiện nay đang để hoạt động trải nghiệm sáng tạo như một môn học riêng biệt.

Vấn đề là giáo viên nào sẽ phụ trách môn học này và liệu nhà trường sư phạm có phải xây dựng chương trình đào tạo các giáo viên chuyên về tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo hay không” – ông Tiến băn khoăn.

Trong khi đó, với góc nhìn của địa phương, ông Trần Trung Dũng, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Tĩnh cho rằng, nội dung của dự thảo cho thấy, nhiệm vụ của lớp 10 vẫn chưa rõ, không biết là tiếp tục của chương trình THCS hay bắt đầu của chương trình THPT.

Bên cạnh đó, việc đưa ra các môn tự chọn ở lớp 11-12 là nhằm định hướng nghề nghiệp cho học sinh tuy nhiên, nếu học sinh chọn học tất cả các môn thì nói là định hướng nhưng không ra hướng nào cả.

Ông Dũng cũng cho rằng, hướng dẫn của chương trình nói rằng, nếu như môn học học sinh đăng ký mà cơ sở không đáp ứng được thì có thể sang cơ sở khác học là bất khả thi với vùng nông thôn khi mỗi huyện chỉ có 1 trường THPT.

TS Phan Thị Luyến, Hiệu trưởng Trường THPT Thực nghiệm (Hà Nội) thì băn khoăn, ở các lớp 8-9-10 học sinh phải học 5 tiết/tuần, mỗi tuần học 6 ngày đã đủ 30 tiết theo chương trình, như vậy, giờ chào cờ và giờ sinh hoạt lớp hiện nay đưa vào đâu?

{keywords}
TS Phan Thị Luyến bày tỏ nhiều băn khoăn về nội dung cũng như việc triển khai chương trình mới. Ảnh: Lê Văn.

Giải đáp các thắc mắc này, GS Nguyễn Minh Thuyết nội dung các môn học ở cấp TH chỉ nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản nhất, giúp học sinh tiếp xúc rất nhẹ nhàng với kiến thức tự nhiên và xã hội.

GS giải thích, hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động thực hành nhằm đưa học sinh vào cuộc sống. Hoạt động này có thể bao gồm những sinh hoạt phục vụ cộng đồng, sinh hoạt tập thể như chào cờ, sinh hoạt lớp…

Tuy nhiên, chương trình phải có quy định rõ ràng và có tài liệu tài liệu học tập cho các địa phương thực hiện tránh tình trạng biến hoạt động trải nghiệm sáng tạo thành du lịch trá hình, làm tốn tiền phụ huynh học sinh.

Đối với vấn đề định hướng, GS Thuyết khẳng định, chương trình được xây dựng theo đúng quy định của Nghị quyết 88 của QH đó là phân luồng, hướng nghiệp mạnh ở bậc THPT. Do đó, tại cấp học này, học sinh sẽ được học những kiến thức nghề nghiệp để nếu không học tiếp thì có thể tiếp cận công việc ngay.

Lo lắng điều kiện triển khai chương trình

Đối với điều kiện thực hiện chương trình mới, nhiều ý kiến lo lắng về việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên đáp ứng được các yêu cầu theo chương trình.

TS Luyến, theo chương trình mới thì ở cấp THPT sẽ có thêm môn Mỹ thuật, Âm nhạc với thời lượng 3 tiết tuần mà từ trước tới nay các trường không dạy môn này vậy giáo viên sẽ lấy ở đâu?

“Không thể cấp tập tuyển một lứa tốt nghiệp các trường nghệ thuật nào đó mà không có khả năng sư phạm” – bà Luyến nói.

Bên cạnh đó, việc cho phép học sinh lựa chọn môn học sẽ gây khó khăn cho các trường trong việc chuẩn bị nhân sự khi chương trình đi vào thực tế.

Mỗi năm học sinh sẽ đăng ký khác nhau. Năm nay học sinh sẽ đăng ký nhiều môn Sử - Địa nhưng năm sau đăng ký nhiều Lý-Hoa-Sinh. Vậy năm trước vừa tuyển thêm giáo viên các môn Sử - Địa, đến năm sau học sinh không đăng ký nữa thì làm thế nào?” – bà Luyến băn khoăn.

Chia sẻ với lo lắng này, ông Trần Trung Dũng cũng băn khoăn việc chuẩn bị đội ngũ GV, cán bộ quản lý sẽ như thế nào trong khi thời gian đã rất gấp gáp.

{keywords}
GS Nguyễn Minh Thuyết trao đổi các thắc mắc và ý kiến góp ý tại hội nghị. Ảnh: Lê Văn.

Nói về vấn đề này, GS Nguyễn Minh Thuyết cũng thừa nhận, điều kiện thực hiện chính là thử thách lớn nhất của chương trình.

Tôi xin khẳng định nội dung Nghị quyết đề ra với chương trình là đúng với xu hướng thế giới
GS Nguyễn Minh Thuyết

GS Thuyết cho biết, về đội ngũ giáo viên, hiện Bộ đã có đề án đổi mới đào tạo sư phạm để tiến tới đào tạo giáo viên đa môn chứ không chỉ một môn như hiện nay.

Đối với GV Âm nhạc và Mỹ thuật, GS Thuyết tính toán, cả nước có khoảng 2.700 trường THPT thì sẽ cần khoảng 5.400 GV này. “Trao đổi với chúng tôi, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã khẳng định sẽ đảm bảo về nguồn GV các môn học này” – GS Thuyết thông tin.

Tuy nhiên, theo GS Thuyết, thách thức lớn nhất là điều kiện vật chất ở các địa phương. Điều kiện vật chất không thể đáp ứng chính là nguyên nhân khiến chương trình học ở Việt Nam luôn quá tải trong khi số tiết học thì chỉ bằng 63-65% các nước. GS Thuyết cũng cho rằng, để đảm bảo điều kiện này, trách nhiệm chính thuộc về các địa phương.

PGS. Nguyễn Thị Minh Phương, Phó Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục

Khi xem vị trí các môn học thì hơi giật mình vì có lẽ chỉ có mình mới đặt môn Giáo dục An ninh quốc phòng lên vị trí đầu tiên. Theo thông lệ, người ta thường xếp các môn văn hóa lên trước, các môn mang tính chất hoạt động thì xếp xuống sau nhưng ở đây thì xếp ngược lại.

Nếu để Giáo dục An ninh quốc phòng lên đầu tiên thì có vẻ như ta giáo dục cho học sinh hơi "hiếu chiến" quá hoặc luôn luôn lo lắng bảo vệ đất nước quá.

Lê Văn