“Trước những mất mát về kinh tế và sự đau khổ diễn ra trên toàn cầu do đại dịch Covid-19 gây ra, tôi rất buồn khi thấy tên mình và Đại học Kyoto bị sử dụng để truyền bá những thông tin sai lệch”, GS. Honjo nói trong một tuyên bố ngày 28/4.

{keywords}

Giáo sư Nobel bác bỏ thông tin liên quan đến tuyên bố ‘virus corona nhân tạo’

Một bài đăng giả mạo có đề cập đến thông tin GS. Honjo đã có 40 năm nghiên cứu về động vật và virus học. Ông cũng đã làm việc 4 năm trong phòng thí nghiệm Vũ Hán ở Trung Quốc. Bài đăng cũng trích lời khẳng định của GS. Honjo về thông tin: Virus corona không phải tự nhiên. Nó cũng không đến từ dơi. Đó là do Trung Quốc sản xuất”.

Tuy nhiên, GS. Honjo khẳng định ông không đưa ra bất kỳ tuyên bố nào như vậy. Những thông tin trong bài đăng là bịa đặt.

“Ở giai đoạn này, khi mọi nỗ lực của chúng ta đều dồn vào việc điều trị bệnh, ngăn chặn sự lây lan của virus và lên kế hoạch cho một khởi đầu mới, việc phát đi những tuyên bố vô căn cứ liên quan đến nguồn gốc của dịch bệnh sẽ gây thêm hoang mang một cách nguy hiểm”, GS. Honjo nói.

Trước đó, GS. Honjo có trả lời trên một tờ báo trụ sở tại Nhật Bản, trong đó ông nói rằng căn bệnh này bắt đầu từ Trung Quốc, nhưng nước này cũng sẽ là nơi đầu tiên khỏi bệnh. Ông không đề cập tới bất cứ điều gì liên quan đến virus corona là một loại virus nhân tạo.

Ông Tasuku Honjo là một vị giáo sư nổi tiếng tại Viện nghiên cứu cao cấp của Đại học Kyoto, Nhật Bản. Ông đã được trao giải thưởng Nobel về Y học và Sinh lý học năm 2018 vì phát hiện ra PD- 1 và ý nghĩa của nó đối với liệu pháp miễn dịch ung thư.

“Đây là thời gian cho tất cả chúng ta, đặc biệt là những người luôn cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học, để cùng nhau chiến đấu với "kẻ thù" chung này. Chúng ta không thể trì hoãn bất cứ giây phút nào trong nỗ lực này để cứu lấy mạng sống của đồng loại”, ông nói.

Trường Giang (Theo Asian Scientist)

6 chữ C của giáo sư đoạt giải Nobel

6 chữ C của giáo sư đoạt giải Nobel

Tôi đã bật khóc vì bất lực. Nhưng thầy nói với tôi rằng: “Thầy lại không nghĩ như vậy. Em đã thành công khi chứng minh được protein này không hoạt động trên chuột".