- Sao Thủy là một trong bốn hành tinh kiểu Trái Đất trong Hệ Mặt Trời, và là hành tinh cấu tạo bằng đá giống Trái Đất.
Giải thích hiện tượng Nhật thực theo dạng hình học
Những thiên thạch lớn nhất trên Trái Đất từng được tìm thấy
Khái niệm về người ngoài hành tinh có từ khi nào?
Sao Thủy là hành tinh nhỏ nhất trong hệ Mặt Trời với bán kính tại xích đạo là 2.439,7 km. Sao Thủy thậm chí còn nhỏ hơn các vệ tinh tự nhiên lớn nhất của một số hành tinh trong hệ Mặt Trời như Ganymede và Titan. Sao Thủy có cấu tạo vào khoảng khoảng 70% là kim loại và 30% silicat. Các nhà khoa học dự đoán khối lượng riêng trung bình của Sao Thủy cao thứ hai trong Hệ Mặt Trời, chỉ nhỏ hơn khối lượng riêng Trái Đất một chút.
Khối lượng riêng trung bình của Sao Thủy có thể sử dụng để phỏng đoán cấu trúc chi tiết bên trong của nó. Sao Thủy có thể tích nhỏ hơn và vùng lõi không bị nén mạnh như của Trái Đất. Do Sao Thủy có khối lượng riêng cao, lõi của nó phải lớn hơn về tỷ lệ kích thước và chứa nhiều sắt hơn.
Các nhà địa chất học ước tính rằng lõi của Sao Thủy chiếm khoảng 42% thể tích của nó so với của Trái Đất bằng 17%. Nghiên cứu gần đây đề xuất rằng Sao Thủy có lõi nóng chảy. Bên ngoài lõi là lớp manti có bề dày từ 500–700km bao gồm chủ yếu là silicat. Theo dữ liệu từ tàu Mariner 10 gửi về và những quan sát từ Trái Đất, các nhà khoa học tính được lớp vỏ Sao Thủy dày 100–300 km.
Lõi của Sao Thủy chứa nhiều sắt hơn bất kỳ hành tinh nào khác trong Hệ Mặt Trời. Trong lịch sử sơ khai của Hệ Mặt Trời, Sao Thủy có thể đã va chạm với một vi hành tinh có khối lượng bằng 1/6 nó và có đường kính hàng trăm km. Cú va chạm có thể thực tế đã cuốn đi phần lớn những vật liệu nguyên thủy của lớp vỏ Sao Thủy và manti, để lại phần lõi có thể tích tương đối lớn. Quá trình tương tự, các nhà khoa học hành tinh gọi là giả thiết vụ va chạm khổng lồ, nhằm đề xuất để giải thích sự hình thành Mặt Trăng của Trái Đất.
Một giả thuyết khác là Sao Thủy hình thành từ tinh vân Mặt Trời trước khi năng lượng phát ra từ Mặt Trời đạt đến sự ổn định. Hành tinh ban đầu có thể có khối lượng gấp đôi hiện nay. Hầu hết đá trên bề mặt Sao Thủy có thể đã bốc hơi ở nhiệt độ đó, hình thành một lớp khí quyển chứa "hơi đá", chúng sau đó bị gió Mặt Trời thổi ra khỏi hành tinh. Giả thiết thứ ba cho rằng tinh vân Mặt Trời gây ra sự kéo các hạt vật chất đang bồi đắp cho Sao Thủy, tức là các hạt nhẹ hơn thay vì bồi đắp về Sao Thủy thì chúng bị kéo đi ra xa.
Tàu MESSENGER khám phá Sao Thủy đã phát hiện hàm lượng lưu huỳnh và kali trên bề mặt cao hơn dự đoán, điều này có thể giải thích rằng giả thiết vụ va chạm lớn và sự bay hơn của vỏ và manti đã không xảy ra vì kali và lưu huỳnh sẽ bị biến mất cùng các vật chất khác do chúng không thể tồn tại ở nhiệt độ cực kỳ cao như vậy. Những gì phát hiện được có vẻ phù hợp với giả thiết thứ ba, tuy nhiên việc phân tích dữ liệu sâu hơn nữa là điều cần phải được tiến hành.
Với những gì mà tàu MESSENGER gửi về Trái Đất, việc khám phá chi tiết bên trong lõi của Sao Thủy sẽ dần chính xác hơn.
Thiên thạch đầu tiên được đặt tên theo người Việt
Giới khoa học đã quyết định lấy tên cô đặt cho thiên thạch mà cô khám phá ra bên ngoài Thái Dương hệ của chúng ta. Đó là giáo sư Jane Lưu.
Người ngoài hành tinh và các hành tinh ngoài Hệ mặt trời
Các nhà thiên văn học đồng thời cũng tìm kiếm người ngoài hành tinh trên các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời.
Nhật thực có xảy ra thường xuyên không? tần suất thế nào?
Nhật thực xảy ra nhờ cấu hình hình học đặc biệt của Mặt trăng, Trái Đất và mặt Trời.
Nhật Linh (theo Wikipedia)