- Sau công tác rà soát hồ sơ các ứng viên có dấu hiệu chưa đảm bảo tiêu chuẩn hoặc có khiếu kiện, có thêm 53 người được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017. 41 ứng viên không được công nhận do hồ sơ không đảm bảo theo quy định hoặc có đơn xin rút.


Thực hiện nhiệm vụ do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT giao theo quy định hiện hành, Thanh tra Bộ đã tiến hành kiểm tra, xác minh hồ sơ của 94 ứng viên GS, PGS có dấu hiệu chưa đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định hoặc có khiếu kiện. 

Sau kiểm tra, xác minh, có 53 ứng viên đảm bảo đủ tiêu chuẩn, điều kiện, được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS; 41 người không được công nhận do hồ sơ không đảm bảo theo quy định hoặc có đơn xin rút khỏi danh sách công nhận.

Như vậy, năm 2017, có 1.184 người được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS, đạt tỷ lệ 77% (tỷ lệ này năm 2016 là 75,5%).

Bộ GD-ĐT nhìn nhận, năm 2017, chất lượng khoa học của các ứng viên đã tăng lên một bước rõ rệt so với năm 2016 và ngày càng tiệm cận tới các chuẩn mực quốc tế.

Mặc dù việc công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí nước ngoài chưa bắt buộc theo qui định hiện hành nhưng nhiều ứng viên có công bố nghiên cứu của mình trên các tạp chí, kỷ yếu hội nghị khoa học quốc tế.

Số lượng các bài báo được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín (trong danh mục ISI và Scopus) của các ứng viên trong năm 2017 tăng 2,1 lần so với năm 2016 (năm 2017 có 5.316 bài, trong khi năm 2016 chỉ có 2.510 bài).

Năng lực ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, của các ứng viên tốt hơn so với những năm trước, đặc biệt là các ứng viên trẻ đã đi du học ở nước ngoài.

Các Hội đồng Chức danh giáo sư ngành, liên ngành đã yêu cầu cao khi thẩm định ngoại ngữ các ứng viên thông qua trình bày báo cáo và trả lời trực tiếp các câu hỏi của thành viên hội đồng. Nhiều ứng viên thành thạo 2 ngoại ngữ thông dụng.

Bộ GD-ĐT cũng đang khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định thay thế Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS ban hành kèm theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31/ 12/2008 và Quyết định số 20/2012/QĐ-TTg ngày 27/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ để áp dụng ngay từ đợt xét công nhận mới.

Được biết, trong phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng nay, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước (HĐCDGSNN)  Phùng Xuân Nhạ đã báo cáo về kết quả rà soát 94 hồ sơ của các ứng viên GS và PGS đề nghị công nhận năm 2017, bị để lại do có dấu hiệu chưa đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định hoặc có khiếu kiện.

Theo đó, Thanh tra Bộ GD-ĐT đã rà soát, kiểm tra từng trường hợp một.

Kết quả là có 53 ứng viên đủ điều kiện, 41 ứng viên không đủ điều kiện, trong đó có một số ứng viên tự xin rút hồ sơ. Từ kết quả này, HĐCDGSNN sẽ thực hiện theo đúng quy định là chỉ công nhận những ứng viên đủ tiêu chuẩn. Bộ cũng sẽ tiếp tục xử lý các cơ sở giáo dục công nhận số giờ giảng cho các ứng viên không chính xác và sẽ công bố công khai cho công luận. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng nhấn mạnh HĐCDGSNN chỉ công nhận các ứng viên đủ điều kiện, còn việc bổ nhiệm GS hay PGS là do các cơ sở giáo dục tự quyết định.

Tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước đã nghiêm túc trong việc rà soát 94 hồ sơ của các ứng viên giáo sư, phó giáo sư, có những hồ sơ đã được rà soát nhiều lần. Thủ tướng nhấn mạnh đây là tinh thần làm việc rất đúng nguyên tắc, công khai, minh bạch. Thủ tướng tái khẳng định, Thủ tướng hay Phó Thủ tướng không quyết định ai đủ điều kiện mà đây là việc của hội Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước và Hội đồng phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước Chính phủ và Thủ tướng theo đúng quy chế. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng hoan nghênh và đánh giá cao một số ứng viên đã tự xin rút hồ sơ đề nghị để tập trung vào nhiệm vụ quản lý nhà nước.

Thanh Hùng

Hồ sơ giáo sư của Bộ trưởng Y tế chưa được thông qua

Sau khi thanh tra Bộ GD-ĐT làm việc với các cơ sở đào tạo để xác minh lại các loại hồ sơ chứng từ, đã khẳng định có 10 hồ sơ của ngành Y “không chuẩn xác”.    

Rà soát giáo sư cần có thanh tra độc lập

Rà soát giáo sư cần có thanh tra độc lập

Nêu những câu chuyện cụ thể của chính cơ quan, bạn bè, TS Nguyễn Đình Cung cho rằng cần có thanh tra độc lập rà soát giáo sư.

Quan chức làm giáo sư: Lý giải từ Hội đồng chức danh GSNN

Quan chức làm giáo sư: Lý giải từ Hội đồng chức danh GSNN

Chia sẻ sáng nay, 6/3, tại Góc nhìn thẳng, PCT Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước, GS Bùi Văn Ga khẳng định hội đồng đã xét duyệt nghiêm ngặt, không xuê xoa.