- Trong buổi sinh hoạt chuyên môn của Viện Ngôn ngữ học sáng ngày 13/9, chủ đề phương pháp đánh vần theo công nghệ giáo dục (CNGD) của GS. Hồ Ngọc Đại đã được phân tích và thảo luận.

Một số chuyên gia ngôn ngữ học cho rằng, phương pháp đánh vần của GS. Hồ Ngọc Đại nên được phân tích rạch ròi và tách biệt với quan điểm giáo dục của ông.

GS. TSKH Nguyễn Tuyết Minh – một người có tiếng trong giới ngôn ngữ học và cũng là một bà mẹ có con từng học trường Thực nghiệm cách đây vài chục năm – cho biết: Không nên vì cuốn sách tiếng Việt của GS. Hồ Ngọc Đại mà đánh giá trường Thực nghiệm không tốt, và ngược lại không phải vì trường Thực nghiệm tốt có nghĩa là cuốn sách này tốt.

{keywords}
GS.TSKH Nguyễn Tuyết Minh chia sẻ taị buổi trao đổi. Ảnh: Nguyễn Thảo

Bà Minh kể, con bà chỉ học trường Thực nghiệm được nửa năm, sau đó sang Nga cùng mẹ để mẹ làm tiến sĩ. Tuy chỉ trải nghiệm một thời gian ngắn như vậy, nhưng bà đánh giá học sinh Thực nghiệm là những đứa trẻ rất tự tin, kỷ luật. Trường Thực nghiệm là một ngôi trường rất tôn trọng học sinh và GS Hồ Ngọc Đại là một người mà bà rất nể trọng.

Về mặt ngôn ngữ học, bà cho rằng “không cần phải học đánh vần, học sinh cũng biết đọc, biết viết”. Bà đã chứng kiến hiện tượng đó ở chính cháu mình.

Anh Đại không phải chuyên gia về ngôn ngữ học, dĩ nhiên sẽ có những hạn chế. Nhưng lẽ ra anh ấy có thể liên hệ với Viện Ngôn ngữ thì sẽ chuẩn hơn. Đội ngũ viết sách của anh ấy cũng hạn chế, nhưng tôi cũng nhớ là nguyên tắc dạy từ trừu tượng đến cụ thể, bản thân tôi áp dụng nó rất nhiều vào giảng dạy” – GS. Minh nói.

Trước những tranh cãi không hồi kết của dư luận về cách đánh vần của sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục và quan điểm giáo dục của trường Thực nghiệm, GS. Nguyễn Văn Hiệp – Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học – cũng tán thành với ý kiến: Trường Thực nghiệm tốt không có nghĩa là phương pháp đánh vần của GS. Hồ Ngọc Đại tốt. Ngược lại, phương pháp đánh vần này không tốt không có nghĩa là trường Thực nghiệm không tốt. Bởi vì, phương pháp đánh vần này chỉ là một phần trong việc tạo dựng môi trường Thực nghiệm của GS. Đại, trong đó còn có cả các yếu tố tâm lý học, xây dựng môi trường học, ứng xử của giáo viên với học sinh, quan điểm và mục tiêu giáo dục…

Cách đánh vần của CNGD không phù hợp với trẻ 6 tuổi         

Tại buổi trao đổi chuyên môn, GS. Nguyễn Văn Lợi – nguyên Viện phó Viện Ngôn ngữ học – là diễn giả chính trình bày báo cáo có tên “Cơ sở ngôn ngữ hoc và thực tế tiếng Việt trong việc dạy – học đánh vần tiếng Việt”.

Phương pháp dạy đánh vần của Công nghệ giáo dục được GS. Lợi phân tích và đánh giá trong báo cáo của mình.

GS. Lợi đánh giá: Dạy – học đánh vần từ “âm” đến “chữ” là mô hình do CNGD chủ trương. Mô hình này liên quan đến quan điểm tâm lý học sư phạm. Các tác giả chủ trương nhằm phát huy khả năng tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh, cần dạy học sinh từ trừu tượng đến cụ thể, tức là từ các khái niệm âm vị học, sự phân biệt âm và chữ đến các chữ cụ thể. “Thật ra, về ngôn ngữ học, việc phân biệt âm và chữ chỉ mang tính tương đối. Về tổng thể, “ngôn ngữ là hệ thống tín hiểu”, thì “âm” – cái biểu hiện lại là “vật thay thế” của cái được biểu hiện.

{keywords}
GS. Nguyễn Văn Lợi - nguyên Viện phó Viện Ngôn ngữ học cho rằng phương pháp đánh vần của Công nghệ giáo dục không phù hợp với trẻ 6 tuổi. Ảnh: Nguyễn Thảo

Tuy nhiên, GS. Lợi phân tích để đưa ra kết luận: Sự hình thành kỹ năng nghe-nói ở trẻ diễn ra từ từ, trong quá trình phát triển theo kiểu bắt chước từ những người xung quanh.

Trong tâm thức trẻ 6 tuổi, hệ thống ngữ âm – âm vị chưa thực sự hoàn thiện do vốn từ của trẻ chưa đủ lớn. Do vậy, việc dạy-học đánh vần bắt đầu từ các khái niệm trừu tượng về ngữ âm – âm vị học không thích hợp với năng lực ngôn ngữ của trẻ, ông kết luận.

Phân tích cuốn tài liệu hướng dẫn, GS Lợi cho rằng tác giả nhầm lẫn giữa “âm” và “chữ”, giữa “âm” là phụ âm với vần, giữa “tiếng” với “vần”. Ví dụ, cột ghi là Vần nhưng lại liệt kê ký tự: GI, IÊ, YA, YÊ. Cột ghi Âm lại liệt kê các VẦN như: I, AI, ÔI, ƠI… Trong bảng tiếng (tức là âm tiết) lại liệt kê các âm “dơ” có cách đọc nhẹ, “giơ” có cách đọc nặng, “rô” đọc rung lưỡi”.

“Làm thế nào đọc các tiếng “dơ” thì nhẹ, “giơ” thì nặng, “rô” thì rung? Ở đây, các tác giả lẫn khái niệm âm tố, âm vị với khái niệm tiếng. Hơn nữa, thế nào là nặng, thế nào là nhẹ? Tác giả lúng túng trong cách trình bày câu chuyện chuyên môn sâu, bằng các khái niệm/ thuật ngữ thông thường”.

GS. Lợi cho biết, các tác giả của CNGD nói rằng sách tiếng Việt CNGD dạy cho học sinh dân tộc thiểu số rất hiệu quả, giúp các em không viết sai chính tả. Điều này chưa được chứng minh bằng khảo nghiệm một cách khoa học, khách quan.

Trong khi các chuyên gia về giáo dục học, ngôn ngữ học trên thế giới khẳng định rằng, trong quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ, cần quan tâm đến đặc điểm tiếng mẹ đẻ trong việc dạy ngôn ngữ đa số.

Trước câu hỏi: Nếu phương pháp đánh vần của CNGD không phù hợp và có nhiều lỗi thì tại sao trẻ học phương pháp này vẫn có thể đọc, viết tốt như nhiều phụ huynh đã xác nhận, GS. Lợi cho biết, ông trình bày, đánh giá những hạn chế, ưu việt của sách giáo khoa đứng trên quan điểm của người nghiên cứu ngôn ngữ học, nghiên cứu tiếng Việt. Ông chỉ phân tích cuốn sách, chứ không biết trong nhà trường dạy như thế nào.

GS. Lợi cũng đưa ra một lý lẽ khác: “Cháu tôi không học đánh vần cũng đã đọc được chữ. Nên tôi nghĩ ở đây không cần một cơ sở ngôn ngữ học nào để giải thích cho việc cách dạy không phù hợp nhưng học sinh vẫn biết đọc. Đó chỉ là quá trình ghi nhận”.

 

“Từ 1985 đến nay đã 33 năm trôi qua, chúng tôi không thấy vị phụ huynh nào có con em học thực nghiệm than phiền học xong lớp 1 con họ không thể phát triển tư duy hay có vấn đề về ngôn ngữ”- Cô Dương Thị Diên Hồng (Khoa Giáo dục phổ thông, Trường CĐ Sư phạm Tây Ninh), người có kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy tại Trường thực nghiệm Tây Ninh chia sẻ.

"Trước hết cần khẳng định cách đánh vần của Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục về cơ bản không khác cách đánh vần của sách giáo khoa hiện hành. GS Hồ Ngọc Đại cũng đi theo một trình tự học âm rồi vần và ghép âm và vần thành tiếng. Về phương pháp chung của cách đánh vần mới là khoa học, thậm chí có thể giúp cho học sinh tiếp thu nhanh cách cấu tạo của âm tiết Tiếng Việt khi các em nhận rõ đâu là phụ âm đầu, đâu là vần và gắn với âm đoạn là thanh điệu (gồm 6 thanh). Cách đánh vần này rất năng động, tạo sự linh hoạt cho tư duy khi các em tiếp xúc với chữ. Đây là điều không cần bàn cãi".

Lê Huyền

Nguyễn Thảo

7 điều trao đổi cùng người thẩm định chương trình Công nghệ giáo dục

7 điều trao đổi cùng người thẩm định chương trình Công nghệ giáo dục

Sau khi đọc bài viết Mấy điều trao đổi về phát biểu của GS Hồ Ngọc Đại trong buổi thuyết trình, TS Chương xin được trao đổi cùng Chủ tịch Hội đồng quốc gia thẩm định Tài liệu Tiếng Việt 1 - Công nghệ Giáo dục 7 điều.

Bộ GD-ĐT lên tiếng về việc triển khai tài liệu Tiếng Việt Công nghệ giáo dục

Bộ GD-ĐT lên tiếng về việc triển khai tài liệu Tiếng Việt Công nghệ giáo dục

- Trưa 7/9, Bộ GD-ĐT đã gửi tới các cơ quan báo chí thông tin về việc triển khai tài liệu Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại.

Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục: Vì sao 3 chữ c/k/q đều đọc là "cờ"?

Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục: Vì sao 3 chữ c/k/q đều đọc là "cờ"?

Với môn Tiếng Việt 1 CNGD, học sinh sẽ học cấu trúc ngữ âm của tiếng, không phải đi từ chữ rồi trở lại âm như chương trình hiện hành mà đi từ âm đến chữ, tức là đi từ trừu tượng đến cụ thể.

Chương trình giáo dục phổ thông không quy định phương pháp dạy đánh vần

Chương trình giáo dục phổ thông không quy định phương pháp dạy đánh vần

Tài liệu dạy học tiếng Việt CNGD dù có những tranh cãi nhưng đã giúp học sinh phát triển khá hiệu quả kĩ năng đọc thành tiếng và viết đúng chính tả. Đây cũng chính là những điểm mạnh của tài liệu.

Bộ Giáo dục đã chấp nhận cách đánh vần “lạ” cho học sinh lớp 1

Bộ Giáo dục đã chấp nhận cách đánh vần “lạ” cho học sinh lớp 1

Chương trình Công nghệ Giáo dục nghiêng về ngữ âm học cho nên người ta dạy theo hướng đó và Hội đồng thẩm định quốc gia đã thẩm định là không sai khi đưa ra một cách tiếp cận mới.