- “Thầy cô đã cùng chúng em vượt qua giai đoạn khủng hoảng của tuổi mới lớn bằng sự kiên trì, nhẫn nại, chấp nhận chứ không phải bằng sự trừng phạt. Chúng em đang giữ của thầy cô một lời cảm ơn!”
Thầy trò sau gần 20 năm gặp lại
Đó là nội dung bức thư của cô giáo trẻ Nguyễn Thị Huyền (SN 1984, Giáo viên dạy Văn tại Kỳ Sơn, Nghệ An) gửi tới thầy cô trường THCS Chi Khê, Con Cuông, Nghệ An sau gần 20 năm gặp lại.
Chia sẻ với VietNamNet, cô Huyền cho biết, trong buổi họp lớp của thế hệ học sinh THCS khóa 1996 - 2000 sau gần 20 năm, rất nhiều cô giáo đã rơi nước mắt. Trải qua thời gian, hầu hết các thầy cô đều có tuổi và đã nghỉ hưu. Vì vậy, khi được mời tham dự, tất cả thầy cô đều rất xúc động.
“Có cô giáo đã đặt tấm thiệp lên ngực cả đêm thao thức. Các thầy cô đều bất ngờ và hạnh phúc vì không nghĩ rằng thầy cô giáo cấp 2 cũng được học trò tri ân.
Trước giờ chúng ta thường họp lớp hay tri ân thầy cô của những năm cấp 3 mà vô tình lãng quên đi những người đã bên ta trong lứa tuổi nổi loạn nhất” - Cô Huyền chia sẻ.
Có cô giáo đã đặt tấm thiệp lên ngực cả đêm thao thức
Lớp của cô Huyền khi ấy rất nghịch ngợm, luôn tìm mọi cách để thách thức hay lén ném đá, dán giấy sau lưng thầy cô. Khi dạy học sinh ở lứa tuổi “thích thể hiện mình là người lớn”, các thầy cô đã phải rất vất vả và thật sự bao dung.
“Cho đến tận bây giờ bản thân tôi vẫn cảm thấy vô cùng hối tiếc. Giá như chúng tôi có thể hiểu và về thăm thầy cô sớm hơn.
Cũng nhờ thầy cô, bản thân tôi tự nhắc mình rằng, nghề giáo cần phải tận tâm, yêu thương và bao dung với học trò nhiều hơn. Và điều quan trọng nhất, người thầy luôn phải biết đặt mình vào vị trí của các em để thấu hiểu”.
Đồng thời, cô giáo trẻ cũng gửi lời nhắn nhủ, món quà lớn nhất trong cuộc đời mỗi người học sinh là tình yêu thương thầy cô đã giành cho ta. Vì vậy, phải luôn trân trọng, biết ơn và hãy về thăm thầy cô khi còn có thể.
VietNamNet xin đăng tải lại bức thư của cô giáo Nguyễn Thị Huyền.
Thầy cô mến thương!
18 năm - chặng đường dài của một đời người. Và giờ đây, chúng em càng hiểu rằng đó là thời gian quá dài, quá tàn nhẫn để một lớp học trò quay về thăm thầy cô, trường cũ.
Chúng em vẫn như vậy, vẫn là những đứa con hư và mãi không chịu trưởng thành khi ỷ vào sự bao dung, yêu thương, chân thành của thầy cô. Lớp 9A khóa 1996 - 2000 chúng em tự nhận là lớp học sinh với những học trò quậy phá, mang đến rất nhiều phiền lòng cho thầy cô, nhà trường.
Cả lớp từng "nổi loạn" bỏ tiết, vào lớp không nghe giảng bài, tìm mọi cách để chống đối, thách thức, từng lén ném đá, dán giấy sau lưng thầy cô, ...
Chúng em đang giữ của thầy cô một lời xin lỗi!
Nhiều bạn trong lớp từng bị "dọa" cho đứng cột cờ, chuyển lớp, đuổi học. Nhưng không, thầy cô đã cùng chúng em vượt qua giai đoạn khủng hoảng tuổi mới lớn đó bằng sự kiên trì, nhẫn nại, chấp nhận chứ không phải bằng sự trừng phạt.
Chúng em đang giữ của thầy cô một lời cảm ơn!
Thầy cô bậc THCS là những người cùng vượt qua giai đoạn trường thành khó khăn nhất của học sinh, là những người đưa đò dành nhiều tình cảm, yêu thương nhất cho học trò.... nhưng cũng dễ bị học trò "quên lãng" nhất.
Chúng em đang giữ của thầy cô một lời yêu thương, tri ân suốt gần 20 năm qua.
Tất cả những điều này, chúng em không thể gửi hết trong một buổi gặp mặt, càng không thể gửi vào trong một vài lời nói. Nhưng chúng em xin cảm ơn thầy cô đã đến đây với chúng em hôm nay, để chúng em luôn nhắc mình rằng, trên hành trình mình trưởng thành, trong cuộc đời của mỗi học sinh... luôn có thầy cô.
Sau gần 20 năm, thế hệ học trò năm xưa đã trưởng thành
Chúng ta thường vô tình quên đi những người đã bên ta trong lứa tuổi nổi loạn nhất
Nhiều thầy cô đã rơi nước mắt khi gặp lại lứa học trò năm nào
Thúy Nga
Một thí sinh được nâng điểm thi Toán từ 0,6 lên 7,2 sau phúc khảo
Một thí sinh tại Đắk Lắk đã được nâng điểm thi THPT quốc gia môn Toán từ 0,6 lên 7,2 (lên 6,6 điểm) sau khi có yêu cầu chấm phúc khảo.
Gông cổ một tháng, đánh 100 roi nếu mang tài liệu vào phòng thi
Dưới thời phong kiến, những quy chế thi cử thường hết sức ngặt nghèo. Thí sinh có thể bị gông cổ, đánh trượng, bỏ tù nếu phạm trường quy.
Hà Nội: Thầy cô đến lớp học bằng thuyền tự chế
Muốn đi từ phòng họp đến lớp học, các cô phải sử dụng đến những chiếc thuyền tự chế.
Những kỷ lục chưa từng có ở các vụ bê bối thi THPT quốc gia 2018
Những sai phạm trong chấm thi THPT quốc gia 2018 được đánh giá là vụ gian lận chưa từng có trong lịch sử các kỳ thi quốc gia. "Kỷ lục" không hề vui vẻ này còn kéo theo những kỷ lục khác trong cả quá trình phanh phui.