Khi đi đến ngôi trường nào, muốn tìm hiểu ngôi trường đó ra sao, tôi sẽ nói chuyện với bảo vệ nhà trường. Nếu người bảo vệ cũng rất văn hóa, lịch sự, ân cần, tận tâm thì tôi tin đội ngũ giáo viên của họ sẽ còn hơn thế nữa.

Nhiều năm đứng trên bục giảng, là một trong 20 người đầu tiên trên thế giới được Micrososft công nhận là Chuyên gia giáo dục toàn cầu, sáng lập viên cộng đồng Đổi mới và sáng tạo giáo dục, cô Tô Thụy Diễm Quyên có một góc nhìn khác về vụ việc tại Trường tiểu học Bình Chánh (Long An).

- Là một nhà giáo, cô suy nghĩ như thế nào trước vụ việc về Trường tiểu học Bình Chánh rất được dư luận quan tâm trong những ngày vừa qua?

Đây là một câu chuyện buồn, nhưng theo dõi báo chí, dư luận thời gian qua, tôi vẫn nhìn thấy điểm tích cực, đó là không ai ủng hộ cách hành xử của phụ huynh, đồng thời lên tiếng bảo vệ danh dự, nhân phẩm nhà giáo. Điều đó cho thấy, xã hội vẫn đứng về phía người thầy…

Không thể chỉ từ một vài hiện tượng mà khái quát lên rằng xã hội này không còn tôn trọng nghề giáo.

Từ hiện tượng rồi nâng quan điểm, khái quát lên thành trào lưu, đó là ngụy biện. 

Chúng ta có hơn một triệu giáo viên, trong đó có vô vàn những thầy cô rất tuyệt vời, cống hiến thầm lặng. Rất cần lan tỏa những gương sáng đó để sự tử tế lan tỏa trong cộng đồng.

Nếu "dậy sóng", hãy làm "dậy sóng" những điều tuyệt vời, để môi trường sống tốt đẹp hơn, cuộc sống ý nghĩa hơn. Tôi nghĩ những điều tử tế cũng rất dễ lan tỏa. Ở đâu có ánh sáng thì bóng tối sẽ bị đẩy lùi.

Mặt khác, không nên hả hê khi người nào đó có sai phạm, vấp ngã. Nếu cả cộng đồng cứ tiếp tục "ném đá" thì sẽ hủy hoại không chỉ cá nhân họ mà thậm chí cả gia đình của họ. Điều cần nhất bây giờ không phải đi phân định ai đúng, ai sai, mọi người ít nhiều đều sai. Cán cần suy nghĩ là ai sẽ nhận hậu quả nhiều nhất trong chuyện này? Đó chính là những đứa trẻ.

- Vụ việc trên có lẽ cũng là bài học sâu sắc cho những người đang đứng trên bục giảng?

Khi mọi người bày tỏ quan điểm của mình về vụ việc trên, cá nhân tôi cũng giật mình: Hóa ra, có nhiều người đang hiểu không đúng về "bạo lực".

Bạo lực là dùng sức mạnh về cơ bắp , vị trí xã hội, mối quan hệ… để gây ảnh hưởng tiêu cực đến người khác, không phải cứ đánh mới là bạo lực. Giáo viên mắng học sinh ngu cũng là bạo lực tinh thần…

Khi đi đến ngôi trường nào, muốn tìm hiểu ngôi trường đó ra sao, tôi sẽ nói chuyện với bảo vệ nhà trường. Nếu người bảo vệ cũng rất văn hóa, lịch sự, ân cần, tận tâm thì tôi tin đội ngũ giáo viên của họ sẽ còn hơn thế nữa.

Đơn cử một câu chuyện về yêu cầu giáo viên có tiết 1 phải xuống dắt học sinh lên lớp.

Nếu người hiệu trưởng nói các thầy cô có tiết 1 có nghĩa vụ phải làm, không làm sẽ bị trừ thi đua, giáo viên sẽ cảm thấy bất mãn, thực hiện một cách ép buộc…

Nhưng nếu người hiệu trưởng nói : chúng tôi sẽ xếp giờ tiết 1 cho những thầy cô mà nhà trường đánh giá là có trách nhiệm và kỹ năng quản lý học sinh nhất, các thầy cô được xếp tiết này sẽ cảm nhận được Ban giám hiệu đánh giá cao về năng lực, họ sẽ làm công việc dắt học sinh lên lớp trong niềm tự hào, hãnh diện và làm một cách chủ động.

Bất kỳ giáo viên nào đang sử dụng bạo lực với học sinh cần phải hiểu: hệ viền của não vận hành cảm xúc, còn vỏ não vận hành tư duy. Đứa trẻ khi bị đe dọa về bạo lực, phần hệ viền sẽ hoạt động mạnh hơn và che lấp phần võ não.

Lúc đó người ta hành động vô cùng cảm tính. Nếu ai đó sống thường xuyên trong môi trường bạo lực sẽ có hành vi cử xử dã man, hành động tức thì, thiếu suy nghĩ. Đồng thời, mạng lưới dây thần kinh co lại, dẫn đến ảnh hưởng đến cách đứa trẻ tư duy. Nói như TS Lê Nguyên Phương, tác giả sách "Dạy con trong hoang mang": Lúc bấy giờ, dã man đã chiến thắng văn minh. Sách này cũng dẫn câu ngạn ngữ Châu Phi: "Cần cả 1 ngôi làng để dạy dỗ 1 đứa trẻ".

Nên tôi có thói quen, khi đi đến ngôi trường nào, muốn tìm hiểu ngôi trường đó ra sao, tôi sẽ nói chuyện với bảo vệ nhà trường. Nếu người bảo vệ cũng rất văn hóa, lịch sự, ân cần, tận tâm thì tôi tin đội ngũ giáo viên của họ sẽ còn hơn thế nữa.

- Tuy nhiên, hiện nay không ít giáo viên đều ủng hộ cách dạy "yêu cho roi cho vọt". Một GS người Trung Quốc còn cổ súy việc dùng roi vọt. Cô nghĩ sao?

Bạo lực học đường không phải chỉ có ở Châu Á, ngay tại Mỹ vẫn còn khoảng 19 bang vẫn cho phép giáo viên được phạt, sử dụng bạo lực với học sinh một cách chừng mực, nhưng đa phần những đứa trẻ bị điều đó là người da màu…

Nhưng, việc sử dụng quyền, sức mạnh để bắt ép ai đó thực hiện mong muốn của mình đều là không văn minh, không khoa học về tâm lý học.

Người ta có thể xử phạt – đưa ra luật lệ chặt chẽ, rõ ràng, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt.

Còn phạt nhiều khi mang yếu tố cảm tính, đó là điều phải ngăn chặn. Khi sang Mỹ, đến 1 trường tiểu học, tôi quan sát thấy trong nhà ăn phải đến mấy trăm đứa trẻ, nhưng chỉ có duy nhất 1 cô trông.

Tôi ngạc nhiên và quan sát xem cô đó làm thế nào. Quan sát, tôi thấy mỗi dãy bàn có khoảng 20 học sinh ngồi đều để 1 li nhựa màu xanh lá cây.

Khi một nhóm nói chuyện, cô đứng lên lên bàn một chiếu li màu vàng. Nhóm đó vẫn nói chuyện, ồn ào lớn tiếng, cô giáo đó đứng lên và thay bằng chiếc li màu đỏ, rồi đi ra và tắt hết đèn, quạt của dẫy bàn đó. Tôi vô cùng thích thú vì đây là xử phạt một cách văn minh.

Như vậy, điều cần thiết nhất là phải đưa ra được 1 bộ tiêu chí, nội quy thuyết phục, nhân văn.

Khi đưa ra quy định phải công bằng với mọi đứa trẻ, có tính đến yếu tố lứa tuổi. Quy định cũng sử dụng các ngôn từ tích cực. Ví dụ, thay bằng « Nếu xả rác, cả lớp sẽ bị trừ điểm », nên ghi « Bạn không nên xả rác, nếu bạn nhặt rác, lớp của bạn được cộng 1 điểm »…

- Xin cảm ơn cô!

Theo Hiếu Nguyễn (Giáo dục và Thời đại)