- Bộ GD-ĐT đã bổ sung vào dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi nội dung: nâng chuẩn trình độ giáo viên mầm non từ trung cấp lên cao đẳng; miễn học phí cho học sinh THCS trường công lập. Hai chính sách này sẽ tiếp tục được nghiên cứu, bổ sung đánh giá tác động và báo cáo, xin ý kiến Chính phủ.

Đó là một trong những nội dung mà ban soạn thảo Luật Giáo dục sửa đổi báo cáo tại phiên làm việc với Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (UB) của Quốc hội sáng nay, 6/7.

Miễn học phí THCS: Sẽ nghiên cứu bổ sung đánh giá tác động

Trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ban đầu, Bộ GD-ĐT đã đề xuất miễn học phí bậc THCS. Sau một thời gian tham khảo ý kiến từ các Bộ ngành, đề xuất này đã bị rút khỏi dự thảo.

Tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa V, chiều 30/5, phát biểu tại tổ về sửa đổi dự luật này, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân phân tích, trong giai đoạn 2012-2013, thu học phí cả năm đối với cấp học THCS khoảng vài nghìn tỉ đồng, tức chỉ bằng chi phí xây 10-15 km đường cao tốc.

Theo tường thuật của VOV, Bí thư TP.HCM khẳng định: "Đến giờ, ngân sách vẫn chịu đựng được số tiền này. Vì, tỉ lệ sinh đã ổn định nên tỉ lệ học sinh không tăng. Do đó, chúng tôi thiết tha đề nghị kiểm tra về mặt tài chính, xem có thể miễn thu học phí cho lớp 6-9 được không? Nếu làm được thì có thể khẳng định số lượng nhân lực có trình độ sẽ ngày càng cao. Việc này là vì lợi ích của đất nước và nhà nước phải tham gia đảm bảo".

Sửa đổi toàn diện

Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết đã sửa đổi toàn diện Luật Giáo dục hiện hành và bổ sung nhiều nội dung mới sau khi tiếp thu các ý kiến của đại biểu tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 5 vừa qua. Cụ thể, sau kỳ họp đó, ban soạn thảo đã tổng hợp những vấn đề lớn về dự án Luật, gồm: 17 vấn đề, trong đó tiếp thu 11 vấn đề, giải trình 5 vấn đề và xin ý kiến 1 vấn đề.

{keywords}
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết ban soạn thảo đã tổng hợp những vấn đề lớn sau phiên họp Quốc hội hồi tháng 5 vừa qua. Ảnh: Quochoi.vn

Theo tường thuật của Cổng thông tin điện tử Quốc hội, bà Lê Thị Kim Dung, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ GD-ĐT cho biết, cơ quan chủ trì soạn thảo đã rà soát tổng thể Luật Giáo dục, nghiên cứu nghiêm túc, kỹ lưỡng các ý kiến góp ý và sửa đổi toàn diện Luật Giáo dục, đổi tên Luật thành Luật Giáo dục (sửa đổi). Dự thảo này có bố cục gồm 10 Chương, 118 Điều.

Cơ quan chủ trì soạn thảo đã rà soát trên tinh thần kế thừa cấu trúc cơ bản của Luật Giáo dục hiện hành, tránh sự xáo trộn không cần thiết, trong đó chuyển một số điều khoản ở chương quy định chung xuống chương quy định cụ thể; nâng mục 2 quy định đầu tư cho giáo dục thành một chương riêng.

Dự thảo Luật tập trung sửa đổi một số vấn đề cốt lõi bao gồm: hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, nhà giáo, loại hình nhà trường và đầu tư cho giáo dục, chính sách tài chính.

Cơ quan chủ trì soạn thảo đã xây dựng Dự thảo Luật theo hướng luật khung, quy định chung các cấp học và trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân. 

Thiết kế luật vì người học

Ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội lưu ý ban soạn thảo phải làm rõ những điểm mới khi chuyển thành dự án Luật Giáo dục (sửa đổi); đặc biệt, thoát khỏi quan điểm của Luật Giáo dục hiện hành để thiết kế được những điều luật vì người học, bám sát tinh thần Nghị quyết 29 và Hiến pháp 2013.

{keywords}
Chủ nhiệm Phan Thanh Bình: "Thiết kế được những điều luật vì người học". Ảnh: Quochoi.vn

Đó là làm rõ tính mở, liên thông, phân luồng trong hệ thống giáo dục quốc dân; xác định sơ đồ liên thông, liên kết trong hệ thống; từ đó xác định các nguyên tắc, chính sách, cơ chế để vận hành hệ thống. Thống nhất quan điểm về vị trí, vai trò của giáo dục mầm non, từ đó xác định rõ trách nhiệm của Nhà nước đối với việc phát triển giáo dục mầm  non; cần xác định giáo dục phổ thông là cấp học nền tảng; quy định chuẩn đầu ra giáo dục phổ thông...Thông tin từ báo Đại biểu nhân dân cho hay, Thường trực Ủy ban đã lưu ý nhữn gnội dung lớn cần quan tâm trong quá trình sửa đổi Luật Giáo dục lần này.

Bên cạnh đó, cần quy định rõ khung pháp lý hoạt động của cơ sở giáo dục; trường hợp và nguyên tắc chuyển đổi loại hình trường; hệ thống cơ sở giáo dục thường xuyên (tên gọi; quy trình sáp nhập, quản lý các trung tâm…); quy định khung pháp lý cho cơ sở giáo dục ngoài công lập...

Về chính sách cho người học và nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, xác định rõ trách nhiệm của Nhà nước đối với người học, bảo đảm phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu và tính công bằng trong thụ hưởng; đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo đúng vị thế, rõ quy hoạch…

Về đầu tư tài chính. cần quy định rõ hơn trách nhiệm của Nhà nước đối với đầu tư cho giáo dục; cụ thể hóa các lĩnh vực đầu tư, hiểu đúng và đủ về xã hội hóa trong giáo dục; từ đó có những quy định phù hợp. N

goài ra, để thúc đẩy tự chủ trong trường phổ thông, cần làm rõ các khái niệm (QLNN, quản trị nhà trường) để phân cấp phân quyền; quy định về tự chủ trong nhà trường, bảo đảm đồng bộ khi trao quyền tự chủ cho nhà trường.

Song Nguyên

Bỏ đề xuất tăng lương giáo viên và miễn học phí THCS: "Thật đáng tiếc!"

Bỏ đề xuất tăng lương giáo viên và miễn học phí THCS: "Thật đáng tiếc!"

GS Đào Trọng Thi bày tỏ trước thay đổi này trong dự thảo mới nhất Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.

Bỏ đề xuất tăng lương giáo viên và miễn học phí THCS

Bỏ đề xuất tăng lương giáo viên và miễn học phí THCS

Trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 12/3 không có đề xuất tăng lương giáo viên và miễn học phí cấp THCS mà trước đó đã đưa ra.