Trong lịch sử nước ta, có những đời vua rất nghiêm khắc trong việc chống tham nhũng, trong đó phải kể đến đời vua Lê Thánh Tông và thời nhà Nguyễn...

Đặc biệt, đời vua Lê Thánh Tông được ghi nhận là thời kỳ “ngủ đêm mọi nhà không phải đóng cửa”.

Bạn có biết về các biện pháp mà các triều vua này đã áp dụng?

Vị nho sinh đã đậu trạng nguyên nhờ bài văn chống tham nhũng nổi tiếng trong sử Việt là ai?

A. Vũ Kiệt

Đáp án chính xác là trạng nguyên Vũ Kiệt.

Theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục, trạng nguyên Vũ Kiệt (1452-?), quê ở xã Yên Việt, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Năm 20 tuổi, ông đỗ trạng nguyên khoa thi Nhâm Thìn, đời vua Lê Thánh Tông (1472).

Theo Văn hiến Kinh Bắc, bài văn sách thi Đình của Vũ Kiệt được triều đình coi như kiệt tác về sách lược trị nước, an dân, được lưu truyền làm mẫu cho các sĩ tử sau này học tập.

Trong bài thi này, Vũ Kiệt viết rằng “sự thành bại của quốc gia là xuất phát từ sự trung thực hay gian tà của các quan... Quan lại thất đức, việc ăn hối lộ được đưa ra ánh sáng thì thói tham lam không thể phát triển mãi được”.

Ông đã chỉ cách khắc phục: Thần mong bệ hạ hãy tuyển chọn những người công minh trong sạch và ngay thẳng, lấy danh vị giao cho họ trọng trách...

Ra lệnh cho quan ngự sử kiểm soát, khích lệ biểu dương để thấy được những quan liêm khiết và nêu từng việc để biết được sự liêm khiết của họ. Ông quan nào thuộc hạng ô lại và cũng lấy việc ấy để nêu cái ô nhục của họ, để điều trần tâu lên chính xác rõ ràng. Nếu quả thực họ là người liêm khiết thì ân thưởng ưu đãi và quan trường cũng được ban thưởng. Nếu quả thực họ là kẻ tham ô thì hình phạt không tha thứ và trưởng quan cũng tùy theo đó mà xử phạt...”.

B. Mạc Đĩnh Chi

C. Lương Thế Vinh

 

Các triều đại xưa đặt ra một khoản “thưởng” để nuôi lòng liêm khiết của quan lại. Đó là…

A. Lương bổng

B. Ruộng đất

C. Tiền dưỡng liêm

Đáp án chính xác là tiền dưỡng liêm.

Lương các quan chức ngày xưa thường không nhiều. Khái niệm "tiền dưỡng liêm" chính thức được đặt ra dưới thời nhà Lý và sau này nhấn mạnh trong thời Lê sơ. Cũng trong thời Hồng Đức, theo Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí, vua cấp thêm cho các quan "Liêm lộc điền" (ruộng dưỡng liêm cho các quan), tức là cấp ruộng đất để tự làm cho đủ ăn, khỏi lấy tiền của dân".

Vào thời Nguyễn, lệ cấp tiền dưỡng liêm chỉ được đặt ra trong những năm cuối triều Gia Long và lúc đầu chỉ để dành cho quan lại đứng đầu cấp phủ, huyện. Sau này, các chức như thự Tri phủ, thự Tri huyện, Tri châu, Đồng tri phủ cũng được cấp loại tiền này.

Đặc biệt, vào đầu triều vua Tự Đức còn cấp tiền cho các phái viên thu thuế quan và từ khi có lệ cấp tiền bổng lộc cho quan lại tại kinh thành thì một số chức quan cấp tỉnh cũng được hưởng như Quản đạo, Án sát, Bố chánh, Tuần vũ, Tổng đốc. Quan chức thuộc bộ máy trung ương ở kinh thành đều không nằm trong chế độ ưu đãi này.

 

Luật chống tham nhũng nổi tiếng dưới triều Nguyễn là luật gì?

A. Từ thụ yếu quy

B. Bộ luật Gia Long

C. Luật Hồi tỵ

Đáp án chính xác là Luật Hồi tỵ.

Luật Hồi tỵ (nghĩa gốc là tránh đi hoặc né tránh) quy định, những người thân như anh em, cha con, thầy trò, bạn bè cùng học, những người cùng quê… thì không được làm quan cùng một chỗ. Nếu ai gặp những trường hợp nói trên thì phải tâu báo lên triều đình và các cơ quan chức năng để bố trí chuyển đi chỗ khác.

Luật "hồi tỵ" cũng được áp dụng nghiêm ngặt trong các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình. Nguyên tắc nói trên nhằm ngăn chặn người có quyền lợi dụng chức vụ để nâng đỡ, bao che hoặc câu kết với người thân (quan hệ gia đình, dòng họ, thầy trò, địa phương) thực hiện các hành vi tiêu cực trong việc quản lý các cơ quan công quyền.

Luật Hồi tỵ được ban hành đầu tiên dưới thời vua Lê Thánh Tông về việc bổ dụng đội ngũ quan lại phong kiến thời đó trong cuộc cải cách nền hành chính quốc gia.

Đến thời Minh Mạng, Luật Hồi tỵ còn triệt để hơn, được mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng và bổ sung những quy định mới.

Năm 1836, luật “Hồi tỵ” được bổ sung thêm: “Thông lại không được làm việc ở nguyên quán mà phải làm việc ở huyện khác”.

Đến thời Thiệu Trị (1841-1847), luật này lại được điều chỉnh một lần nữa với quy định bổ sung: “Trong nha môn có nhiều người là bố vợ, anh em ruột, em của vợ đều phải hồi tỵ”.

 

Vị quan thanh liêm nào đã từng được vua Lê Thánh Tông ban cho thẻ bài “Liêm tiết”?

A. Trần Thời Kiến

B. Vũ Tụ

Đáp án chính xác là Vũ Tụ.

Vũ Tụ (1466 - ?) là quan thời Lê sơ, đậu hoàng giáp và làm đến tả thị lang bộ Hình. Theo Lịch triều hiến chương loại chí, vua từng cho người biếu lụa thử các quan, các quan đều nhận cả, chỉ riêng ông không chịu nhận và đuổi về. Khi biết ông không chịu nhận lụa thử, vua khen ông có tiết tháo và ban hai chữ "liêm tiết", cho dán vào cổ áo mỗi khi vào chầu.

Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí có nhận xét ông là "tính liêm thẳng, làm quan trong sạch, cần kiệm, chưa từng lấy bậy của người".

C. Nguyễn Thiện

 

Phương Chi

Những công thần từng bị sử sách ghi lại chuyện ăn của đút

Những công thần từng bị sử sách ghi lại chuyện ăn của đút

Nạn tham nhũng gần như hiện diện trong tất cả các triều đại phong kiến. Nhưng mức độ đề cập của sử sách đến vấn nạn này nhiều hay ít tuỳ thuộc vào tư liệu còn lại của từng triều đại.

Những vụ án tham nhũng nổi tiếng trong lịch sử phong kiến Việt Nam

Những vụ án tham nhũng nổi tiếng trong lịch sử phong kiến Việt Nam

Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam có nhiều vụ án liên quan đến tham nhũng, nhận hối lộ.

Chúa Trịnh nào sát hại nhiều vua nhất?

Chúa Trịnh nào sát hại nhiều vua nhất?

Chúa Trịnh (1545 – 1787) là một vọng tộc phong kiến kiểm soát quyền lực Đàng Ngoài suốt thời Lê Trung hưng, khi nhà vua tuy không có thực quyền vẫn được duy trì ngôi vị.

Người hạ độc cha con vua Đinh là ai?

Người hạ độc cha con vua Đinh là ai?

Đinh Tiên Hoàng (tháng 3/924 - tháng 10/979), tên húy là Đinh Bộ Lĩnh hoặc có sách gọi Đinh Hoàn, là vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam.

Bạn biết gì về những người treo ấn từ quan?

Bạn biết gì về những người treo ấn từ quan?

Trong lịch sử từ quan thời phong kiến có thể kể tới những vị danh nhân của đất nước như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Chu Văn An,  Nguyễn Huy Tự, Bùi Huy Bích…