Phan Huy Chú tự Lâm Khanh, hiệu Mai Phong; là quan triều nhà Nguyễn, và là nhà thơ, nhà thư tịch lớn, nhà bác học Việt Nam.

Phan Huy Ích tự Khiêm Thụ Phủ, Chi Hòa, hiệu Dụ Am, Đức Hiên, là quan đại thần trải ba triều đại Lê trung hưng, Tây Sơn và Nguyễn.

Bạn còn biết những gì về hai ông và dòng họ Phan Huy?

Phan Huy Ích và Phan Huy Chú có quan hệ với nhau như thế nào?

A. Bố - con

Đáp án: – Chính xác là Phan Huy Chú (1782 – 1840) là con trai thứ ba của Phan Huy Ích (1751 – 1822).

Phan Huy Ích một nhà nho có tiếng đậu tiến sĩ đời nhà Hậu Lê và từng làm quan cho nhà Tây Sơn. Đây là gia đình có truyền thống khoa bảng. Ông nội của Phan Huy Chú là tiến sĩ Phan Huy Cận, ông ngoại là Ngô Thì Sĩ, cha là Phan Huy Ích, bố vợ là Nguyễn Thế Lịch, bác là Ngô Thì Nhậm, chú là Phan Huy Ôn, anh là Phan Huy Thực…

B. Chú - cháu

C. Anh - em

 

{keywords}

Tác phẩm được coi là lớn nhất của Phan Huy Chú là…

A. Lịch triều hiến chương loại chí

Đáp án chính xác là Lịch triều hiến chương loại chí. Đây là bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam, có nghĩa là Phép tắc các triều đại chép theo thể phân loại do Phan Huy Chú soạn trong 10 năm (1809-1819). Bộ Lịch triều hiến chương loại chí gồm 49 quyển khảo cứu về lịch sử Việt Nam từ lập quốc đến cuối triều Lê.

Trong bộ sách này, ông đã sưu tầm tư liệu, khảo cứu sách vở, đối chiếu sắp xếp, trình bày cô đọng, mạch lạc sinh động, có tầm khái quát cao, chia theo từng loại hiến chương gọi là chí: dư địa chí, nhân vật chí, lễ nghi chí, khoa mục chí, quốc dụng chí, hình luật chí, văn tịch chí, binh chế chí, quan chức chí, bang giao chí. Trong đó: 1) Dư địa chí: Khảo cứu về đất đai, phong thổ và lịch sử địa lý Việt Nam qua các đời; 2) Nhân vật chí: Nói về tiểu sử từ vua chúa, tướng sĩ đến những người trung thần, tiết nghĩa có công với nước; 3) Quan chức chí: Xét về chế độ quan lại ở Việt Nam; 4) Lễ nghi chí: Khảo sát các quy định, thể chế, phẩm phục của vua chúa, quan lại cùng các nghi lễ trong triều đình; 5) Khoa mục chí: Nói về chế độ giáo dục, khoa cử đời xưa; 6) Quốc dụng chí: Viết về chế độ thuế khóa, tài chính qua các triều; 7) Hình luật chí: Xét về pháp luật các đời. 8) Binh chế chí: Khảo về quy chế tổ chức và việc luyện binh qua các đời; 9) Văn tịch chí: Nói về tình hình sách vở nước Việt xưa; 10) Bang giao chí: Khảo về việc giao thiệp, nghi lễ đón tiếp sứ thần các nước qua các đời).

B. Bản dịch Chinh phụ ngâm

C. Dụ Am thi văn tập

 

{keywords}

Ai là người 3 lần đỗ đầu thi Hương, thi Hội, thi Ứng chế?

A. Phan Huy Cận

B. Phan Huy Ích

Đáp án chính xác là Phan Huy Ích.

Phan Huy Ích cũng có lời chú trong "Dụ am ngâm lục" rằng: "Phụ thân tôi Phan Huy Cận, thi Hương, thi Hội 2 lần đỗ đầu (lưỡng nguyên). Tôi thi Hương, thi Hội, thi Ứng chế ba lần đều đỗ đầu (tam nguyên). Bác Hy Doãn (Ngô Thì Nhậm) và chú Nhã Hiên (Phan Huy Ôn) em trai thứ 3 của tôi đều đỗ đầu thi Hương. Tất cả cộng lại được chín lần đỗ đầu, gọi là cửu nguyên”. Trong khi đó, Phan Huy Chú không may mắn về đường quan lộ, 2 lần khoa cử chỉ đạt học vị tú tài, đến tuổi tứ tuần mới nhận chức quan.

C. Phan Huy Chú

 

Vị nào đã sai đục bỏ tên của Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích trên bia Tiến sĩ?

A. Chúa Trịnh Sâm

B. Chúa Trịnh Bồng (Án Đô Vương Trịnh Bồng)

C. Vua Lê Chiêu Thống

Đáp án chính xác là Vua Lê Chiêu Thống.

Cuối năm 1788, Lê Chiêu Thống rước quân Mãn Thanh sang giày xéo đất nước ta. Để trả thù những người theo Tây Sơn, Lê Chiêu Thống đã sai đục bỏ tên của Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích trên bia Tiến sĩ, đồng thời phát lệnh truy nã cả hai ông.

 

Ai là người đã dâng sớ lên nhà vua điều trần 4 việc: Bớt thuế, bớt lính; Thực hiện chế độ quân điền; Bãi bỏ những cuộc hành binh dẹp loạn; Nghiêm trị bọn sâu mọt chuyên đục khoét lương dân?

A. Phan Huy Ích

B. Phan Huy Ôn

C. Phan Huy Chú

Đáp án chính xác là Phan Huy Chú.

Năm 1823, khi được thăng chức Lang trung bộ Lại, Phan Huy Chú đã mạnh dạn dâng sớ điều trần bốn việc: bớt thuế, bớt lính; thực hiện chế độ quân điền; bãi bỏ những cuộc hành binh dẹp loạn; nghiêm trị bọn sâu mọt chuyên đục khoét lương dân. Việc dâng sớ điều trần bốn việc của Phan Huy Chú đã bị vua Minh Mệnh quở trách.

 

Phương Chi

Phụ thân của vua Quang Trung mang họ gì?

Phụ thân của vua Quang Trung mang họ gì?

Nguyễn Huệ (1753 – 1792), tức Quang Trung Hoàng đế hay Bắc Bình Vương, không những là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc mà còn là người đưa ra nhiều cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam.

Ai là tể tướng đầu tiên trong lịch sử Việt Nam?

Ai là tể tướng đầu tiên trong lịch sử Việt Nam?

Tể tướng là một chức quan cao nhất trong hệ thống quan chế của phong kiến Á Đông, sau vị vua đang trị vì.

Ai đang là tù nhân được đưa lên làm hoàng đế?

Ai đang là tù nhân được đưa lên làm hoàng đế?

Ông là vị vua được lên ngôi một cách may mắn nhất. Bạn có biết ông là ai không?

Hoạn quan nào được sử sách Việt nhắc tới đầu tiên?

Hoạn quan nào được sử sách Việt nhắc tới đầu tiên?

Sử sách của ta chỉ chép tỉ mỉ từ đời Lý, trước đó nước ta có hoạn quan hay không thì không rõ..