- Bằng phương pháp dạy học độc đáo, ông đã đào tạo được tới 74 học trò đỗ đại khoa, trở thành thầy giáo có nhiều học trò đỗ đạt cao nhất trong gần 1.000 năm khoa bảng nước nhà.

Trong thi cử thời xưa, ai thi đỗ đại khoa (tiến sĩ trở lên) là sẽ được khắc tên lên bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám, tiếng thơm lưu mãi ngàn năm. Ngược lại, thầy giáo chỉ cần đào tạo được một học trò thành tài là sẽ được người đời kính trọng.

Kiệt xuất như thầy Chu Văn An cũng chỉ có hai học trò đỗ đại khoa là Lê Quát và Phạm Sư Mạnh, vậy mà vào thời Lê còn có thầy làm được nhiều hơn thế, với 74 học trò đỗ đại khoa các loại. Thậm chí, có những khoa thi, danh hiệu tam khôi đều thuộc về học trò thầy. Ông chính là trường hợp có một không hai trong sử Việt.

Câu 1: Thầy giáo nào trong sử Việt có tới 74 học trò đỗ đại khoa?

A. A. Chu Văn An

B. B. Nguyễn Bỉnh Khiêm

C. C. Trần Ích Phát

Đáp án: Đáp án. Trần Ích Phát là một trong số ít nhà giáo thành công nhất sử Việt. Sinh thời, ông đã đào tạo được tới 74 học trò đỗ đại khoa (từ tiến sĩ trở lên). Tương truyền, đường vào nhà ông được viên quan tri phủ phải cho đắp rộng thênh thang như đường cái quan để khi vinh quy bái tổ các vị tân khoa đến tạ ơn thầy. Khi thầy se mình, quan lớn trong triều lũ lượt về vấn an không ngớt. Không chỉ giúp người tài đỗ đạt, ông còn giúp hầu hết người làng biết đọc, biết viết nhờ những lớp học do thầy dựng nên.

 

Câu 2. Thầy Trấn Ích Phát quê ở đâu?

A. A. Bắc Ninh

B. B. Hải Dương

Đáp án: Đáp án. Theo sách Đại Nam nhất thống chí, thầy Trần Ích Phát vốn người làng Triều Dương, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương ngày nay. Xuất thân trong gia đình nông dân nghèo khổ, cả họ chưa ai đỗ đạt lớn, nhưng ngay từ nhỏ, thầy Trần Ích Phát đã bộc lộ trí nhớ tốt, thông minh hơn người. Lớn lên, ông thi đỗ Hương đỗ Giải nguyên. Sau mấy lần thi Hội không đỗ, Trần Ích Phát về quê mở trường dạy học với quan điểm “mình không đỗ đại khoa thì phải đào tạo học trò đỗ đạt cao”. Với quyết tâm cao như thế, thầy Trần Ích Phát đã đào tạo được 74 vị đại khoa cho nhà Hậu Lê, cá nhân ông lập kỷ lục trở thành người thầy có nhiều học sinh đỗ đại khoa nhất trong lịch sử.

C. C. Nam Định

 

Câu 3. Trong 74 học trò đỗ đại khoa của thầy Trần Ích Phát, mấy người đỗ trạng nguyên?

A. A. 2

B. B. 3

Đáp án: Đáp án. Theo sách Những người thầy trong sử Việt, trong số 74 học trò đỗ đại khoa của thầy Phát có tới 3 người đỗ trạng nguyên, 4 người đỗ bảng nhãn, 6 người đỗ thám hoa, 10 người đỗ hoàng giáp và 51 người đỗ tiến sĩ xuất thân. Tất cả những người đó hiện vẫn còn được khắc tên trên bia đá ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Đáng ngưỡng mộ hơn nữa là, trong suốt chiều dài khoa cử Việt Nam chỉ có 48 người đỗ trạng nguyên, riêng thầy Trần Ích Phát đã có tới 3 người. Riêng tại 2 khoa thi vào các năm (1487 và 1496) cả 3 danh hiệu tam khôi (trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa) đều là học trò của thầy Trần Ích Phát.

C. C. 4

 

Câu 4. Vị trạng nguyên nào sau đây là học trò của thầy Trần Ích Phát?

A. A. Vũ Kiệt

B. B. Trần Sùng Dĩnh

C. C. Cả 2 người trên

Đáp án: Đáp án. Thầy Trần Ích Phát có 3 người học trò đỗ trạng nguyên gồm: Vũ Kiệt, người huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đỗ trạng năm Nhâm Thìn (1472); Trần Sùng Dĩnh quê ở Nam Sách, Hải Dương đỗ trạng nguyên năm Đinh Mùi (1487) và Nghiêm Viện quê ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh đỗ trạng nguyên năm Bính Thìn (1496). Đa số các học trò của thầy Trần Ích Phát đều đỗ đạt khi còn khá trẻ. Vũ Kiệt đỗ trạng khi mới 20 tuổi, Trần Sùng Dĩnh đỗ năm 23 tuổi, Đinh Lưu Kim đỗ thám hoa khi mới 18 tuổi, Thân Cảnh Vân đỗ năm 25 tuổi. Cuốn sách Những người thầy trong sử Viêt viết.

 

Câu 5. Người học trò nào của thầy Trần Ích Phát đỗ trạng nhờ bài thi “chống tham nhũng” nổi danh trong sử Việt?

A. A. Nghiêm Viện

B. B. Vũ Kiệt

Đáp án: Đáp án. Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Vũ Kiệt nổi tiếng thông minh từ nhỏ. Năm 20 tuổi, ông đỗ trạng nguyên khoa thi năm Nhâm Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ ba, đời vua Lê Thánh Tông (năm 1472). Trong kỳ thi Đình, Vũ Kiệt đã vượt qua đề thi “Đế vương trị thiên hạ” của nhà vua với bài viết dài hơn chục nghìn chữ, vượt xa mức quy định tối thiểu ba nghìn chữ. Trong phạm vi bài thi của mình, ông thể hiện được tài kinh bang tế thế, nhìn xa trông rộng của bản thân, đồng thời đưa ra những biện pháp giải quyết nhiều vấn đề lớn của xã hội lúc bấy giờ. Trong đó nổi bật là nội dung liên quan đền giáo dục và chống tham nhũng. Trong bài thi, Vũ Kiệt đã đề ra những kế sách chống tham nhũng hiệu quả, được vua đánh giá rất cao.

C. C. Trần Sùng Dĩnh

Tiểu Uyên

Vị lưỡng quốc trạng nguyên nào hiện còn hậu duệ ở Hàn Quốc?

Vị lưỡng quốc trạng nguyên nào hiện còn hậu duệ ở Hàn Quốc?

Ông là một trong số những vị trạng nguyên kiệt xuất nhất sử Việt. Sinh thời, khi đi sứ đã lấy một người vợ người Cao Ly, hiện vẫn còn hậu duệ ở Hàn Quốc.

Trạng nguyên nào được vua vẽ chân dung đặt cạnh ngai vàng?

Trạng nguyên nào được vua vẽ chân dung đặt cạnh ngai vàng?

Theo sách Những người thầy trong sử Việt, Nguyễn Trực rất được các đời vua Lê yêu quý. Trong thời gian ông về quê chịu tang, vua Lê Nhân Tông đã sai người vẽ chân dung ông đặt bên cạnh ngai vàng để bớt nhớ nhung.

Vị trạng nguyên có mối tình được người đời ca ngợi là ai?

Vị trạng nguyên có mối tình được người đời ca ngợi là ai?

Có những câu chuyện đặc biệt về các vị trạng nguyên, thám hoa nổi tiếng trong lịch sử phong kiến Việt Nam còn ít người được biết.

Vị Trạng nguyên từng "khoét vách đục tường" tìm vợ

Vị Trạng nguyên từng "khoét vách đục tường" tìm vợ

Quanh cuộc đời các Trạng nguyên đỗ đạt tính trong khoa cử nước ta có nhiều giai thoại hay được hậu thế lưu truyền.

Ai là trạng nguyên duy nhất sau khi đỗ đạt không ra làm quan?

Ai là trạng nguyên duy nhất sau khi đỗ đạt không ra làm quan?

Trong số các Trạng nguyên đã được lưu danh, chỉ có duy nhất một người sau khi đỗ đạt đã không ra làm quan.