Tạ Quang Bửu sinh năm Canh Tuất (1910-1986), quê ở Nghệ An. Ông vừa là nhà toán học, vừa là nhà hoạt động khoa học. Sau khi du học ở Pháp, Anh, ông về nước giảng dạy và chuyên tâm nghiên cứu Toán lý thuyết và Toán ứng dụng vào Sinh học, Vật lý, Hoá học.

Ông cũng là nhà hoạt động chính trị, xã hội nổi tiếng, tham gia lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược…

Do có sáng tạo trong thiết kế đường dây điện cao thế cho nhà máy vôi Long Thọ, Tạ Quang Bửu từng được Chính phủ Pháp trao Huân chương song ông đã khước từ. Đó là…

A. Huân chương Bắc đẩu bội tinh

Đáp án chính xác là Huân chương Bắc đẩu bội tinh.

Từ 1942 đến 1945, ông đi làm công cho hãng Điện-Nước SIPEA, được cử phụ trách nghiên cứu. Ông đã thiết kế nhiều bộ phận cho các nhà máy điện, tái sinh dầu nhờn cho Quy Nhơn. Ông đã khước từ Huân chương Bắc đẩu do Pháp trao vì thiết kế đường dây điện cao thế cho nhà máy vôi Long Thọ. Ngoài ra ông vẫn tranh thủ học thêm và nghiên cứu cơ học lượng tử và phương trình vi phân.

B. Huân chương Quốc công

C. Huân chương Cành cọ Hàn lâm

 

Ngoài Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, ông từng là?

A. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

Đáp ánchính xác là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Tháng 8/1945, ông cùng luật sư Phan Anh ra Hà Nội tham gia cách mạng. Từ tháng 9/1945 đến tháng 1/1946, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh cử làm Tham nghị trưởng Bộ Ngoại giao trong chính phủ lâm thời, phụ trách giao thiệp với Mỹ và Anh. Từ 3/1946, ông được Quốc hội cử giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Từ 8/1947 đến 8/1948, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ủy viên Hội đồng Quốc phòng tối cao. Từ 9/1948 đến 1961, ông là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và kiêm nhiệm nhiều cương vị khác.

B. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

C. Bộ trưởng Bộ Tư pháp

 

Ông từng làm hiệu trưởng trường nào?

A. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

Đáp ánchính xác là Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

Từ 1956 đến 1961, ông làm Hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội.

B. Trường ĐH Xây dựng

C. Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội

 

Vợ ông là bà Hoàng Kim Oanh. Bà là con gái cụ…

A. Hoàng Đạo Thúy

Đáp án chính xác là: bà Hoàng Kim Oanh là con gái cụ Hoàng Đạo Thúy.

B. Hoàng Xuân Hãn

C. Hoàng Ngọc Phách

 

Câu nói nào là của GS Tạ Quang Bửu?

A. “Học để biết, chứ không phải học để thi”

B. “Điều cốt yếu không phải: Sống là gì?

Điều cốt yếu nhất là: Làm gì trong lúc sống”

Đáp án chính xác là câu nói “Điều cốt yếu không phải: Sống là gì? Điều cốt yếu nhất là: Làm gì trong lúc sống”.

Theo GS Lê Văn Thiêm, trong những năm kháng chiến chống Pháp, là Thứ trưởng Quốc phòng, tuy chìm ngập trong công việc, ông Tạ Quang Bửu vẫn dành thì giờ đọc các sách, báo Toán nổi tiếng qua tiếng Đức, Anh, Pháp.

Tháng 3/1948, giữa rừng xanh Việt Bắc, vị Bộ trưởng Quốc phòng đã viết, sau đó Nhà xuất bản Quân đội đã xuất bản và phát hành cuốn sách: “Sống”. Trong cuốn sách, ông đã viết một câu đã trở thành phương châm sống của ông: “Điều cốt yếu không phải: Sống là gì? Điều cốt yếu nhất là: Làm gì trong lúc sống”.

C. “Trường học có thể hô biến những người thắng và người bại, nhưng cuộc sống thì không”

Phương Chi

Trận thủy chiến lớn nhất sử Việt, sánh ngang Xích Bích thời Tam Quốc?

Trận thủy chiến lớn nhất sử Việt, sánh ngang Xích Bích thời Tam Quốc?

Lịch sử nước ta từng chứng kiến những trận thủy chiến kinh điển, vang danh mãi ngàn năm. Trong đó có trận đánh gây chấn động cả thế giới thời bấy giờ.

Ai là quan thanh liêm khiến đạo tặc vì nể phục mà tránh xa?

Ai là quan thanh liêm khiến đạo tặc vì nể phục mà tránh xa?

Dưới thời nhà Nguyễn, có nhiều vị quan thanh liêm được lịch sử ghi nhận.

Vị nào được gọi là Khúc Tiên chúa?

Vị nào được gọi là Khúc Tiên chúa?

Họ Khúc là dòng họ nắm quyền cai trị Việt Nam đầu thế kỷ X, mở đầu thời kỳ tự chủ Việt Nam sau hơn 1000 năm Bắc thuộc.

Thái hậu nào từng cho xây hơn 150 ngôi chùa để sám hối tội lỗi?

Thái hậu nào từng cho xây hơn 150 ngôi chùa để sám hối tội lỗi?

Sinh thời, bà là Thái hậu rất giỏi trị nước, nhưng vì tranh đoạt quyền lực, bà đã phạm phải tội lớn, ép chết Hoàng hậu và 72 cung nữ. Khi nhận thức được sai lầm của mình, bà đã cho xây tới 100 ngôi chùa để sám hối.

Chúa Nguyễn nào giúp người Việt lần đầu đánh bại hạm đội châu Âu trên biển?

Chúa Nguyễn nào giúp người Việt lần đầu đánh bại hạm đội châu Âu trên biển?

Trong giai đoạn đầu được cử vào cai quản Đàng Trong, các chúa Nguyễn đã xây được một vùng lãnh thổ hùng mạnh, có thể đánh bại bất cứ thế lực ngoại bang nào.

Bạn biết gì về những vị vua lên ngôi vào ngày mùng 1 Tết?

Bạn biết gì về những vị vua lên ngôi vào ngày mùng 1 Tết?

Trong lịch sử Việt Nam, vua Mạc Thái Tông, Lê Thế Tông, Minh Mạng, Thành Thái lên ngôi đúng vào ngày mùng 1 Tết.

Vua nào mỗi tháng 15 ngày vào vấn an mẹ?

Vua nào mỗi tháng 15 ngày vào vấn an mẹ?

Sinh thời, ông là vị vua nổi tiếng hiếu thảo, ngày chẵn thì chầu cung, ngày lẻ thì ngự triều. Có lần vì lỡ làm mẹ nổi giận, ông tự nguyện dâng roi mây lên mẹ chịu đòn.

Thần tướng nước Việt nào thản nhiên ngồi uống trà dù bị kẻ thù chọc thủng đầu?

Thần tướng nước Việt nào thản nhiên ngồi uống trà dù bị kẻ thù chọc thủng đầu?

Chúng ta vẫn thường nghe Quan Vân Trường ngồi đánh cờ, uống rượu để yên cho Hoa Đà rạch xương chữa trị viết thương. Việt Nam của chúng ta cũng từng có một người như thế.