- "VNEN tiếp tục nhưng không áp đặt, có thể áp dụng một phần, còn bỏ tất cả là cực đoan..." - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định.

{keywords}

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ

Sáng nay 2/8, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ làm việc với tỉnh Nghệ An về các nội dung: Làm thế nào để cải thiện chất lượng giáo dục phổ thông; Thống nhất vai trò của Bộ và trách nhiệm của địa phương đối với giáo dục phổ thông; Phát triển nguồn nhân lực, giữ chân và thu hút nhân tài về địa phương; Cơ chế phối hợp giữa các địa phương, các trường ĐH, CĐ trên địa bàn và các doanh nghiệp.

"Không cần thành tích, cần chất lượng"

{keywords}

Bà Nguyễn Thị Kim Chi - GĐ Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An

Bà Nguyễn Thị Kim Chi, Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An cho biết, địa phương đang phấn đấu để trường ra trường, lớp ra lớp, phát triển ổn định, kỷ cương, học sinh đến trường với tâm thế tốt nhất...

Theo bà Chi, về góc độ chuyên môn, giai đoạn này giáo dục đang rất nỗ lực đổi mới. "Đổi mới không phải là biện pháp hành chính, là hình thức mà phải biến sự đổi mới thành nhu cầu tự thân, tự nguyện của mỗi cán bộ, học sinh. Phải làm thế nào để những thầy giáo giỏi nhất, học sinh giỏi nhất, nhà giáo có trách nhiệm đều có nhu cầu tự thân đổi mới" - bà Chi nói về mục tiêu của giáo dục địa phương.

Bà Chi cũng bày tỏ mong muốn được thụ hưởng đề án trường chuyên của Bộ.

Ông Nguyễn Đắc Vinh, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, nhận định rằng việc đầu tư dàn trải trong giáo dục là không khả thi, mà muốn phát triển phải xây dựng được điểm sáng.

{keywords}

Ông Nguyễn Đắc Vinh - Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An phát biểu

"Nghệ An tự hào về Trường chuyên Phan Bội Châu và một số trường THPT khác không chỉ đào tạo học sinh giỏi quốc gia mà còn tạo nền tảng của giáo dục. Nếu các vùng khác trong tỉnh có trường tốt sẽ có điều kiện phát triển, tránh việc học sinh dồn về Vinh, và sẽ không bỏ sót tài năng" - ông Vinh nói.

Ông Vinh còn cho rằng việc trọng bằng cấp ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo. Việc kiểm định chất lượng đại học sẽ tạo ra sự cạnh tranh và động lực cho các trường.

"Cần giải quyết bệnh thành tích. Không quan trọng điểm phẩy bao nhiêu, Nghệ An đứng thứ bao nhiêu trong phần của cả nước, mà quan trọng là chất lượng, có bao nhiêu người trưởng thành, nằm trong tốp lao động chất lượng cao" - ông Vinh đặt vấn đề.

Bỏ VNEN là cực đoan

Tại buổi làm việc này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng đưa ra nhận định rằng phải gắn đào tạo nghề nghiệp với nhu cầu của địa phương, phải thay chi thường xuyên bằng đặt hàng để tạo sự cạnh tranh. Đồng tình với ông Vinh, ông Nhạ cũng nhìn nhận rằng đầu tư dàn trải chỉ tạo ra sự tồn tại mà không nâng cao được chất lượng.

{keywords}

 Toàn cảnh buổi làm việc

"Ổn định để từng bước nâng cao, quan tâm nề nếp, kỷ cương, tăng cường đạo đức lối sống không phải bức tranh nay tối mai sáng. Các thầy cô cần tiên phong, khơi dậy tự hào nghề nghiệp, phẩm chất của người giáo viên đối với bản thân mình cũng như trong những thầy cô khác..." - ông Nhạ đề nghị.

Riêng đối với "mô hình trường học mới" - tên gọi của mô hình đang triển khai ở hơn 2.000 trường học trên toàn quốc theo dự án VNEN -  ông Nhạ khẳng định đây là mô hình tốt nhưng khi áp dụng vào từng nơi phải phù hợp.

“Một số địa phương có ý bỏ VNEN. Nhưng sau 3 năm làm thí điểm, Bộ GD-ĐT tổng kết đây là mô hình tốt, rút kinh nghiệm để áp dụng trên từng địa phương khác nhau.

Bộ sẽ tiếp tục thực hiện VNEN, nhưng không áp đặt. Các địa phương có thể áp dụng một phần, còn bỏ tất cả là cực đoan.

Bất kỳ mô hình mới nào cũng phải có sự chuẩn bị về tư tưởng, tâm thế, cơ sở vật chất, chuyên môn nghiệp vụ. Cái mới nào cũng phải có lộ trình, cứ làm tốt thì sẽ có người theo" - ông Nhạ nhấn mạnh.

  • Quốc Huy

VNEN sẽ đi tiếp như thế nào?

Năm học 2016 - 2017, các tỉnh Hà Giang, Hà Tĩnh và Vũng Tàu đã quyết định dừng nhân rộng mô hình trường học mới VNEN.