- Các trường thành viên của ĐHQG TP.HCM sẽ tự chủ đại học, lộ trình thực hiện từ nay đến năm 2020.

ĐHQG TP.HCM vừa cho biết sẽ hình thành 3 nhóm đơn vị tự chủ bao gồm: Nhóm đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ với kinh phí chi thuường xuyên và chi đầu tư do đơn vị tự đảm bảo. Nhóm này chỉ có Trường ĐH Quốc tế.

Nhóm đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ với kinh phí chi thường xuyên do đơn vị tự đảm bảo 100% gồm  Trường ĐH Quốc tế, Trường ĐH Kinh tế - Luật, Trường ĐH Công nghệ Thông tin, Trường ĐH Bách khoa và Khoa Y.

{keywords}
Trường ĐH Quốc tế là thành viên đầu tiên của ĐHQG TP.HCM thực hiện tự chủ đại học (Ảnh: hcmiu)

Nhóm đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ với kinh phí chi thường xuyên do đơn vị tự đảm bảo phần lớn. Nhóm này tự chủ đối với các ngành đào tạo có khả năng tự chủ tài chính, ngân sách Nhà nước sẽ đảm bảo kinh phí hoạt động theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ đặc biệt đối với các ngành đào tạo khoa học cơ bản, cần cho sự phát triển. Nhóm này có hai đơn vị gồm Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn.

Dựa trên các nhóm đơn vị này, lộ trình tự chủ đại học sẽ được triển khai theo hai giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1, ĐHQG TP.HCM thực hiện thí điểm tự chủ trong năm 2018 đối với các trường đã có sự chuẩn bị và điều kiện thực hiện là Trường ĐH Quốc tế, Trường ĐH Kinh tế - Luật, Trường ĐH Công nghệ thông tin và Trường ĐH Bách khoa.

Giai đoạn 2, đến năm 2020 trên sở sở đánh giá hiệu quả của các đề án thí điểm, ĐHQG TP.HCM sẽ xem xét lộ trình tự chủ đại học đối với Trường ĐH Khoa học tự nhiên, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, Khoa y và Phân hiệu ĐHQG TP.HCM tại Bến Tre.  

ĐHQG TP.HCM cũng cho biết khi các đơn vị thực hiện tự chủ sẽ giải quyết thấu đáo các vấn đề đặt ra về tính hệ thống và tính cạnh tranh giữa các đơn vị thành viên, vấn đề tài chính.

Cụ thể, mối quan hệ giữa ĐHQG TP.HCM và các đơn vị trong hệ thống sẽ thay đổi ra sao trong môi trường tự chủ đại học; Cơ chế chính sách giúp các đơn vị đảm bảo tài chính để vận hành trong khi vẫn đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học; Sinh viên có hoàn cảnh khó khăn sẽ được hỗ trợ như thế nào khi học phí buộc phải điều chỉnh tăng dần, tiệm cận với chi phí đào tạo thực tế…

Tuệ Minh 

Bí thư Hoàng Trung Hải: "Tự chủ đại học là bước đi dũng cảm"

Bí thư Hoàng Trung Hải: "Tự chủ đại học là bước đi dũng cảm"

Bí thư thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải, cũng là một cựu sinh viên, đã có buổi làm việc tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội ngày 23/12.

"Tự chủ đại học không phải chiếc đũa thần"

"Tự chủ đại học không phải chiếc đũa thần"

Tự chủ đại học đang được mong đợi là chiếc đũa thần cho sự phát triển đại học Việt Nam, nhưng nó còn phụ thuộc rất nhiều vào người cầm chiếc đũa ấy.

"Hiệu quả tự chủ đại học chưa cao"

"Hiệu quả tự chủ đại học chưa cao"

Nâng cao trách nhiệm giải trình, tính minh bạch, công khai được coi là giải pháp nâng cao chất lượng trong điều kiện tự chủ.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Tự chủ đại học là đường một chiều”

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Tự chủ đại học là đường một chiều”

“Tự chủ đại học gần như là đường một chiều, là con đường chúng ta phải đi".

“Tự chủ đại học là thuộc tính của nhà trường”

“Tự chủ đại học là thuộc tính của nhà trường”

Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, khi thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo và Luật Giáo dục đại học, tự chủ đại học được xem là thuộc tính của nhà trường.